Nội dung chương này sẽ đánh giá tổng quan về cách thức triển khai cũng như kết quả thực hiện của năm chính sách XĐGN mà Tỉnh đã áp dụng trong thời gian qua.
4.1 Tổng quan cách thức triển khai chính sách các chính sách XĐGN
Các chính sách XĐGN của Tỉnh nằm trong khuôn khổ hệ thống chính sách, chiến lược XĐGN chung của quốc gia (Phụ lục 3). Mục tiêu chính là tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có thể tiếp cận các nguồn lực sản xuất, dịch vụ xã hội, góp phần cải thiện đời sống.
Về tổng thể, các chính sách XĐGN tại Trà Vinh khá toàn diện, thể hiện ở sự hỗ trợ trên nhiều phương diện: vốn, nhà ở, giáo dục, y tế, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng,… Cụ thể, Tỉnh đã triển khai một số dự án thuộc Đề án giảm nghèo như: dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, ấp đặc biệt khó khăn; dự án hỗ trợ đầu tư các cơ sở dạy nghề, đào tạo dạy nghề cho lao động nơng thơn; dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo; đề án cấp điện cho các ấp, khóm chưa có điện.
Việc triển khai các chính sách giảm nghèo tại Trà Vinh được triển khai theo một quy trình chung từ triển khai chính sách đến thực thi và cuối cùng là đánh giá và báo kết quả như Hình 4.1.
Căn cứ vào văn bản từ Trung Ương, UBND Tỉnh sẽ lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp Tỉnh. Và nhiệm vụ đầu tiên của các Ban này là triển khai đến đội ngũ cán bộ nguồn tại các huyện. Thời gian triển khai/tập huấn phụ thuộc vào tính phức tạp của chính sách, số lượng của đối tượng. Nếu chính sách đơn giản hơn thì sẽ có văn bản hướng dẫn đi kèm với chính sách. Huyện sẽ thành lập BCĐ cấp huyện và tập huấn triển khai chính sách theo quy trình trên.
Hình 4.1 Quy trình triển khai chính sách XĐGN của Tỉnh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phỏng vấn)
Sau khi chính sách được triển khai, giai đoạn tiếp theo là thực thi chính sách. Cơng việc này gặp nhiều khó khăn trong thực tế, bởi chính chúng ta vẫn phàn nàn rằng các chính sách được xây dựng thì hợp lý nhưng cơng tác thực thi lại khơng đúng với mục tiêu, đối tượng.
Ban chỉ đạo XĐGN cấp Tỉnh Tập huấn, triển khai chính sách cho các cán bộ cấp Huyện Thành lập BCĐ cấp Huyện Huyện tổ chức tập huấn, triển khai chính sách cho cán
bộ cấp xã
Xã thành lập BCĐ giảm nghèo, phân công phụ trách địa bàn và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thành viên BCĐ,
điều tra viên ĐTV tiến hành ra soát hộ nghèo, lập danh sách đối tượng thuộc diện nhận hỗ trợ Họp Ban tự quản, các đoàn thể ở các ấp để thống nhất danh sách ĐTV đến từng hộ khảo sát để xác minh lại thông tin Tổ chức họp dân thông báo công khai danh sách hộ
nghèo được nhận hỗ trợ, lấy ý kiến và chốt danh sách
Gửi danh cho BCĐ cấp xã và BCĐ thực hiện phúc tra lại từng hộ BCĐ cấp xã họp, xem xét và phê duyệt gửi danh sách về BCĐ cấp huyện để tổng hợp, sau đó trình lên BCĐ tỉnh Thực thi chính sách Đánh giá và báo cáo kết quả
Bên cạnh đó, khơng phải mọi cán bộ thực hiện nhiệm vụ đều có đủ năng lực và cái tâm để thực hiện. Theo lời của Chủ tịch UBND xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú: “mặc dù đã có
chuẩn hộ nghèo nhưng việc xác định vẫn gặp khó khăn, bởi người dân “ln muốn mình nghèo” để mong nhận được các hỗ trợ”.
