KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1986 2013 (Trang 47)

4.1. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam trong

giai đoạn 1986 – 2013

4.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế

Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường. Nền kinh tế dần được thị trường hóa, cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần giảm đi. Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và cịn xuất khẩu gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Năm 1990, GDP bình quân đầu người mới đạt mức 301 USD/người, năm 2010 là 532 USD, năm 2013 là 1029 USD/ người.

Hình 4.1- GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng (tính theo giá cố định năm 2005 -USD)

. Nguồn: Số liệu từ World bank

Vào năm 1990, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Việt Nam rơi xuống mức rất thấp (3.12%), Việt Nam nằm trong số các nước và vùng lãnh thổ nghèo nhất thế giới, chủ yếu do Việt Nam vừa trãi qua thời kỳ siêu lạm phát cộng với

những khó khăn từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung trong q trình đổi mới để xố bỏ bao cấp về giá cả hàng hoá, đất nước rơi vào khủng hoảng, tỷ giá VND/USD ở mức rất cao. Cho đến trước năm 2010, Việt Nam vẫn cịn nằm trong nhóm nước có thu nhập thấp, từ năm 2012 mới thực sự chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình và khoảng cách với các nước khác trong khu vực mới được thu hẹp. Nếu như năm 1990, quy mô tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/5 Thái Lan, gần 1/3 Philippines và Indonesia thì đến năm 2013 con số này đã cải thiện bằng 1/3 Thái Lan và 1/2 Philippines và Indonesia.

Hình 4.2- GDP bình quân đầu người một số nước trong khu vực (USD)

Nguồn: Số liệu từ World bank

Năm 2013, trong khi các nước phát triển cao trong khu vực như Brunei, Singapore, Thái Lan và Malaysia vật lộn với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế với tốc độ tăng GDP khá thấp, thậm chí tăng trưởng âm như Brunei (-3,05%) thì Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối (4,32%). Đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn hiện nay.

Dịch vụ hiện đang là ngành đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Việt Nam chiếm 43,3% GDP, cao hơn mức 41,7% của năm trước đó. Ngược với xu thế phát triển tích cực của ngành dịch vụ thì cơng nghiệp và xây dựng lại trên đà suy giảm từ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 5,4% trong năm

2013 thấp hơn con số 5,8% của năm 2012, 6,7% của năm 2011 và 7,2% của năm 2010. Đóng góp vào GDP của ngành cũng giảm từ 38,6% năm 2012 xuống còn 38,3% năm 2013. Bên cạnh đó, tồn kho của công nghiệp chế biến tại thời điểm 1/12/2013 vẫn tăng so với cùng kỳ 10,2%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế trong những giai đoạn suy thoái trước nhưng những năm gần đây, do kinh tế khó khăn nên những ngành này cũng đang rơi vào xu thế suy giảm. Tăng trưởng chỉ đạt 2,6% năm 2013 và đóng góp vào GDP chỉ chiếm 18,4%, thấp nhất từ trước tới nay.

Do GDP bình qn đầu người tính bằng USD còn thấp, đã làm cho Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu về quy mơ tuyệt đối. Để tăng GDP bình quân đầu người, cần tập trung làm cho GDP tăng trưởng cao lên, tốc độ tăng dân số tiếp tục chậm lại và tiếp tục ổn định tỷ giá.

4.1.2. Thực trạng lạm phát

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc “Đổi mới”, trong cuộc cải cách này, Việt Nam đã đưa GDP tăng trưởng liên tục từ năm 1986 đến 1996 với mức tăng trưởng bình quân 6,6%/năm, lạm phát từ 3 con số được đưa về 12,7% năm 1995 và 4,5% năm 1996.

