Dấu kỳ vọng của các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 35 - 49)

STT Tên biến Dấu kỳ vọng

1 Tuổi của chủ hộ (X1) + hoặc -

2 Nghề nghiệp chính của chủ hộ (X2) +

3 Dân tộc (X3) + hoặc -

4 Trình độ học vấn của chủ hộ (X4) + hoặc -

5 Quan hệ xã hội của hộ (X5) +

6 Số TCTD trên địa bàn (X6) +

7 Kinh nghiệm chủ hộ (X7) +

8 Thu nhập trước khi vay (X8) + hoặc -

9 Tổng diện tích đất (X9) +

(Nguồn: Theo phân tích của tác giả)

3.3. Thang đo

Trên cơ sở đặc điểm của từng biến, tác giả xây dựng thang đo như sau:

- Tuổi của chủ hộ (X1): Tính từ năm sinh đến thời điểm phỏng vấn.

- Nghề nghiệp chính của chủ hộ (X2): 1. Sản xuất nông nghiệp.

- Dân tộc (X3): 1. Chủ hộ là dân tộc Kinh. 0. Chủ hộ là dân tộc khác. - Trình độ học vấn của chủ hộ (X4): 1. Từ cấp 3 trở lên. 0. Từ cấp 2 trở xuống.

- Quan hệ xã hội của hộ (X5):

1. Trong hộ có người thân hoặc quen biết với người làm trong các TCTD, cơ quan nhà nước.

0. Khơng có.

- Số TCTD (X6): là số TCTD chính thức có các hoạt động cho vay PTNN, NT chủ yếu trên địa bàn.

- Kinh nghiệm chủ hộ (X7): là số năm làm sản xuất nơng nghiệp tính đến thời

điểm phỏng vấn.

- Thu nhập bình quân (X8): là thu nhập bình quân/năm của mỗi người trong

hộ trước khi vay, tính bằng triệu đồng.

- Tổng diện tích đất (X9): là tổng diện tích đất của hộ có giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, tính bằng cơng (1.000 m2).

Tóm lại, trong chương 3 thơng qua các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

đến đề tài và điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu, tác giả sử dụng mơ hình hồi

qui Binary logistic với 9 biến độc lập: Tuổi của chủ hộ (X1), Nghề nghiệp chính của

chủ hộ (X2), Dân tộc (X3), Trình độ học vấn của chủ hộ (X4), Quan hệ xã hội của hộ

(X5), Số TCTD (X6), Kinh nghiệm chủ hộ (X7), Thu nhập bình quân (X8), Tổng

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về tỉnh Trà Vinh

4.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Trà Vinh 4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Trà Vinh là một tỉnh ven biển phía đơng nam vùng ĐBSCL. Vị trí địa lý giới hạn từ 9o31’46’’ đến 10o04’5” vĩ độ Bắc và từ 105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đơng.

Phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

Phía Nam, Đơng - Nam giáp biển Đông với 65 km bờ biển. Phía Đơng, Đơng - Bắc giáp tỉnh Bến Tre.

Phía Tây, Tây - Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.

Tỉnh Trà Vinh có 08 đơn vị hành chính cấp huyện là thành phố Trà Vinh và các huyện: Châu Thành, Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải. Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành phố Trà Vinh, nằm trên Quốc lộ 53 cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía Bắc (theo hướng Quốc lộ 1A) và cách 140 km theo hướng Quốc lộ 60.

Tổng diện tích tự nhiên 2.341,2 km2, chiếm 5,8% diện tích vùng ĐBSCL và

Hình 4.1. Bản đồ địa lý tỉnh Trà Vinh

- Địa hình:

Địa hình tỉnh Trà Vinh có đặc trưng điển hình của vùng đồng bằng ven biển, có những giồng cát cao chạy dài. Về tổng quát, địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 0.4 – 1.2 m so với mặt nước biển.

- Khí hậu:

Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng tháng là 119,9 mm. Nhiệt độ trung

bình năm khoảng 27,1 0C. Số giờ nắng trung bình trong tháng khoảng 188,2 giờ. Độ

ẩm khơng khí trung bình hàng năm khoảng 84%.

- Chế độ thủy văn:

Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều biển Đông thông qua sông Cổ Chiên, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Đây là chế độ bán nhật triều khơng đều, ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, mỗi tháng có 2 kỳ triều

cường (vào ngày 01 và 15 âm lịch) và 2 kỳ triều kém (vào ngày 7 và 23 âm lịch). Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu tự chảy của tỉnh rất lớn.

