Nghiên cứu về ngưỡng lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1986 2013 (Trang 28 - 35)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2 Tổng quan các nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trước đây

2.2.2 Nghiên cứu về ngưỡng lạm phát

Xác định ngưỡng lạm phát là vấn đề rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước. Ngưỡng lạm phát thể hiện tại mức đó nền kinh tế huy động được tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Nghiên cứu của Michael Sarel (1995), nghiên cứu “Ảnh hưởng phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế”. Bằng việc sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và tương ứng với R-squared để ước tính ngưỡng lạm phát. Nghiên cứu sử dụng số liệu hàng năm trong giai đoạn 1970 – 1990 của 87 quốc gia và thấy rằng ngưỡng lạm phát là 8%, vượt qua ngưỡng này lạm phát có tác động tiêu cực với tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu ngưỡng lạm phát cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, Moshsin S. Khan và Abdelhak S. Senhadji (2001) đã sử dụng số liệu về tăng trưởng GDP theo giá so sánh của 140 nước bao gồm cả các nước công nghiệp và các nước đang phát triển trong giai đoạn 1960-1998 để kiểm chứng thực tiễn nhằm trả lời hai câu hỏi: Có tồn tại ngưỡng lạm phát có ý nghĩa trong kiểm chứng thống kê để khi lạm phát cao hơn ngưỡng đó sẽ tác động xấu vào tăng trưởng và tác động của nó khác với tác động khi lạm phát ở mức thấp hơn; Tác động của ngưỡng lạm phát vào tăng trưởng có giống nhau giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Moshsin S. Khan và Abdelhak S. Senhadji sử dụng mơ hình lạm phát dưới dạng logarit và hàm bậc hai tối thiểu phi tuyến tính để kiểm chứng ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng. Do số liệu của các nước đang phát triển không đủ theo thời gian như số liệu của các nước công nghiệp vì vậy những kiểm chứng và phân tích của Khan và Senhadji thực hiện theo các nhóm khơng cân đối. Kết quả của kiểm chứng số cho thấy:

- Khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại ngưỡng lạm phát có ý nghĩa trong kiểm chứng thống kê, khi lạm phát cao hơn ngưỡng sẽ tác động xấu đến tăng trưởng, ngược lại khi lạm phát thấp hơn ngưỡng sẽ không tác động đến tăng trưởng. Lạm phát thấp là một yếu tố quan trọng đảm bảo tăng trưởng bền vững.

- Ngưỡng lạm phát đối với các nước công nghiệp từ 1% - 3%, đối với các nước đang phát triển ở mức 11%-12%.

Như vậy, nghiên cứu của Moshsin S. Khan và Abdelhak S. Senhadji về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không cho biết phương thức tác động của lạm phát vào tăng trưởng kinh tế như thế nào, do đầu tư và việc làm ln được quản lý, vì vậy theo Khan và Senhadji tác động của lạm phát vào tăng trưởng thông qua kênh năng xuất.

Cũng trong nghiên cứu của Atish Ghosh và Steven Phillips (1998), nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế cho rằng khi lạm phát ở mức thấp khoảng 2% - 3%, giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tỷ lệ thuận; khi lạm phát cao, giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch được thể hiện qua hàm lồi. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ khi lạm phát ở mức từ 10% - 20% thì tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Từ kết quả trên nghiên cứu của Atish Ghosh và Steven Phillips (1998) chứng minh có tồn tại ngưỡng lạm phát: Ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế ở mức 2.5%, khi lạm phát cao hơn ngưỡng 2.5% sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu trường hợp của Ấn Độ, trong nghiên cứu Kanhaiya Singh và Kaliappa Kalirajan (2003), phân tích mức ngưỡng của lạm phát ở Ấn Độ bằng phương pháp hồi qui OLS có biến giả về mức lạm phát tăng thêm. Kết luận quan trọng được rút ra từ kinh tế Ấn Độ hiện nay từ nghiên cứu đã không cung cấp đủ bằng chứng về điểm gián đoạn cấu trúc cho tập dữ liệu quan sát hiện tại để phân tích mức ngưỡng lạm phát. Điều đó khẳng định rằng khơng có mức ngưỡng lạm phát đối với Ấn Độ.

Nghiên cứu ngưỡng lạm phát trường hợp của 5 quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn 1980-2011, Sử Đình Thành (2015) đã kiểm tra giả thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến tính. Áp dụng mơ

hình hồi quy chuyển đổi làm phẳng các dữ liệu bảng (PSTR) và kỹ thuật GMM-IV để ước tính ngưỡng của lạm phát và ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính và tìm được mức ngưỡng lạm phát ở mức 7,84%. Tỷ lệ lạm phát cao hơn mức ngưỡng này bắt đầu làm cản trở tăng trưởng kinh tế trong 5 quốc gia thuộc khối ASEAN.

Từ kết quả cho thấy các NHTW ở 5 quốc gia thuộc khối ASEAN có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm lạm phát khi lạm phát nằm trên hoặc gần mức ngưỡng ước tính. Do đó, mức ngưỡng lạm phát này có thể được coi như chỉ số lạm phát mục tiêu để thực hiện chính sách tiền tệ.

