Hội tụ lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK tiếp cận từ mô hình spatial econometrics (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG BIẾN

4.2. Nhóm biến đo lường mối liên kết tài chính

4.2.7. Hội tụ lãi suất

Mức độ ngang bằng lãi suất giữa các quốc gia phản ánh khả năng tự do luân chuyển vốn giữa chúng, bằng chứng cho sự tồn tại của Arbitrage. Asgharian et al. (2013) sử dụng độ khác biệt lãi suất danh nghĩa cho thấy hệ số này có tác động tích cực đến tính biến động cùng hướng giữa các thị trường. Kết quả đo lường với điều chỉnh theo ngang giá sức mua cũng cho kết quả tích cực.

Nghiên cứu của Moore and Wang (2014) cũng cho thấy sự khác biệt lãi suất (interest rate differentials) có tác động tích cực đến tính đồng biến giữa thị trường chứng khoán các nước châu Á với Mỹ, đặc biệt là các nước phát triển.

Nghiên cứu này sử dụng lại đo lường của Asgharianet al. (2013), nhưng lấy chênh lệch lãi suất cho vay danh nghĩa hằng tháng rồi tính trung bình trong thời kỳ nghiên cứu.

, = | − |

=∑ ,

Ma trận W cũng được chuẩn hoá: W={ =

∑ }NxN

4.2.8. Mở cửa thị trường vốn, Hội nhập tài chính – KaOpen song phương (Bilateral KaOpen)

Beine and Candelon (2011) sử dụng dữ liệu bảng cho 25 quốc gia đang phát triển với 15 năm cho thấy thương mại song phương và cải cách tự do hố tài chính có tác động tích cực đến mức độ liên kết song phương giữa các thị trường chứng khoán. Didier et al. (2011) cho rằng yếu tố chính tạo nên sự đồng bộ giữa các thị trường chứng khoán là các cầu nối tài chính chứ thương mại khơng đóng vai trò quan trọng. Walti (2005) lại cho rằng cả hội nhập tài chính và thương mại song phương đều có tác động dương đến tính chất đồng bộ hoá chu kỳ kinh tế, thị trường chứng

Hội nhập tài chính được đo lường thông qua chỉ số KAOPEN do Chinn and Ito (2008) đề xuất và được cập nhật hằng năm dựa trên các cam kết pháp lý của các quốc gia được đánh giá. Một quốc gia có chỉ số này cao ngụ ý quốc gia đó kiểm sốt vốn ít, các dịng vốn tự do ln chuyển vào ra. Như thế có thể đặt giả thuyết quốc gia có độ mở tài khoản vốn cao thì thị trường chứng khốn quốc gia đó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường quốc tế. Nói cách khác, KAOPEN có tác động tích cực đến tính đồng bộ của các thị trường chứng khốn.

KAOPEN được tính tốn dựa trên các cam kết của quốc gia đó, do vậy nó ngụ ý cho một quốc gia đối với tồn thế giới chứ khơng cho một quốc gia đối với một quốc gia khác, do vậy khi áp dụng vào nghiên cứu ảnh hưởng của mở cửa thị trường vốn, tôi đề xuất một đo lường song phương (bilateral) dựa trên chỉ số này.

, = , = , ∗ ,

- BKaOpenij,t, Fij,t: Hội nhập tài chính song phương giữa quốc gia i với quốc gia j,

- KaOpeni,t, KaOpenj,t: Chỉ số KAOPEN quốc gia i và j tại năm t theo Chinn and Ito (2008)

Chỉ số này sẽ phản ánh được mức độ mở thị trường vốn song phương giữa các quốc gia. Quốc gia i có mức độ mở cao hơn quốc gia j theo KaOpen thì BKaOpenik,t> BKaOpenjk,t với mọi k – Tức là sự hội nhập song phương của 1 quốc gia k bất kỳ với 2 quốc gia i và j thì nếu quốc gia i có chỉ số KaOpen cao hơn quốc gia j thì hội nhập song phương của k với i lớn hơn hội nhập song phương của k với j. Như thế, mối quan hệ song phương i với j đo lường bằng chỉ số BkaOpen có thể phản ánh tốt sự (cam kết) hội nhập song phương giữa các thị trường.

Thực chất KaOpen với các chỉ tiêu như thương mại, đầu tư, dao động tỷ giá song phương … đều nhằm đo lường sự hội nhập tài chính quốc tế nhưng KaOpen là đo lường lý thuyết (de jure) dựa trên các cam kết của mỗi chính phủ về mở cửa tài khoản vốn và hạn chế giao dịch kiểm sốt vốn thì các đo lường cịn lại là các đo lường thực tế (de facto), dựa trên giá trị giao dịch thực phát sinh.

Ma trận trọng số khơng gian W được tính tốn như các đo lường trước. W={ =

∑ }NxN

Do cách tính mà BKaOpenij, t = BKaOpenji, t với mọi i,j. Song khi ma trận W được chuẩn hố thì wij có thể khác wji vì Fij = Fji nhưng ∑kFik có thể khác ∑kFjk.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK tiếp cận từ mô hình spatial econometrics (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)