* Với đặc điểm tự nhiên nêu trên và ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, đảm bảo cho sản xuất lúa phát triển ổn định quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa mưa lượng nước lớn thường tập trung vào điểm thu hoạch lúa hè thu và thu đơng gây nhiều khó khăn cho việc thu hoạch và phơi, sấy lúa. Ngược lại vào mùa khô thiếu nước nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên đất:

Gồm có 6 nhóm đất chính gồm: Đất cát giồng chiếm 7,55% diện tích; đất mặn chiếm khoảng 25,17%; đất phèn chiếm khoảng 17,63%; đất phù sa chiếm 19,05%; đất líp chiếm khoảng 19,64%; đất bãi bồi ven biển chiếm khoảng 2,27%. Ngồi ra cịn có sơng rạch chiếm khoảng 8,7%.

Về hiện trạng sử dụng đất: diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 234.116 ha chủ yếu là đất nông nghiệp với 184.834 ha chiếm 78,95% đất tự nhiên; trong đó: đất SXNN là 148.024 ha chiếm 63,23%, đất lâm nghiệp có rừng 6.676 ha chiếm 2,85% đất tự nhiên, đất nuôi trồng thủy sản là 29.734 ha chiếm 12,7% đất tự nhiên, đất làm muối 194 ha chiếm 0,08% diện tích tự nhiên, đất nơng nghiệp khác 206 ha chiếm 0,09% diện tích tự nhiên.

+ Tài nguyên nước:

Trà Vinh nằm giữa 2 con sơng lớn là: Sơng Cổ Chiên có tải lưu từ 12.000 –

19.000 m3/s; sơng Hậu có tải lưu từ 6.000 - 13.000 m3/s; ngồi ra cịn có hệ thống

sông nhỏ, kênh rạch chằng chịt nên nguồn tài nguyên nước mặt khá dồi dào đảm bảo phục vụ cho SXNN và sinh hoạt có thể sử dụng quanh năm.

+ Tài nguyên rừng:

Đất lâm nghiệp có rừng 6.676 ha chiếm 2,85% đất tự nhiên; đây là kết quả của sự nỗ lực của tỉnh trong công tác bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn góp phần ổn định mơi trường, phịng hộ, chắn gió, chắn sóng biển, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ vùng sản xuất bên trong.

+ Tài nguyên biển và thủy, hải sản:

Với chiều dài bờ biển 65 km và hệ thống sơng ngịi, kênh, rạch chằng chịt, tài nguyên biển và thủy hải sản của Trà Vinh có tiềm năng rất lớn với 661 loài thủy hải sản sinh sống, trong đó có những lồi có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá chim, cá thu, cua, tơm, nghêu…

+ Khống sản:

Mỏ cát giồng khu vực Phước Thiện (huyện Duyên Hải) trữ lượng khoảng 810.000 m3 đang được khai thác phục vụ cho việc san lấp mặt bằng. Cát sông ở đoạn sông Cổ Chiên giáp thành phố Trà Vinh, huyện Càng Long có thể khai thác

khoảng 30.000 m3/năm; ở sông Hậu, khu vực ấp Hịa Lạc, xã Hịa Tân (huyện Cầu

Kè) có trữ lượng cát có thể khai thác 300.000 m3/năm. Ngồi ra, cịn có một tiềm

năng lớn về cát biển.

Sét gạch ngói tập trung chủ yếu ở xã Phước Hưng (huyện Trà Cú), xã Mỹ Chánh, Tầm Phương (huyện Châu Thành), xã Tân An (huyện Càng Long) với trữ lượng khoảng 45,6 triệu m3.

Mỏ nước khoáng ở địa bàn xã Long Tồn (huyện Dun Hải) có thành phần

Bicacbonat Natri (NaCO3) khá cao, đạt tiêu chuẩn khoáng cấp quốc gia, với nhiệt

độ 38,5oC; cho phép khai thác khoảng 2.400 m3/ngày.

4.1.1.2. Đặc điểm xã hội

Dân số trung bình có 1.027,5 ngàn người, trong đó nam là 506,3 ngàn người chiếm 49,3%, nữ là 521,2 ngàn người chiếm 50,7%; dân số thành thị là 172,7 ngàn người chiếm 16,8%, dân số nông thôn là 854,8 ngàn người chiếm 83,2%. Mật độ dân số 439 người/km2 dân cư phân bố không đồng đều (cao nhất là tại thành phố

Trà Vinh 1.528 người/km2 , thấp nhất là tại huyện Duyên Hải 245 người/km2); dân

tộc Kinh chiếm 67,6% dân số, dân tộc Khmer chiếm 31,5% dân số của tỉnh.

