Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đã chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 63 - 79)

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng qua phân tích kết quả hồi quy)

Tóm lại, trong chương 4 qua kết quả phân tích hồi qui Binary logistic cho

thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến KNTCVTDCT của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là: Tuổi của chủ hộ, Dân tộc, Mối quan hệ xã hội, Số TCTD và Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Tuổi của chủ hộ Quan hệ xã hội Số TCTD Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ Dân tộc

CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Vốn tín dụng chính thức là một kênh quan trọng đối với việc đầu tư PTNN, NT. Trong thời gian qua việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các nơng hộ gặp khó khăn do cơ chế sàng lọc khách hàng của các TCTD nhằm giảm thiểu rủi ro.

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KNTCVTDCT của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh qua khảo sát 200 mẫu tại 05 xã Long Đức – thành phố Trà Vinh (địa bàn vùng ven đô thị), xã Nhị Long - huyện Càng Long (trồng lúa, cây ăn trái); xã Đa Lộc - huyện Châu Thành (trồng lúa, cây màu, có đơng

đồng bào dân tộc Khmer được hưởng chương trình 135), xã Lưu Nghiệp Anh –

huyện Trà Cú (vùng sâu vùng xa, có đơng đồng bào dân tộc Khmer), xã Hiệp Mỹ Tây - huyện Cầu Ngang (nuôi thủy sản).

Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến KNTCVTDCT của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là: Tuổi của chủ hộ; Dân tộc, Quan hệ xã hội của chủ hộ; Số TCTD trên địa bàn và Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn một số hạn chế như: chưa đưa đầy đủ các biến kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến KNTCTDCT của nông hộ; chưa khảo sát đầy đủ các mẫu tại các địa phương thuộc tỉnh Trà Vinh.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Một số giải pháp để nâng cao KNTCTD chính thức của nơng hộ 5.2.1.1. Cơ sở của giải pháp 5.2.1.1. Cơ sở của giải pháp

Dựa theo kết quả nghiên cứu thực tế và qua phân tích 05 nhân tố ảnh hưởng đến KNTCVTDCT của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tác giả đưa ra một số

- Cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để những người lớn tuổi, cịn khả năng lao động vay vốn để phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình và góp phần đóng góp cho xã hội.

- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho vùng có đơng đồng bào dân tộc Khmer, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc tiếp cận được với vốn tín dụng chính thức.

- Người đi vay cần tạo mối quan hệ tốt với các TCTD, với chính quyền địa phương, với các tổ chức đồn thể. Khi vay cần thanh tốn đúng hạn theo quy định của hợp đồng tín dụng để giữ uy tín nhằn tạo thuận lợi cho các lần vay sau.

- Cần mở thêm các chi nhánh, các điểm giao dịch tín dụng chính thức tại các xã, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

- Nông dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tham gia các tổ, câu lạc bộ khuyến nơng tại cơ sở để có nhiều điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

5.2.1.2. Nội dung giải pháp cụ thể

i) Đối với các tổ chức tín dụng:

Để nâng cao khả năng tiếp tiếp cận tín dụng chính thức thì các TCTD cần: Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để những người lớn tuổi, còn khả năng lao động vay vốn để phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình và góp phần đóng góp cho xã hội.

Cải tiến phương thức cho vay vốn theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng, rút ngắn thời gian thẩm định để nhanh chóng giải ngân vốn kịp thời theo lịch thời vụ.

Từng bước giảm lãi suất cho vay đối với SXNN vốn gặp nhiều rủi ro, bất trắc để nơng dân giảm được chi phí sản xuất, mạnh dạn đầu tư.

Mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng đến đến cấp xã, đến vùng sâu, vùng xa để nông hộ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức; tuyên truyền quảng bá các hoạt động tín dụng, thơng tin tư vấn cho nông hộ hiểu rõ về các phương thức cho vay. Các cán bộ tín dụng cần sâu sát với thực tế hơn nữa, phải thường xuyên tiếp cận với nông hộ để hướng dẫn họ cách thức tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức.

Tăng hạn mức cho vay và kéo dài thời hạn cho vay để phù hợp với thời gian, chu kỳ SXNN nhằm giúp cho nông hộ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

Đa dạng hóa các hình thức tín dụng nơng thơn để nơng hộ lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với tình hình sản xuất.

