Chính sách giá:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại dịch vụ Kim Trang (Trang 25 - 28)

Sản phẩm nữ trang nhập từ Italy

2.3.2Chính sách giá:

Giá cả có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tái sản xuất, nó là khâu thể hiện kết quả của các khâu khác. Mặc dù nhìn chung trên thị trường: cạnh tranh giá cả đã chuyển sang cạnh tranh chất lượng và thời hạn giao hàng, nhưng nhiều lúc, nhiều nơi và trên nhiều lĩnh vực, cạnh tranh giá cả vẫn xảy ra gay gắt. Giá cả là lĩnh vực thể hiện sự cạnh tranh giành lợi ích kinh doanh và vị trí độc quyền của các công ty.

Trong thời gian qua chiến lược giá cả của công ty Kim Trang dựa trên hai cơ sở sau:

Xác định chi phí và lợi nhuận của công ty. Theo cách này, giá bán được định sao cho công ty có thể trang trải được toàn bộ phí tổn mà có một số lãi dựa trên cơ sở phần trăm doanh số

Chính vì thế người làm công tác định giá đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định, theo sát giá thị trường trong và ngoài nước để đưa ra mức giá có thể chấp nhận và đảm bảo việc kinh doanh có lãi cao.

Căn cứ để tính giá:Phí sản xuất bao gồm:

• Phí nguyên liệu

• Phí nhân công

• Phí vận chuyển (đối với các sản phẩm hàng nhập)

• Lãi vay ngân hàng (nếu công ty có sử dụng tiền vay ngân hàng để sản xuất hay thu mua nguyên vật liệu thì phải tính vào chi phí này).

• Thuế nhập khẩu (đối với các sản phẩm hàng nhập) • Lãi ước tính do công ty đưa ra

Ngoài ra công ty có thể tính chi phí cho tất cả các lô hàng nhập khẩu, kể cả lợi nhuận đồng thời xem xét tình hình cạnh tranh trên thị trường trước rồi sau đó mới tiến hành chào giá.

Công ty Kim Trang xác định rõ mục tiêu trong quá trình hình thành giá sản phẩm đó là:

Đảm bảo sống sót

Đối với các sản phẩm mới, công ty vẫn chưa thực sự đo lường được mức độ nhu cầu của khách hàng và để đảm bảo việc làm cho nhân viên và tiêu thụ hàng hóa của mình công ty buộc phải định giá thấp hơn một chút so với các sản phẩm khác. Sống sót quan trọng hơn lợi nhuận. Để sống sót khi bị rơi vào tình cảnh khó khăn công ty đã áp dụng những chương trình nhượng bộ về giá.

Tăng tối đa hóa lợi nhuận:

Công ty đã tiến hành đánh giá nhu cầu và các chi phí cho các mức giá khác nhau và lựa chọn mức giá đảm bảo thu lợi nhuận trước mắt với tiền mặt tối đa và bù đắp tối đa các phí tổn. Trong trường hợp này thì đối với công ty các chỉ tiêu tài chính trước mắt quan trọng hơn những chỉ tiêu lâu dài.

Công ty Kim Trang tính toán giá theo phương pháp “chi phí bình quân cộng lãi”:

Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất bằng cách tính thêm một khoản tăng vào giá thành của hàng hóa.Mức phụ giá thay đổi trong một khoảng rất rộng tùy theo sản phẩm.Khi áp dụng phương pháp tính giá này công ty sẽ không phải luôn luôn điều chỉnh giá tùy theo sự biến động của nhu cầu.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá:

Tình hình cạnh tranh trong nước:

Chính vì nền kinh tế thị trường luôn luôn vận động và phát triển cộng thêm chính sách mở cửa hội nhập với nước ngoài của chính phủ đã làm cho thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng ra. Do đó nhiều công ty cũng mở rộng qui mô hoạt động, mặt hàng ngày một đa dạng nhằm gia tăng sức cạnh tranh với đối thủ. Ví dụ như: trước đây, các công ty chỉ hoạt động trong một ngành như ngành dệt thì nay họ mở rộng sang cả lĩnh vực may mặc, còn các doanh nghiệp trước đây chỉ chuyên về vàng miếng thì nay cũng lấn sang chế tác nữ trang.

Những năm trước đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm mua sắm vàng có ưu thế nhất trong cả nước . Và đến nay theo thống kê mới nhất số lượng doanh nghiệp kinh doanh vàng đã là 8000 doanh nghiệp trong thành phố.

Qua đó ta thấy tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, trước đây một doanh nghiệp chỉ cạnh tranh với một hoặc hai đối thủ trong ngành nhưng bây giờ họ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Điều này càng chứng tỏ qui luật khắt khe của nền kinh tế thị trường “mạnh thì sống, yếu thì chết” khác hẳn so với thời kì bao cấp. Các công ty không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn cạnh tranh về giá cả sản phẩm.

Chính vì lẽ đó tình hình cạnh tranh trong nước cũng góp phần làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc định giá cho sản phẩm của công ty

Tình hình cạnh tranh mang yếu tố nước ngoài

Đối với mặt hàng nữ trang gia công hiện nay công ty Kim Trang đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt về giá do các sản phẩm nữ trang nhập từ Trung Quốc.

Trong khi vàng trang sức của công ty phải nhập khẩu với giá cao, đặc biệt là dòng vàng trắng cao cấp thì vàng Trung Quốc giá thấp đang bắt đầu khai thác thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Không giống với những sản phẩm trang sức bị tính giá gia công từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng tùy kiểu, những sản phẩm nữ trang nhập từ Trung Quốc thường được miễn phí gia công nên giá thành phẩm rẻ hơn.

Mặc dù công ty xác định rõ vàng nữ trang Trung Quốc không thể cạnh tranh được với công ty bởi vướng một số hạn chế về bảo hành, thu đổi, chính sách hậu mãi. Nhưng với những lợi thế không mất tiền “gia

công”, giá cực rẻ..công ty cũng nhận thấy các sản phẩm nữ trang Trung Quốc ngày càng có lợi thế để bước vào thị trường Việt Nam.

Do đó công ty đã giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết để giá cả của công ty có thể cạnh tranh hơn so với các đối thủ của mình.

Trong tình hình kinh tế như hiện nay, giá vàng cứ leo lên rồi tuột xuống mỗi ngày, công ty đã chủ động thay đổi giá sau khi đã xây dựng cho mình một hệ thống giá riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ động giảm giá: Khi giá vàng trong nước giảm mạnh, công ty buộc phải điều chỉnh giá sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra công ty còn sử dụng phương thức này nhằm để giành vị trí khống chế thị trường.

Chủ động tăng giá:Tuy tăng giá sẽ gây bất bình cho người tiêu dùng nhưng việc tăng giá thành công sẽ làm tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Nhất là khi giá vàng lên cao dẫn đến lạm phát triền miên, công ty buộc phải điều chỉnh giá để không ảnh hưởng đến định mức lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại dịch vụ Kim Trang (Trang 25 - 28)