Lực lượng lao động năm 2014 là 614,8 nghìn người, tăng 0,99% so với năm 2013, trong đó lao động nữ là 295 nghìn người, chiếm 48% trong tổng số lực lượng lao động, tăng 1,2% so với năm 2013; lao động nơng thơn là 509 nghìn người, chiếm 82,81%, tăng 0,83% so với năm 2013. Dân cư của Trà Vinh tập trung chủ yếu ở nông thôn và cuộc sống gắn liền với SXNN; đây là lực lượng lao động dồi dào, là nguồn nhân lực quan trọng cho PTNN, NT của tỉnh.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

4.1.2. Tình hình kinh tế tỉnh Trà Vinh trong năm 2014 4.1.2.1. Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Trà Vinh 4.1.2.1. Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Trà Vinh

Bảng 4.1. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2013, 2014 theo giá hiện hành của tỉnh Trà Vinh Năm 2013 (tỷ đồng) Năm 2014 (tỷ đồng) Tốc độ phát triển 2014/2013 (%)

Khu vực nông, lâm ngiệp và thủy sản

12.557 14.051 111,89

Khu vực công nghiệp và xây dựng

4.018 4.663 116,05

Khu vực dịch vụ 9.134 9.896 108,34

Tổng cộng 25.709 28.610 111,28

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2014 (theo giá hiện hành) đạt 28.610 tỷ đồng, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản là cao nhất với 14.051 tỷ đồng, chiếm 49,11%; kế đến là khu vực dịch vụ với 9.896 tỷ đồng, chiếm 34,59% sau cùng là khu vực công nghiệp và xây dựng với 4.663 tỷ đồng, chiếm 16,3%; điều này cho thấy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh nơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo.

So với năm 2013 tổng sản phẩm năm 2014 tăng 11,28% tương đương 2.901 tỷ đồng. Trong đó: khu vực nơng, lâm ngiệp và thủy sản tăng 11,89% tương đương 1.494 tỷ đồng; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,05% tương đương 645 tỷ đồng; khu vực dịch vụ tăng 8,34% tương đương 762 tỷ đồng.

4.1.2.2. Tình hình sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản

i) Nông nghiệp:

- Sản lượng lúa cả năm 2014 đạt 1.327 nghìn tấn, tăng 52 nghìn tấn so với năm 2013; diện tích gieo trồng đạt 236 nghìn ha, tăng 375 ha; năng suất bình quân đạt 56,25 tạ/ha, tăng 2,12 tạ/ha. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ do trong năm giá lúa ổn định, kênh thuỷ lợi nội đồng được cải tạo, nâng cấp; nông dân xuống giống đồng loạt, đúng lịch thời vụ, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh phát sinh; sử dụng giống lúa đã được xác nhận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thời tiết ổn định.

- Tổng diện tích trồng màu năm 2014 đạt 55 nghìn ha, tăng 2,96% hay tăng 1,6 nghìn ha. Các cây trồng chủ yếu là: bắp (ngơ), khoai mì (sắn), khoai lang, mía, đậu phộng (lạc), rau các loại, đậu các loại.

- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây dừa diện tích đạt 15,3 nghìn ha, tăng 4,1%, sản lượng đạt 222 nghìn tấn, tăng 6,09% so với năm 2013.

- Năm 2014 sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu đạt khá như cây chuối đạt 80,6 nghìn tấn, tăng 1,54%; cam đạt 48,41 nghìn tấn, tăng 0,18%. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sâu bệnh nên một số cây có sản lượng giảm so với cùng kỳ, như: nhãn đạt 14,65 nghìn tấn, giảm 7,19%; xồi đạt 12,82 nghìn tấn, giảm 4,14%; bưởi đạt 10,62 nghìn tấn, giảm 2,92%.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm: tồn tỉnh có 1.130 con, giảm 14,78 % so với cùng thời điểm năm 2013; đàn bị có 150.119 con, tăng 14,25%; đàn heo có 328.733 con, giảm 12,74%; đàn gia cầm có 4,8 triệu con, giảm 8,93%, trong đó đàn gà có 2,7 triệu con, tăng 0,18%.

ii) Lâm nghiệp:

Trong năm diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 468 ha bằng 358,97% năm 2013, chủ yếu trồng các loại cây như: mắm, bần, phi lao...số cây lâm nghiệp trồng

phân tán đạt 4,7 triệu cây, tăng 23,79%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 80,7 nghìn m3,

iii) Thủy sản:

Sản lượng thủy sản năm 2014 là 175,3 nghìn tấn, tăng 7,71% so với năm 2013, trong đó cá đạt 81,3 nghìn tấn, giảm 5,22%; tơm 49,1 nghìn tấn, tăng 51,37%.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Trà Vinh)

4.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động của các TCTD nơng nghiệp

Các TCTD trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hoạt động tín dụng nơng nghiệp hiện nay gồm: 13 chi nhánh NH thương mại; 01 chi nhánh NH Chính sách xã hội và 16 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở. Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của NH Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành Trung ương trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách thúc đẩy PTNN, NT tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vốn phục vụ sản suất nông nghiệp. Ngành NH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã kịp thời chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ PTNN, NT tại địa phương. Hàng năm, ngành đã tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt hộ vay vốn với doanh số cho vay hàng nghìn tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vay vốn PTNN, NT.

