So sánh tiêu chí phân loại DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội việt nam (Trang 52 - 59)

Theo NĐ 56 của Chính Phủ Tại MB

Điểm chung

Có cùng tiêu chí phân loại là Tổng nguồn vốn (tương đương tổng tài sản trên Bảng Cân đối kế tốn)

Điểm khác biệt

Có 02 tiêu chí phân loại: là Tổng nguồn vốn và số lao động

- Có 03 tiêu chí chính phân loại: vốn điều lệ, tổng tài sản và doanh thu thuần.

- Ngồi ra cịn có các tiêu chí liên quan đến quy mơ cấp tín dụng, quy mơ tiền gửi của khách hàng.

Quy mô tổng nguồn vốn tối đa là: 100 tỷ đồng

- Quy mô tổng tài sản tối đa là: 500 tỷ đồng

Có phân loại khách hàng DNVVN theo ngành nghề.

- Khơng có tiêu chí phân loại KH SME theo ngành nghề.

2.2.1.2 Phân loại dựa vào xếp hạng tín dụng

Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại MB bao gồm 02 nhóm: nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

* Nhóm chỉ tiêu tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu được xem xét bao gồm:

nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ; nhóm chỉ tiêu thu nhập.

* Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định lượng và định tính, bao gồm các nhóm: khả năng trả nợ của doanh nghiệp; trình độ quản lý và môi trường nội bộ; quan hệ với ngân hàng; các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Tổng hợp điểm từ hai nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ là căn cứ để phân loại khách hàng thành các nhóm chi tiết như sau:

Tổng số điểm

Xếp hạng Phân loại nợ

Từ Đến

91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Đủ tiêu chuẩn

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Cần chú ý

61 65 BB Cần chú ý

56 60 B Dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nghi ngờ

41 45 C Nghi ngờ

0 40 D Có khả năng mất vốn

hàng bao gồm: số lượng lao động, doanh thu thuần, nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu xác định quy mơ được tính theo thang điểm từ 1 đến 8. Quy mô của khách hàng được xác định trên cơ sở điểm tổng hợp của 04 chỉ tiêu trên, cụ thể như sau:

- Quy mô lớn: từ 22 – 32 điểm

- Quy mô vừa: từ 12 – 21 điểm

- Quy mô nhỏ: < 12 điểm

Tổng hợp điểm xếp hạng theo quy mơ và chất lượng nhóm nợ, khách hàng sẽ được phân thành các nhóm: khách hàng AAA quy mơ lớn/ vừa/ nhỏ; AA quy mô lớn/ vừa/ nhỏ; A quy mô lớn/ vừa/ nhỏ và tương tự cho khách hàng thuộc các nhóm cịn lại.

2.2.2 Chính sách tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2010-2012 TMCP Quân Đội giai đoạn 2010-2012

2.2.2.1 Định hướng chính sách chung

Trong giai đoạn 2010-2012, MB chủ trương phát triển tín dụng trên nguyên tắc chọn lọc, thận trọng, an tồn, hiệu quả và chất lượng tín dụng đặt lên hàng đầu.

Hoạt động tín dụng phải dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, thẩm định chặt chẽ và thiết kế các khoản cấp tín dụng phù hợp, đặc biệt chú ý năng lực tài chính, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn… và đạo đức của khách hàng.

Trước sự bất ổn của thị trường, MB chủ trương thực hiện đề cao cảnh giác đối với các tác động xấu của thị trường như vỡ nợ, tín dụng đen, cị tín dụng, cấp tín dụng nhóm khách hàng có năng lực yếu trong giai đoạn hiện nay và nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Ngân hàng TMCP Quân Đội chủ trương tăng trưởng tín dụng đi đôi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững. Việc cấp tín dụng, giải ngân cho khách hàng đều bám sát chỉ tiêu huy động vốn. Đây chính là nền tảng phát triển tín dụng lâu dài. Cơng tác phát triển tín dụng nhằm đáp ứng ổn định nhu cầu khách hàng mục tiêu, khách hàng truyền thống nhưng phải đảm bảo phát triển khách hàng mới, không tập trung dư nợ quá

lớn vào một khách hàng/ nhóm khách hàng. Cơng tác phát triển tín dụng phải đảm bảo khai thác tối ưu các dịch vụ khác của MB thông qua cung cấp cho khách hàng sản phẩm, gói sản phẩm đầy đủ, đa dạng nhằm đạt hiệu quả thu nhập tốt nhất, góp phần dịch chuyển tăng thêm doanh thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cấp tín dụng.