Hình 4.3- Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng - CPI ở Việt Nam (1986-2013)

Năm 1997, khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra khiến cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại. Từ năm 1997 – 2006, lạm phát được giữ ở mức thấp với mức tăng CPI bình qn là 4,5%/năm, trong đó năm 1999 và 2001 lạm phát tăng khơng đáng kể. Đặc biệt vào năm 2000, nền kinh tế cịn ở trong tình trạng giảm phát (-0.6%). Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra đối với nền kinh tế của Việt Nam, có thể giải thích hiện tượng này là do một số nguyên nhân cơ bản là nền kinh tế ở thời kỳ suy thối, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các khu vực Châu Á (1997-1998), một số nước Châu Âu (1998) và Châu Mỹ La tinh (1999), đặc biệt sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ đã làm thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp. Thứ hai, trong giai đoạn này lãi suất thế giới tăng, có khi cao hơn lãi suất trong nước đã tác động làm giảm đầu tư, mặt khác để khuyến khích xuất khẩu ngân hàng nhà nước phải thực hiện duy trì tỷ giá ổn định.

Trong giai đoạn 2002-2006, lạm phát Việt Nam duy trì mức tăng một con số, riêng năm 2004, lạm phát đã bùng lên sau một thời gian dài được kiềm chế ở mức thấp. Điều này một phần là do diễn biến lạm phát toàn cầu đã có ảnh hưởng lan truyền vào nền kinh tế Việt Nam qua kênh xuất nhập khẩu. Lạm phát tăng cũng do các yếu tố trong nước như dịch cúm gia cầm làm giá thực phẩm tăng cao, chính phủ tiếp tục vẫn thực hiện chính sách kích cầu thúc đẩy tăng trưởng, tâm lý tăng lương và đồng tiền mới mệnh giá lớn được đưa vào lưu hành.

Hình 4.4- Lạm phát tại các nước phát triển, các nước đang phát triển châu Á, các nước mới nổi và đang phát triển và Việt Nam giai đoạn 2001-2011

Các nước phát triển Các nước đang phát triển Châu Á Các nước mới nổi và đang phát triển Việt Nam

Hình 4.4 cho thấy hai năm 2002-2003 CPI thấp nhưng từ năm 2004-2010 lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp. Chiều hướng biến động CPI như trên liên quan đến cung tiền và tín dụng trong giai đoạn này.

Hình 4.5- Mức tăng cung tiền của Việt Nam so với các nước

Nguồn: http://images.vietnamnet.vn

Giai đoạn từ năm 2007 – 2008 lạm phát lại tăng cao, đặc biệt là năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng tăng gần ở mức 20% vượt hẳn so với các nước phát triển, các nước đang phát triển châu Á, các nước mới nổi và đang phát triển.

Đến năm 2011 lạm phát Việt Nam tăng cao, nguyên nhân của tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 về cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong một thời gian dài. So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao. Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam dẫn đầu khu vực với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung Quốc (17,8%), Indonesia (13%), Philippines (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan (6,2%). Riêng năm 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3%. Tín dụng tăng nhanh đã giúp giới đầu cơ đẩy giá bất động sản tăng cao trong một thời gian dài, đặt nền kinh tế trong trạng thái “bong bóng” bất động sản. “Bong bóng” bất động sản khuyến khích người dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả.

Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá

lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Năm 2010 lạm phát Việt Nam ở mức 11,75% và năm 2011 ở mức 18,58%, tốc độ leo thang nhảy vọt tăng nhanh nhất kể từ năm 2008, cao nhất Châu Á và đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Venezuela.

Nguyên nhân thứ nhất là do Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế, mục tiêu đề ra là tăng trưởng GDP đạt ở mức 7-7,5% mỗi năm trong khi nền kinh tế vừa mới trãi qua nạn lạm phát cao ở mức 11,75% năm 2010, hậu quả làm tăng mức cầu về tín dụng do Chính phủ gia tăng đầu tư công qua các doanh nghiệp Nhà nước, mặt khác năng suất của nền kinh tế thấp, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thường thua lỗ. Ngoài ra, cịn có vấn đề bội chi ngân sách và cán cân thương mại thường xuyên thiếu hụt trong nhiều năm qua (lạm phát do cầu kéo). Chi phí gia tăng do điện và xăng tăng ảnh hưởng trực tiếp làm lạm phát thêm trầm trọng. Ngân hàng nhà nước đã quyết định phá giá VNĐ để giảm bớt chênh lệch giữa hối suất chính thức và chợ đen, giảm sự khan hiếm ngoại tệ, giảm chênh lệch cán cân thương mại nhưng việc phá giá đồng Việt Nam làm cho giá cả sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu gia tăng tính theo đồng Việt (lạm phát do chi phí đẩy).