Bảng 4.2. Số liệu cho vay nông nghiệp, nông thôn năm 2013-2014 của các TCTD ĐVT: triệu đồng Tên NH Doanh số Cho vay Dư nợ 2013 2014 So sánh 2014/2013 (%) 2013 2014 So sánh 2014/20 13 (%) NH TMCP Công Thương 758.860 834.520 109,97 177.291 182.800 103,1 NH TMCP Đầu

tư &Phát triển 502.845 678.839 134,99 214.941 178.570 83,07

NH TMCP

Ngoại Thương 96.921 115.296 118,95 126.154 130.943 103,79

NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

3.619.420 3.319.134 91,7 2.772.810 2.623.810 94,62 NH TMCP Phát Triển Nhà ĐBSCL 597.023 641.252 107,4 394.418 482.615 122,36 NH Chính sách Xã hội 337.688 488.283 144,59 1.476.700 1.592.596 107,84 NH TMCP Đông Á 43.226 50.178 116,08 39.580 50.292 127,06 NH TMCP Phương Nam 101.937 73.932 72,52 1.590.044 (*) 1.593.695 (*) 100,22 NH TMCP Xây Dựng 1.600 - 1.600 - NH TMCP Á Châu 4.300 5.880 136,74 3.475 3.719 107,02 NH Hợp Tác Xã 320.136 416.030 129,95 282.282 346.747 122,83 NH SACOMBANK 102.877 1.251.464 1.216,46 46.699 73.754 157,93 NH TMCP Kiên Long 96.794 74.184 76,64 106.352 85.740 80,61 NH TMCP Bưu

Điện Liên Việt - 1.615 - 1.218

Quỹ Tín dụng

Nhân Dân 331.232 381.986 115,32 230.469 273.046 118,47

TỔNG CỘNG 6.914.859 7.206.593 104,21 7.462.815 7.619.545 102,1

(Nguồn: Chi nhánh NH Nhà nước tỉnh Trà Vinh)

Trong thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đã có nhiều giải pháp tăng cường đầu tư vốn phục vụ PTNN, NT nhất là các TCTD có vốn Nhà nước chi phối

như NH Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, NH Chính sách xã hội và NH TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL, với mạng lưới hoạt động đều khắp địa bàn đã mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch đến các huyện và liên xã, tạo điều kiện cho khách hàng khu vực nông thôn dễ dàng tiếp cận nguồn vốn NH ngày càng thuận lợi hơn, trong đó chủ lực là NH Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn với 01 chi nhánh cấp tỉnh; 10 chi nhánh cấp huyện, thành phố; 11 phòng giao dịch cấp xã.

Qua số liệu cho thấy về tổng doanh số cho vay năm 2014 tăng 4,21% so với năm 2013 tương đương 291.734 triệu đồng; trong đó NH Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn có doanh số cho vay cao nhất là 3.319.134 triệu đồng chiếm 46,05% tổng doanh số cho vay năm 2014; tiếp đến là NH SACOMBANK có doanh số cho vay 1.251.464 triệu đồng chiếm 17,36% tổng doanh số cho vay năm 2014. Về tổng số dư nợ năm 2014 tăng 2,1% so với năm 2013 tương đương 156.730 triệu đồng; trong

đó NH Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn có số dư nợ cao nhất là 2.623.810triệu

đồng chiếm 34,43% tổng số dư nợ năm 2014; tiếp đến là NH TMCP Phương Nam có số dư nợ là 1.593.695 triệu đồng chiếm 20,91% tổng số dư nợ năm 2014.

(*) Số dư nợ năm 2013, 2014 của NH TMCP Phương Nam cao hơn rất nhiều so với doanh số cho vay năm 2013, 2014 là do đây là khoản dư nợ cho vay trung, dài hạn của các năm trước lũy kế sang.

4.2. Thống kê mô tả dữ liệu 4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát 4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát

4.2.1.1. Sơ lược về địa bàn lấy mẫu khảo sát

Xã Long Đức là xã vùng ven của thành phố Trà Vinh; phía Đơng giáp xã

Hịa Thuận (huyện Châu Thành) và phường 4 (thành phố Trà Vinh); phía Tây giáp xã Đại Phước (huyện Càng Long); phía Nam giáp phường 1, phường 7 (thành phố Trà Vinh); phía Bắc giáp sơng Cổ Chiên. Diện tích tự nhiên 3.895,82 ha, trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)