Nghiên cứu đối với trường ở Việt Nam, Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2010) trong bài nghiên cứu “Lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” trên tạp chí Ngân hàng, số 13. Bằng phương pháp phân tích hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, xét ở thời kỳ dài (20-23 năm từ năm 1987-2009) lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra ngưỡng lạm phát ở Việt Nam ở mức 5-6%. Ở mức lạm phát xoay quanh khoảng này sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến tăng trưởng kinh tế.

Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây nghiên cứu về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu ngưỡng lạm phát đã được trình bày, tác giả tóm tắt lại như sau:

Bảng 2.1- Tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

S tt

Tác giả, năm

xuất bản đăng tải Tạp chí Spháp nghiên cố liệu và phương ứu

Kết quả quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 1 Stanley Fisher (1993) Nber Working Paper Series, No. 4565

Số liệu của 93 nước giai đoạn 1980 -1991 với phương pháp hồi quy theo nhóm. (+): khi lạm phát thấp (-): khi lạm phát cao 2 Robert J. Barro (1995) Nber Working Paper Series, No. 5326

Số liệu của trên 100 quốc gia cho giai đoạn 1960 – 1990, dùng hệ phương trình hồi quy. (+) 3 Michael Sarel (1995) IMF Working Paper, WP/95/56

Nghiên cứu giai đoạn 1970 – 1990 của 87 quốc gia sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và tương ứng với R-squared để ước tính ngưỡng lạm phát (-) Ngưỡng lạm phát là 8% 4 Atish Ghosh và Steven Phillips (1998) IMF Working Paper, WP/98/68 Dữ liệu của 145 nước trong giai đoạn 1960-1990 phương pháp hồi quy đa biến theo nhóm.

(-)

Ngưỡng lạm phát: 2.5%

Christoffersen và Peter Doyle (1998) Paper, WP/98/100 1997 của 25 nước với phương pháp hồi qui dữ liệu bảng. 6 Moshsin S. Khan và Abdelhak S. Senhadji (2001) IMF Working Paper, WP/00/110 140 nước bao gồm cả các nước công nghiệp và các nước đang phát triển trong giai đoạn 1960-1998 sử dụng mơ hình lạm phát dưới dạng logarit và hàm bậc hai tối thiểu phi tuyến tính. (-) Ngưỡng lạm phát: 1-3% (các nước công nghiệp) và 11-12% (các nước đang phát triển) 7 Kanhaiya Singh và Kaliappa Kalirajan (2003) Journal of Policy Modeling, trang 377-396 Sử dụng dữ liệu năm ở Ấn Độ trong giai đoạn 1971-1998, sử dụng phương pháp hồi qui OLS và hồi qui biến giả về mức lạm phát để tìm ngưỡng lạm phát (-) Khơng có mức ngưỡng lạm phát ở Ấn Độ 8 Sử Đình Thành (2015) Journal of Economics, Finance and Administrative Science

Với số liệu của 5 quốc gia thuộc khối ASEAN trong giai đoạn 1980-2011. Bằng cách áp dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (PSTR) và

(-)

Ngưỡng lạm phát là 7,84%

kỹ thuật GMM-IV. 9 Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2010) Tạp chí Ngân hàng, số 13

Số liệu ở Việt Nam từ năm 1987-2010 Bằng phương pháp phân tích hệ số tương quan. (-) Ngưỡng lạm phát là 5-6% 10 Nguyễn Trung Chính (2010) Tạp chí Ngân hàng, số 88. Số liệu từ năm 1995 – 2008 ở Việt Nam phương pháp hồi qui đồng liên kết, mơ hình ECM và mơ hình VAR.

(-)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu sử dụng tăng trưởng GDP làm đại diện cho yếu tố tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Kanhaiya Singh và Kaliappa Kalirajan (2003) sử dụng mơ hình tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người để nghiên cứu. Kết quả cũng đưa ra mối quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Từ sự khác biệt này, tác giả chọn mơ hình tăng trưởng kinh tế theo ý tưởng của Kanhaiya Singh và Kaliappa Kalirajan (2003) để làm cơ sở cho nghiên cứu mơ hình tăng trưởng kinh tế của mình. Bên cạnh đó, nghiên cứu về ngưỡng lạm phát của Việt Nam, Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2010) đã chỉ ra mức ngưỡng là 5-6%, để kiểm chứng về ngưỡng lạm phát này ở Việt Nam, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích hệ số tương quan tích lũy theo chuỗi thời gian giữa lạm phát và tăng trưởng GDP bình qn đầu người xem có sự khác biệt kết quả về mức ngưỡng lạm phát ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã khát quát một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lý thuyết về lạm phát và mối quan hệ giữa chúng. Đồng thời đưa ra những bằng chứng từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây của nhiều tác giả để chứng minh về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi lạm phát ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đồng biến, nghĩa là lạm phát đóng vai trị tích cực trong tăng trưởng kinh tế. Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao, cao hơn mức ngưỡng nào đó sẽ làm giảm sự tăng trưởng kinh tế và mức ngưỡng lạm phát cũng được các tác giả đưa ra nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp góp phần cho tăng trưởng nền kinh tế nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1986 2013 (Trang 28 - 35)