CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Một số gợi ý chính sách
5.2.1. Gợi ý chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tăng trưởng
Trong mơ hình nghiên cứu cho thấy có sự tác động âm của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc hài hoà giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế là việc cân nhắc khó khăn của Chính phủ và có khi phải chấp nhận một sự đánh đổi nào đó. Hiện nay, mục tiêu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát là ưu tiên để ổn định kinh tế vĩ mô. Tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách sau:
Một là, thực hiện các giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải linh hoạt với diễn biến thị trường như chính sách lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Tiếp tục kiểm sốt cung tiền và tín dụng, lãi suất ưu tiên vốn đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu như: Mở rộng thị trường, khai thác tốt thị trường; theo dõi sát biến động thị trường thế giới cũng như trong nước; mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp chế biến.
Hai là, thực hiện chính sách tài khố thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, xử lý các khoản nợ tồn động, kéo dài tăng nguồn thu ngân sách. Cắt giảm đầu tư và loại bỏ dự án đầu tư kém hiệu quả và ngoài lĩnh vực kinh doanh nâng cao hiệu quả đầu tư. Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo hướng hội nhập. Thực hiện minh bạch, công khai, công bằng trong phân phối ngân sách vì nguồn thu của nó là sự đóng góp của mọi người dân thơng qua thuế. Tiết kiệm hơn nữa các khoản chi thường xun (cơng vụ phí, hội họp…) ít mang lại hiệu quả thiết thực.
Ba là, kiềm chế nhập siêu, khuyến khích xuất khẩu thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực hiện các chương trình bình ổn giá tăng tiêu dùng hàng hoá trong nước, kiểm soát được diễn biến giá cả thị trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích sản
xuất sản phẩm lợi thế trong nước truyền thống như dệt may, thuỷ sản, hạt điều, … Đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất đáp ứng nhu cầu.
Bốn là, hạn chế việc tăng giá điện – nước – xăng dầu, đây là những chi phí bắt buộc của các doanh nghiệp cũng như tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Năm là, đảm bảo lộ trình tăng lương cho người lao động trong tình hình kinh tế khó khăn, giá cả liên tục leo thang mà tiền lương tối thiểu chưa tương xứng.
Sáu là, cần nghiên cứu các phương pháp tính tốn lạm phát ở Việt Nam, qua đó có thể có các biện pháp tránh các cú sốc giá phù hợp vì dù các cú sốc này chỉ mang tính tạm thời, ngắn hạn nhưng lại có thể tác động lớn đến mức giá chung, gây khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Tóm lại, các biện pháp nhằm giảm sức ép tăng lạm phát và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thì phải cần tập trung thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Kiểm soát lạm phát nhưng phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, lạm phát được kiểm sốt ở một tỷ lệ nhất định thích hợp sẽ góp phần tạo động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
5.2.2. Gợi ý chính sách về tăng trưởng kinh tế
Mơ hình nghiên cứu tăng trưởng GDP bình qn đầu người cho thấy có sự tác động âm của dân số và tác động đồng biến đối với tỷ lệ dân số biết chữ, tỷ lệ dân số này được xem như gần với tỷ lệ lực lượng lao động trong nước. Do vậy, việc kiểm soát sự gia tăng dân số tốt sẽ mang lại phản ứng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó, ổn định và tăng trưởng kinh tế phải quan tâm đến đầu tư nâng cao trình độ dân số, đổi mới phương thức lao động, hiện đại công nghệ tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế có thể tận dụng cơ hội “dân số vàng” hiện nay, đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng kinh tế. Trong chính sách tăng trưởng phải bao gồm cả phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”.
Về lĩnh vực đầu tư, cần tập trung tái cơ cấu đầu tư mà trước hết là đầu tư công, tái cơ cầu doanh nghiệp nhà nước là các tập đồn và tổng cơng ty. Tái cơ cấu hệ
thống tài chính tiền tệ và các định chế tài chính khơng q tập trung vào vốn ngắn hạn mà chuyển đổi thành vốn dài hạn để hỗ trợ doanh nghiệp và kinh tế quốc gia, tạo dựng một thị trường vốn dài hạn để tài trợ những cơng trình dài hạn, bất động sản và đầu tư thiết bị công nghiệp.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp: tích cực đổi mới chuyển mình nhanh từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền nông nghiệp công nghệ hiện đại, gia tăng giá trị sản lượng hơn là gia tăng sản lượng. Chính phủ cần có một chính sách thực tiễn để tạo mũi nhọn cho nền nông nghiệp phát triển sạch và bền vững.
Thương mại có tác động mạnh đối với tăng trưởng kinh tê nên về thương mại cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, cần đưa Việt Nam ra khỏi mơ hình gia cơng, xây dựng một nền “cơng nghiệp dựa trên chất lượng”, để tạo ra sự khác biệt tích cực đối với những quốc gia mới nổi và chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Mũi nhọn thứ hai của “công nghiệp dựa trên chất lượng” là thị trường quốc nội, để lấy lại thăng bằng cho cán cân thương mại. Để một chương trình tăng trưởng kinh tế thành cơng cần phải có rất nhiều nhân tố. Chúng ta đã biết nhân tố quan trọng nhất chính là thương mại, nếu khơng có thương mại thì sẽ khơng thể có tăng trưởng kinh tế bền vững.
Do đó, tăng trưởng kinh tế được cải thiện cần nhấn mạnh: (1) sự ổn định vĩ mơ, lạm phát được duy trì ở mức thấp và giá cả duy trì ổn định ngay cả trong thời điểm có tác động của yếu tố mùa vụ, lãi suất giảm dần về mức phù hợp hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, (2) khu vực ngoại thương tiếp tục là điểm sáng cho nền kinh tế, tạo động lực để gia tăng nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là đóng góp của xuất khẩu) và (3) sự cải thiện của môi trường kinh doanh, (4) ngân sách được cải thiện, nguồn thu vượt kế hoạch.