2.2.2.2 Chính sách đối với từng nghiệp vụ cấp tín dụng

Trên cơ sở chính sách kích cầu, chính sách tài khóa của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển mục tiêu hỗ trợ khai thơng dịng vốn với các sản phẩm tín dụng phù hợp có mức lãi suất thấp, ngân hàng TMCP Quân Đội chú trọng nghiên cứu các chương trình, sản phẩm phù hợp để phát triển khách hàng mới có tiềm năng và hiệu quả cao. Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, MB chủ trương phát triển như sau:

2.2.2.2.1 Về hoạt động cấp tín dụng

- Về kỳ hạn cấp tín dụng: MB tập trung cấp tín dụng ngắn hạn để đẩy nhanh vịng quay vốn tín dụng, trong đó ngân hàng ưu tiên đối với các khoản vay có thời gian vay dưới 04 tháng. Trường hợp cấp tín dụng trung hạn, Mb ưu tiên xem xét cấp tín dụng trung hạn (=< 5 năm) đối với các phương án/ dự án cấp tín dụng tăng năng lực thiết bị, năng lực sản xuất hàng năm đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu, hàng thiết yếu và khách hàng có hoạt động vay vốn lưu động và sử dụng các dịch vụ của MB. MB hạn chế đối với các trường hợp vay trung dài hạn trên 10 năm.

- Về đối tượng/ ngành nghề/ lĩnh vực cấp tín dụng

MB ưu tiên cấp tín dụng đối với các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực sau:

+ Khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn, có kim ngạch xuất khẩu lớn và khách hàng thuộc chuỗi cung ứng của các khách hàng này.

+ Các khách hàng sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu ủy thác: tập trung tiếp cận và khai thác đối với các doanh nghiệp trên địa bàn có kim ngạch xuất khẩu lớn, uy tín trong các giao dịch, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tại MB.

+ Các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực phân phối, có vịng quay vốn lưu động nhanh, có dịng tiền luân chuyển qua hệ thống ngân hàng. Tập trung phát triển các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, dầu khí, than, dược phẩm, lương thực-thực phẩm, kinh doanh siêu thị, đồ gia dụng, dịch vụ y tế, thiết bị điện, điện tử, viễn thông… đáp ứng các điều kiện về xếp hạng tín dụng nội bộ của MB, thời gian hoạt động kinh doanh trong ngành và lợi ích mang lại cho MB.

+ Đối với cấp tín dụng lĩnh vực kinh doanh bất động sản: MB không gia tăng tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Lựa chọn tài trợ các dự án sắp hoàn thành theo đúng chủ trương của NHNN về hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để hồn thiện cơng trình. Hạn chế các dự án kinh doanh bất động sản thuộc phân khúc cao cấp, khả năng thanh khoản hạn chế.

Bên cạnh các đối tượng khách hàng doanh nghiệp ưu tiên phát triển tín dụng, MB cũng chủ trương hạn chế cấp tín dụng với các đối tượng khách hàng sau:

+ Khách hàng kinh doanh thương mại phân bón khơng thuộc chuỗi phân phối của các khách hàng đã được MB cấp hạn mức tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh phân bón trừ trường hợp tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng là sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn do MB phát hành.

+ Khách hàng kinh doanh thương mại sắt, thép, inox, xi măng khơng thuộc nhóm khách hàng đã được MB cấp tín dụng .

+ Khách hàng doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ: là những doanh nghiệp có doanh thu năm gần nhất dưới 20 tỷ đồng đồng thời khơng có tài sản bảo đảm hoặc giá trị khoản cấp tín dụng được bảo đảm 100% bằng hàng tồn kho và/ hoặc khoản phải thu.

2.2.2.2.2 Đối với hoạt động bảo lãnh

MB ưu tiên phát triển với các đối tượng khách hàng sau:

+ MB ưu tiên phát triển dịch vụ bảo lãnh đối với các doanh nghiệp quân đội, các phương án/ dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA.

+ Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng: ưu tiên cấp bảo lãnh đối với các chủ đầu tư cấp 1, nhà thầu chính, dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước/ nguồn vốn ODA. MB đặc biệt ưu tiên các nhà thầu thi cơng các cơng trình sử dụng nguồn ngân sách quốc phịng như dự án đường tuần tra biên giới, dự án Đường Đơng Trường Sơn, chương trình Biển Đơng Hải Đảo…

2.2.2.3 Chính sách quản lý chất lượng tín dụng và trích lập dự phịng rủi ro

MB thường xuyên tổ chức tiến hành kiểm tra thực tế, nắm vững khách hàng về thực trạng tài chính, năng lực kinh doanh, tài sản bảo đảm; những khó khăn thực sự của từng khách hàng và giải pháp phù hợp nhất với từng khách hàng, hạn chế thấp nhất phát sinh nợ xấu, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Trên cơ sở rà sốt chất lượng tín dụng của từng khách hàng, MB chủ trương thực hiện triển khai các giải pháp thu hồi nợ xấu, cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, MB cũng chủ trương trích lập dự phịng tn thủ quy định đảm bảo tài chính dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra.

2.2.2.4 Chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng

MB chủ trương xây dựng chính sách lãi suất, phí trên nguyên tắc cạnh tranh, giữ được khách hàng truyền thống, thu hút được khách hàng mới thuộc đối tượng phát triển, xem xét điều chỉnh lãi suất cấp tín dụng, phí dịch vụ đối với khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và đem lại nhiều lợi ích cho MB.

Biểu phí dịch vụ và khung lãi suất cấp tín dụng được điều chỉnh phù hợp theo tình hình thị trường. Tương ứng với nhóm khách hàng DNVVN và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB, mỗi DNVVN sẽ có một mức lãi suất và chính sách phí khác nhau.

2.2.2.5 Chính sách quy mơ và giới hạn tín dụng

Chính sách về quy mơ và giới hạn tín dụng dành cho DNVVN được giới hạn theo từng vùng miền, theo từng khách hàng, giới hạn theo lĩnh vực ngành nghề. Các giới hạn này sẽ được bộ phận quản trị rủi ro của MB thông báo từng thời kỳ theo tình hình chung của nền kinh tế và theo thực tế thực hiện của toàn hệ thống, nhằm đảm bảo các giới hạn cấp tín dụng dành cho nhóm khách hàng DNVVN khơng vượt q quy mô được giao. Căn cứ trên thông báo của bộ phận quản trị rủi ro, từng đơn vị kinh doanh sẽ có cơ sở để tiếp tục phát triển cấp tín dụng đối với những DNVVN thuộc những ngành/ lĩnh vực cịn được mở rộng quy mơ đồng thời hạn chế cấp tín dụng đối với những khách hàng/ nhóm khách hàng vượt quá các giới hạn về cấp tín dụng.

2.3 Đánh giá thực trạng cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.3.1 Thực trạng phát triển cấp tín dụng đối với DNVVN tại MB 2.3.1 Thực trạng phát triển cấp tín dụng đối với DNVVN tại MB

2.3.1.1 Thực trạng hoạt động mở rộng quy mơ cấp tín dụng

2.3.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng số lượng DNVVN

Số lượng DNVVN có quan hệ giao dịch với MB năm 2013 là hơn 41,000 doanh nghiệp; con số này đã tăng trưởng mạnh qua các năm thể hiện chiến lược tập trung mở rộng quan hệ với các DNVVN thay vì quan điểm chỉ phục vụ khách hàng quân đội như ngày đầu mới thành lập ngân hàng. Về số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với MB cũng khơng ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng số lượng khách hàng mới. Tỷ trọng các DNVVN có quan hệ tín dụng với MB so với tổng số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tại MB ln duy trì một tỷ lệ trên 25%. Điều này cho thấy, tỷ lệ DNVVN có quan hệ tín dụng với MB cũng khá cao nhưng tiềm năng khai thác khách hàng của MB còn hạn chế và MB còn nhiều cơ hội để gia tăng hơn nữa hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng này.

Xét riêng các doanh nghiệp cấp tín dụng thì: số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với MB chiếm khoảng 97-98% tổng số khách hàng doanh nghiệp được cấp tín dụng. Để có một cái nhìn tổng qt về thực trạng hoạt động cấp tín dụng đối với DNVVN tại MB, ta xem xét

số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP quân đội việt nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)