Thiết kế mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc bảo vệ thực vật sinh học của nông dân vùng lúa đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Thiết kế mẫu

3.4.1. Xác định đối tượng khảo sát

Việc cụ thể hóa đối tượng khảo sát rất quan trọng, nó quyết định số liệu thu thập có phản ánh đúng bản chất và mục tiêu của nghiên cứu hay không, tránh trường hợp một số lượng mẫu thu thập có những đặc trưng của đối tượng, có thể dẫn

đến sai lệch thang đo, từ đó ảnh hưởng đến thơng tin được thu thập và kết quả phân tích. Cuộc khảo sát tiến hành thơng qua thăm dị ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau về giới tính, trình độ học vấn, thâm niên canh tác.

3.4.2. Xác định kích thước mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp nhân tố khám phá EFA với 25 biến quan sát. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.

Theo Hair và các cộng sự (2006), trích trong Nguyễn Đình Thọ, (2011), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn hết là từ 100 và tỉ lệ số quan sát/ biến đo lường là 5/1, tức là n = số biến đưa vào phân tích x 5. Ở nghiên cứu này có 25 biến quan sát, vậy số mẫu tối thiểu n = 25 x 5 = 125.

Để phân tích hồi qui bội một cách tốt nhất, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng cơng thức n> 50 + 8m (m: số biến độc lập). Nghiên cứu này gồm 5 biến độc lập nên số mẫu tối thiểu phải là n = 90.

Dựa trên các lý thuyết về số mẫu nghiên cứu như trên, kích thước mẫu tối thiểu là 125. Tác giả tiến hành khảo sát với 300 đối tượng, để đảm bảo độ tin cậy và số mẫu sạch thu được.

3.4.3. Kỹ thuật lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu là lấy mẫu thuận tiện. Để đảm bảo tỉ lệ nông dân trải đều một cách tương đối ở khắp 13 tỉnh ĐBSCL, phương pháp lấy mẫy theo định mức được áp dụng. Trong 13 tỉnh ĐBSCL chia thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất có diện tích lớn gồm 7 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang và nhóm thứ hai có diện tích nhỏ hơn gồm 6 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau. Đối với nhóm 7 tỉnh có diện tích lớn thì mỗi tỉnh khảo sát trên 30 đối tượng, nhóm 6 tỉnh cịn lại mỗi tỉnh khảo sát 15 đối tượng.

Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phỏng vấn trực tiếp có nhiều ưu điểm như: linh hoạt, quan trọng là có thể xác định đúng đối tượng nghiên cứu và có thể giải thích thêm cho đối tượng những thắc mắc liên quan đến nội dung khảo sát, nhờ đó tỉ lệ trả lời đầy đủ sẽ cao. Nhưng nhược điểm là câu trả lời có thể sai lệch do ảnh hưởng của người phỏng vấn và môi trường phỏng vấn. Phiếu thăm dị ý kiến được thu thập thơng qua các kênh sau:

- Thu thập dữ liệu tập trung: tác giả trực tiếp tham dự các buổi hội thảo của nông dân do Công ty TNHH TM Tân Thành tổ chức, phát phiếu và giải thích cho người nơng dân nắm được mục đích cũng như các thơng tin trong phiếu, trực tiếp trả lời các thắc mắc của người được phỏng vấn. Tiến hành tại Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre. Dự kiến mẫu thu được là 60%.

- Thu thập dữ liệu qua nhiều cấp: tác giả gửi phiếu thăm dò cho những đồng nghiệp, giải thích kỹ cho người phỏng vấn trung gian hiểu nội dung để có thể giải thích lại cho người nơng dân được phỏng vấn một cách đúng nhất. Tiến hành tại Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Dự kiến mẫu thu được là 40%.

3.5. Tóm tắt

Trong chương 3, tác giả đã trình bày qui trình nghiên cứu, xây dựng thang đo và thiết kế mẫu. Sử dụng thang đo khoảng Likert mức độ từ 1-5 để xây dựng thang đo cho 6 khái niệm thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm sốt hành vi, mối quan tâm đến mơi trường, giá trị của giá cả, ý định mua thuốc BVTV sinh học. Và các thang đo định tính như giới tính, trình độ học vấn, thâm niên canh tác để kiểm tra sự khác biệt lên ý định mua. Quá trình nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn tay đôi với 5 chuyên gia để hiệu chỉnh thang đo lần 1, sau đó phỏng vấn lần 2 với n = 10 để đánh giá mức độ dễ hiểu, rõ ràng của bảng câu hỏi, từ đó thiết kế phiếu khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện,

phân bổ theo định mức ở 13 tỉnh thành ĐBSCL, lấy mẫu thông qua phỏng vấn trực tiếp. Có 300 bảng khảo sát được gửi đi.

Kết quả thu về sẽ được làm sạch và xử lý số liệu, bằng phần mềm hỗ trợ SPSS 16.0, sau đó phân tích và đưa ra kết quả. Các bước này được được trình bày ở chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thuốc bảo vệ thực vật sinh học của nông dân vùng lúa đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)