Cuối năm, Sở LĐTB&XH Trà Vinh sẽ yêu cầu các BCĐ thực hiện rà soát và đánh giá lại tiến độ thực hiện chính sách ở các địa phương. Tuy nhiên, kết quả báo cáo đánh giá hiệu quả của các chính sách chưa được quan tâm, hoặc đánh giá theo kiểu chung chung: “đạt
được kết quả đáng khả quan, đáng khích lệ”. Các con số từ các kết quả báo cáo chỉ là bề
nổi của vấn đề giảm nghèo, nhưng vấn đề thực chất là hiệu quả của chính sách chưa được nhìn nhận theo hướng tích cực, chẳng hạn:“đã giải ngân cho hộ nghèo vay vốn phát triển
sản xuất 8.500 hộ nghèo, với số tiền 97.300 triệu đồng (trong đó, 4.212 hộ nghèo mới vay lần đầu, với số tiền 32.500 triệu đồng) đạt 100% kế hoạch năm” (Sở LĐTB&XH Trà
Vinh, 2013). Nhưng những kết quả như: bao nhiêu hộ sử dụng hiệu quả số vốn được vay? Số vốn này nếu khơng mang lại hiệu quả thì do ngun nhân nào? thì khơng được thể hiện trong báo cáo. Hơn nữa, tỷ lệ thoát nghèo của các xã hàng năm đều được các cấp phía trên giao khốn. BCĐ xã sẽ căn cứ tỷ lệ này mà tiến hành rà soát, xét chọn những HGĐ thuộc diện thoát nghèo mà không xuất phát từ điều kiện thực tế của gia đình đó.
4.2 Tổng quan kết quả thực hiện một số chính sách XĐGN ở Tỉnh 4.2.1 Hỗ trợ tín dụng ưu đãi 4.2.1 Hỗ trợ tín dụng ưu đãi
Hỗ trợ tín dụng là một nội dung hết sức quan trọng trong các chính sách XĐGN của địa phương. Mục tiêu là nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay để tổ chức hoạt động sản xuất hoặc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục cho hộ. Nguồn tín dụng cho hộ nghèo vay chủ yếu từ hai nguồn chính: nguồn quỹ XĐGN (thực hiện theo các Đề án giảm nghèo bền vững) và các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Tại Tỉnh, nguồn tín dụng của quỹ XĐGN được chuyển cho NHCSXH quản lý trực tiếp. Theo đó, hộ nghèo/cận nghèo có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với các Tổ tự quản, Hội nông dân hoặc Hội phụ nữ làm thủ tục vay vốn. Sau khi được tập thể Tổ họp xét công khai và lập danh sách trình BCĐ giảm nghèo tại xã/phường xét duyệt, NHCSXH sẽ kết hợp với các tổ
chức Hội thực hiện cho vay. Hiện tại, NHCSXH đang thực hiện cho hộ nghèo/cận nghèo vay vốn theo 3 chương trình tín dụng lớn và phương thức cho vay chính là ủy thác qua các tổ chức Hội.
- Cho vay hộ nghèo/cận nghèo: cho HGĐ thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo theo quy
định của Chính phủ từng thời kỳ, mức vay tối đa không quá 30 triệu đồng
- Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn: nhằm hỗ trợ cho các hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo. Mức cho vay tối đa của chương trình là khơng q 8 triệu đồng/hộ, với mức lãi suất 1,2%/năm và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở: trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo theo Quyết định số
167/2008/QĐ-TTg để có nhà ở ổn định, an tồn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần XĐGN. Mức vay vốn tối đa là 8 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm với thời gian 10 năm, trong đó ân hạn 5 năm đầu.
Theo kết quả báo cáo giảm nghèo giai đoạn 2011-2013 của Sở LĐTB&XH Trà Vinh, NHCSXH đã giải ngân cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất 8.500 hộ nghèo với số tiền 97.300 triệu đồng và 2.150 hộ cận nghèo với số tiền 20.500 triệu đồng. Đối với Quyết định 54/TTg, NHCSXH đã cho hộ nghèo DTTS trong Tỉnh vay với tổng số tiền là 35.930 triệu đồng. Thực hiện giải ngân theo Quyết định 167/TTg đến thời điểm này cho vay là 83.888 triệu đồng để hỗ trợ hộ nghèo xây cất nhà ở.