Khi thẩm định giá tài sản thế chấp cần sát với giá trị thực tế để nông hộ được vay với lượng vốn nhiều hơn. Có chính sách cho vay tín chấp đối với SXNN thơng qua các tổ chức đồn thể, các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp.

Việc cho vay phải đúng quy trình thủ tục, đúng thời gian, đúng đối tượng; tránh tình trạng làm khó để vịi vĩnh.

ii) Đối với nông dân

Cần tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ các chương trình khuyến nơng. Tham gia các tổ, câu lạc bộ khuyến nơng tại cơ sở để có nhiều điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nghiên cứu thực hiện hoặc học hỏi, làm theo những mơ hình SXNN có hiệu quả đã được giới thiệu.

Cần tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và các TCTD để được tạo điều kiện thuận lợi khi vay vốn. Cần tham gia vào các tổ chức đồn thể như: Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…để được hỗ trợ việc lập các hồ sơ vay vốn; hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất, quản lý vốn vay có hiệu quả; được bảo lãnh để vay vốn tín chấp… Khi vay vốn cần lập kế hoạch sử

dụng vốn vay hợp lý, hiệu quả; đảm bảo trả nợ đúng hạn để giữ uy tín với các TCTD qua đó có thể dễ dàng được vay ở các lần sau. Cần tránh tâm lý đầu tư nóng vội, chạy theo phong trào.

Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các thông tin về các chính sách có liên quan đến tín dụng nơng thơn để việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức được nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Tùy theo khả năng và điều kiện kinh tế cần mạnh dạn đầu tư các máy móc, thiết bị nơng nghiệp như: máy cày, máy suốt, máy gặt đập liên hợp, máy đào bùn, sân phơi, lò sấy… để tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tăng lợi nhuận cho nông hộ.

5.2.2. Kiến nghị

Để việc tiếp cận với vốn tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được thuận lợi hơn nhằm góp phần vào sự PTNN, NT của tỉnh nhà, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.2.2.1. Đối với Chính phủ

Trong những năm qua dù Nhà nước đã có một số chính sách ưu tiên để cho vay PTNN, NT nhưng nhìn chung nguồn vốn cịn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư PTNN, NT; đời sống nông dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người vẫn cịn nhiều khó khăn. Nhà nước cần tập trung nguồn lực tài chính có sẵn trong nước kết hợp với nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế, các nguồn vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA), các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn vốn tài trợ khác để đầu tư cho PTNN, NT. Thực hiện các hỗ trợ tài chính – tín dụng trong những trường hợp đặc biệt như: hỗ trợ lãi suất trong việc thu mua tạm trữ lương thực, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đầu tư kết cấu hạ tầng nơng thơn; chương trình xây dựng nơng thơn mới...Áp đặt lãi suất trần phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại nông thôn.

Xem xét điều chỉnh kịp thời các bất cập, các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn.

5.2.2.2. Đối với NH Nhà nước

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động tín dụng; đẩy nhanh q trình cổ phần hóa các NH có vốn Nhà nước; tạo hành lang pháp lý thuận lợi, công khai, minh bạch và môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng để các TCTD hoạt động có hiệu quả phù hợp với nền kinh tế thị trường. Kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; từng bước giảm lãi suất cho vay, nhất là cho vay trong SXNN vốn gặp nhiều rủi ro, bất trắc. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các TCTD đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

Cần chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng việc khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh… Thực hiện nghiêm túc Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chỉ đạo các TCTD cải tiến phương thức cho vay vốn theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn. Tăng hạn mức cho vay và kéo dài thời hạn cho vay để phù hợp với chu kỳ, lịch thời vụ trong SXNN nhằm giúp cho nông hộ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phù hợp với kinh tế từng vùng, miền, sử dụng phương thức cho vay linh hoạt. Hình thành thị trường cho th tài chính nơng thơn nhằm giúp các nông hộ đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, cơ giới hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

5.2.2.3. Đối với chính quyền địa phương

Phần lớn nơng dân ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer nên dân trí, trình độ học vấn cịn thấp nên họ không rành với những qui trình và thủ tục xét duyệt vay vốn. Vì vậy, chính quyền địa phương nên kết hợp với các TCTD, các tổ

chức đồn thể như: Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…để phổ biến các chủ trương chính sách về tín dụng chính thức để nơng hộ dễ tiếp cận; hướng dẫn nông hộ các thủ tục vay vốn, cách lập dự án vay vốn, cách thức tổ chức sản xuất và sử dụng vốn vay hợp lý; thông qua các tổ chức đoàn thể, các tổ hợp tác sản xuất bảo lãnh để các nông hộ được vay vốn tín chấp…