Bước qua năm 2012, Việt Nam thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% bằng nhiều biện pháp và đã kiềm chế được ở mức 6,81% và năm 2013 lạm phát còn ở mức 6,04%.

4.1.3 Một số chính sách thực hiện liên quan đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2013 trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2013

Giai đoạn 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai ba Chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sơng cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Trong giai đoạn này lạm phát của Việt Nam từ con số trên 450% đã giảm xuống hai con số nhưng vẫn ở mức cao 67%, tăng trưởng GDP bình quân đầu người chuyển biến và tăng liên tục trong giai đoạn này nhưng vẫn còn thấp.

Bắt đầu từ năm 1991, Việt Nam đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời kỳ 1991-1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam, nền kinh tế kiềm chế thành công lạm phát đồng thời nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001).

Hình 4.6- Lạm phát và tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1986-2013

Nguồn: Số liệu từ World bank

Nền kinh tế từ năm 2000 đến năm 2007 đạt tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rất cao. Trong tình hình này năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị tương đương 8 tỷ USD, sau đó tăng lên 9 tỷ USD. Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ, bong bóng chứng khốn và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng dẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Đến cuối năm 2009 VNĐ bị phá giá khoảng 5% và Chính phủ phải tun bố dừng gói kích cầu. Kinh tế vĩ mơ bất ổn định, lạm phát năm 2011 lên tới trên 20%.

Năm 2010, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã từng ba lần áp dụng biện pháp phá giá đồng tiền VND và VND bị phá giá ở mức 9,3%, lạm phát tăng rất cao, theo đó lãi suất ngân hàng cũng tăng rất cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành giải pháp cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả: tuy lạm phát có xu hướng giảm trong nửa cuối của năm 2011 nhưng tính chung cả năm vẫn cao khi chỉ số CPI tăng 18,58%, cao hơn mục tiêu cuối năm đề ra là 18%. Cùng với đó, lãi suất chưa giảm nhiều ; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm còn lớn ; nhiều doanh nghiệp cịn rất khó khăn ... Hệ quả là mức tăng trưởng kinh tế của cả năm 2011 chỉ đạt hơn 5%, thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%.

Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới (khủng hoảng tài chính và nợ cơng ở châu Âu chưa được giải quyết, suy thoái tại khu vực đồng Euro) khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại tồn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Nhận định đúng tình hình, mục tiêu đề ra trong năm 2012 đã đi đúng hướng theo mục tiêu kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2015, theo đó chúng ta sẵn sàng chấp nhận hy sinh tăng trưởng “duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý” để đổi lấy là “ổn định kinh tế vĩ mơ”, từng bước đổi mới mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để ổn định kinh tế vĩ mơ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, những giải pháp này tập trung vào miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Kết quả Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm sốt được CPI năm 2012 chỉ cịn 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,58% năm 2011 và 11,75% năm 2010; lãi suất ngân hàng giảm dần. Tăng trưởng trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt cao hơn so với kế hoạch. Điểm nổi bật là lần đầu tiên trong năm 2012 Việt Nam xuất siêu, đạt mức 780 triệu USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia , đây là kết quả không bền vững và chưa phải là xu thế chuyển đổi . Nguyên nhân xuất siêu là do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm khiến nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng như tư liệu sản xuất giảm. Mặc dù đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống mức “hợp lý” 6% nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 chỉ đạt 5,03%.

Tình hình kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức . Nhận thức rõ được những khó khăn tiềm ẩn, năm 2013, Chính phủ đã trình Quốc hội và ban hành Nghị quyết số 31/2012/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Các giải pháp khuyến khích về thuế, tổng số thuế gia hạn lên tới khoảng 9.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thủ tướng trình Quốc hội giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 20% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và 10% đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư, bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, bắt đầu từ ngày 01/07/2013. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đã được kiểm sốt.

Tóm lại, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi bốn mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam giai đoạn 1986 2013 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)