4.2.2 Hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất
Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở/sản xuất cho người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS, rất được sự quan tâm của Tỉnh, vì đa phần hộ nghèo DTTS ở Trà Vinh đều khơng có đất canh tác, chủ yếu là làm thuê trong nông nghiệp, nhà ở thì sụp xệ. Nhằm hỗ trợ hộ nghèo cải thiện điều kiện nhà ở hoặc đất canh tác để họ có thể “an cư, lạc nghiệp”, cải thiện và ổn định cuộc sống, Tỉnh đã thực hiện 3 chương trình hỗ trợ nhà/đất như:
- Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg: mức giao đất sản xuất tối thiểu một
hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ hoặc 0,5 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đối với đất ở, mức giao tối thiểu 200 m2/hộ. Còn về nhà ở, Ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ, căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng.
- Hỗ trợ cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn thường trú ổn định từ 1 năm
theo Quyết định 74/2008/QĐ/TTg: hạn mức giao đất ở sẽ căn cứ quỹ đất và khả năng ngân
sách địa phương mà UBND Tỉnh sẽ quyết định, và mức hỗ trợ để mua đất cấp trực tiếp là 10 triệu đồng/hộ (trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 8 triệu đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 2 triệu đồng). Đối với đất sản xuất, mức giao tối thiểu như Quyết định 134 hoặc mức hỗ trợ mua đất khơng q 20 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách trung ương cấp 10 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng với mức khơng q 10 triệu đồng/hộ theo hình thức vay tín chấp trong thời gian 5 năm với lãi suất bằng 0%.
- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg: mức hỗ trợ
cho mỗi hộ là 7,2 triệu đồng (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ) và đồng thời hộ sẽ được vay tín dụng để hỗ trợ cất nhà ở từ NHCSXH như đã nói ở trên. Quy trình xét duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách được Trưởng thơn, ấp dựa trên danh sách đăng ký nhu cầu của hộ, phối hợp với đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ấp, cán bộ địa chính xã kiểm tra thực trạng đất ở của các hộ đăng ký, lập biên bản kiểm tra và tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, công khai, minh bạch. UBND cấp xã tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo UBND cấp huyện để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Kết quả triển khai Quyết định 134, UBND tỉnh triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng 13.182 căn nhà, với tổng kinh phí là 81,995 tỷ đồng (trong đó, đồng bào DTTS là 12.105 hộ). Theo Quyết định số 74, Tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 183 hộ, đất sản xuất cho 149 hộ, giải quyết việc làm cho 296 hộ, chuyển đổi nghề cho 353 lao động, tổng kinh phí 5,267 tỷ đồng. Với Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, Tỉnh đã xây dựng 28.048 căn (trong đó có
12.186 hộ là đồng bào DTTS), với tổng kinh phí 551.180 tỷ đồng (Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013).
4.2.3 Trợ cấp giáo dục
Với mục tiêu nâng cao trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp cho hộ nghèo/cận nghèo hướng tới thốt nghèo bền vững, chính sách trợ cấp giáo dục nhấn mạnh vào hai nội dung cơ bản: i) miễn giảm 100% học phí và tiền cơ sở vật chất cho học sinh – sinh viên (HSSV), và ii) cho học sinh sinh viên (HSSV) có hồn cảnh khó khăn vay thơng qua NHCSXH, cụ thể hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng HSSV, người lao động có nhu cầu học nghề, với mức vay tùy theo quy định của Chính phủ ở từng thời kỳ mức cho vay tối đa 1 triệu đồng/tháng (10 triệu đồng /năm học).