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, của các tổ chức phi Chính phủ thơng qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân nhất là trong vùng đồng bào dân tộc Khmer; cho nơng hộ vay tín chấp để tăng gia sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn nhất là trong thời điểm nông nhàn. Đầu tư kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: hệ thống đường xá, thủy lợi, điện, nước sạch, bưu chính viễn thơng, chợ, trường học… nhằm tạo điều kiện cho nông dân tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản được dễ dàng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nơng dân. Đặc biệt việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân cần phải triển khai một cách thường xuyên, liên tục, nhằm giúp nông dân dễ dàng tiếp cận với những phương thức sản xuất mới, tổ chức sản xuất khoa học hợp lý, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay từ đó làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội.

Kết hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ như các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư - Khuyến lâm …để tổ chức các lớp tập huấn tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong SXNN. Giới thiệu những mơ hình SXNN có hiệu quả để mọi người học hỏi và làm theo.

Cần chú trọng việc xây dựng và phát triển các hợp tác xã nơng nghiệp, hợp tác xã tín dung nông thôn, tạo sự liên kết trong việc cho vay, quản lý vốn vay giữa hai loại mơ hình hợp tác xã.

Làm cầu nối trong việc liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông trong chuỗi giá trị sản xuất từ chuyển giao công nghệ; cung ứng giống - vật tư đảm bảo chất lượng đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm thông

qua các hợp đồng liên kết để nông hộ an tâm sản xuất, tránh để điệp khúc “Trúng mùa, rớt giá” xảy ra.

Quy hoạch từng vùng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thỗ nhưỡng của từng vùng nhằm phát huy tối đa các lợi thế so sánh trong SXNN.

Có chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: các cơ sở chế biến nông sản; sản xuất con giống, cây giống đảm bảo chất lượng; sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, tôm, cá với giá cả hợp lý để cung cấp cho nơng dân.

Thực hiện chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, thế chấp vay vốn để phát triển sản xuất. Điều chỉnh giá đất nông nghiệp tăng lên sát với giá thị trường để nơng dân có thể thế chấp đất để vay vốn tín dụng nhiều hơn nhất là đối với những hộ ni tơm, cá basa, cá lóc cần đầu tư rất nhiều vốn.

Phát huy tính chủ động của người dân, nhất là các hộ nghèo, các hộ người dân tộc trong các chương trình xóa đói giảm nghèo tránh tạo ra tâm lý trơng chờ và ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Phát huy tối đa nội lực trong nhân dân và nguồn lực của địa phương trong đầu tư PTNN, NT. Phát triển các làng nghề tuyền thống tại địa phương để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập.

5.2.2.4. Đối với các tổ chức tín dụng

Qua kết quả khảo sát thực tế tại tỉnh Trà Vinh và qua kết quả của mơ hình nghiên cứu cho thấy nông hộ trên địa bàn tỉnh rất cần nguồn vốn tín dụng chính thức để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức cịn nhiều khó khăn, để việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức được dễ dàng, thuận lợi hơn, kiến nghị các TCTD cần:

Mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng đến đến cấp xã, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để nông hộ thuận lợi trong giao dịch, đồng thời tạo sự

cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD để thu hút khách hàng qua đó chất lượng phục vụ sẽ được cải thiện; tuyên truyền quảng bá các hoạt động tín dụng, thơng tin tư vấn cho nông hộ hiểu rõ về các phương thức cho vay của mình để cùng khách hàng lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với tình hình sản xuất.

Cơng khai, minh bạch các quy trình, thủ tục cho vay; tạo ra mối quan hệ hài hòa, tin tưởng lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay, giảm thiểu tối đa sự khác biệt giữa người có và khơng có mối quan hệ xã hội. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để kịp thời nắm bắt các ý kiến, đề xuất phản hồi từ nơng hộ để có điều chỉnh chính sách kịp thời.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm bớt chi phí và cải tiến phương thức cho vay vốn theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, tạo thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)