Theo đó trong thời gian qua, Tỉnh đã miễn giảm học phí cho 62.811 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo với số tiền trên 7,179 tỷ đồng; cấp bù học phí và chi phí học tập 180.805 lượt em học sinh, sinh viên hộ nghèo, kinh phí 80,428 tỷ đồng; hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó được 21.928 trường hợp, với số tiền 2.593 triệu đồng. (Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013)
4.2.4 Trợ cấp y tế
Một trong những nguyên nhân đẩy HGĐ rơi vào cảnh nghèo và khó thốt khỏi vịng lẫn quẩn nghèo là gánh nặng chi phí y tế. HGĐ có người bệnh khơng những mất đi nguồn thu nhập mà cịn chịu thêm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh nên nghèo lại nghèo hơn. Để hỗ trợ các hộ nghèo/cận nghèo giảm thiểu khoản chi phí này, Tỉnh hiện đang thực hiện hai chính sách: i) Hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm y tế (BHYT) theo Quyết định số 139/2002/QĐ- TTg và ii) Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn, tiền xăng xe đi lại cho người nghèo trong thời gian nằm viện điều trị theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg.
Trình tự triển khai chính sách cũng bắt đầu từ đơn vị ấp lập danh sách đối tượng hộ nghèo hưởng chế độ gửi cho UBND xã. UBND xã sẽ thẩm định lại và gửi lên Phòng LĐTB&XH huyện tổng hợp trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt danh sách mua và cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo. Phịng LĐTBXH cấp huyện có tránh nhiệm gửi Quyết định phê duyệt kèm
theo danh sách cho Ban Quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh và thực hiện ký hợp đồng mua thẻ BHYT cho các đối tượng hộ nghèo theo quy định.
Kết quả thực hiện chính sách 2011-2013, Tỉnh đã cấp 1.035.760 thẻ bảo hiểm y tế (trong đó 527.685 thẻ cho người thuộc hộ nghèo, 413.157 thẻ cho người dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo 94.918 thẻ) kinh phí 524,121 tỷ đồng; các cơ sở y tế đã khám, chữa bệnh cho 1.037.933 lượt người nghèo, số tiền 150,372 tỷ đồng (Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013)
4.2.5 Chính sách hỗ trợ tiền mặt
Ngồi các chính sách trên, Tỉnh cịn áp dụng các chính sách hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ giá điện (mức 30.000 đồng/tháng/hộ), tiền tết, trợ cấp lương thực,… vào các dịp lễ tết hay thiên tai, mất mùa. Theo đó, Tỉnh đã cấp hỗ trợ giá điện cho 152.418 lượt hộ nghèo, với kinh phí hỗ trợ là 43.266 triệu đồng; cấp tiền trợ cấp khó khăn cho 58.158 hộ nghèo với số tiền 14.539 triệu đồng; chi trả trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cho 75.730 lượt đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí chi trả 155.091 triệu đồng. Một số hoạt động khác như: cứu trợ đột xuất được 22.886 lượt hộ với 71.916 nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói và giáp hạn trong dịp tết, kinh phí cứu trợ gạo quy ra tiền là 13,164 tỷ đồng. (Sở LĐTB&XH Trà Vinh, 2013)
Tóm tắt chương, chương này tập trung đánh giá tổng quan về kết quả thực hiện của năm
chính sách XĐGN. Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các chính sách đều đươc thực hiện rộng khắp cả tỉnh và tiến độ triển khai, giải ngân đúng với kế hoạch của Tỉnh.
Chương 5 : TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày sơ lược về bộ dữ liệu nghiên cứu, đồng thời thể hiện kết quả và thảo luận của tác giả về kết quả nghiên cứu, đặc biệt phân tích sâu năm chính sách XĐGN.
5.1 Mô tả sơ lược về số liệu nghiên cứu
Các đặc tính khác nhau giữa hai nhóm hộ ở bốn huyện trong Tỉnh được trình bày sơ lược qua Bảng 4.1 sau:
Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến định lượng trong mơ hình
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ thốt nghèo
Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi chủ hộ 132 45,2 10,9 18 76 42 51,7 11,1 31 77 Số năm đi học của chủ hộ Tỷ lệ người phụ thuộc (%) 132 3,4 3,5 0 14 42 5 2,9 0 11 132 1,1 0,9 0 6 42 0,5 0,4 0 1,5 Quy mô hộ 132 4,1 1,2 2 9 42 3,9 1,2 2 7 Diên tích đất bình qn