mại
1.3.1 Vai trò của quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mai
Quản trị thanh khoản có vai trị quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động ổn định và bền vững của mỗi ngân hàng. Từ những bài học trên cho thấy: Rủi ro thanh khoản là vấn đề cần quản trị đặc biệt không chỉ một ngân hàng, một quốc gia mà cịn là vấn đề mang tính tồn cầu. Bởi:
- Đối với nội bộ ngân hàng: Rủi ro thanh khoản xảy đến cho một ngân hàng, nhẹ thì có thể làm giảm sút lợi nhuận, trầm trọng hơn là có thể gây mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản ngân hàng.
- Đối với ngƣời gửi tiền: Ngân hàng là trung gian đứng ra tập trung huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân chúng, các tổ chức... để thực hiện cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do đó, khi ngân hàng mất thanh khoản, ngƣời gửi tiền sẽ có nguy cơ mất vốn.
- Đối với nhà nƣớc: Việc để tồn tại những ngân hàng yếu kém về thanh khoản sẽ gây rủi ro:
+ Nếu ngân hàng đó phá sản: Hệ lụy của nó là gây bất ổn trong dân chúng, gây ảnh hƣởng tiêu cực cho tình hình kinh tế xã hội. Ngân hàng đó có quy mơ càng lớn sẽ gây tác động càng nhiều đến ổn định kinh tế xã hội của đất nƣớc. Thêm vào đó, các đối tác cho các ngân hàng này vay sẽ đứng trƣớc nguy cơ khơng thu hồi đƣợc nguồn vốn đã cho vay, có thể sẽ lại lâm vào tình trạng mất thanh khoản, tác động dây truyền có thể làm sụp đổ hệ thống ngân hàng của cả một quốc gia. + Nếu khơng để ngân hàng đó phá sản: Việc duy trì các ngân hàng yếu về thanh khoản sẽ tạo gánh nặng cho NHNN về việc phải hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng này để đáp ứng nhu cầu rút tiền của ngƣời dân. Để ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực của việc phá sản của các ngân hàng mất thanh khoản, NHNN phải kiểm sốt đặc biệt, giám sát trực tiếp tình hình tổ chức hoạt động, khơi phục
củng cố các ngân hàng này, hoặc phải dùng đến vốn nhà nƣớc để mua lại các ngân hàng yếu kém này.
- Xu hƣớng tồn cầu hóa dẫn đến rủi ro ngân hàng của một quốc gia sẽ tác động lan truyền gây rủi ro hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.
Việc quản trị thanh khoản có hiệu quả trong các ngân hàng thƣơng mại sẽ làm hạn chế tối đa những rủi ro trên từ đó sẽ làm tối đa hóa lợi nhuận cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng phát triển bền vững, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
1.3.2 Ý nghĩa của quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại
Quản trị thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Trƣớc hết, rủi ro thanh khoản là rủi ro thƣờng trực, ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động hàng ngày của mỗi ngân hàng, khi rủi ro không đƣợc ngăn chặn kịp thời thì sẽ ảnh hƣởng xấu tới hoạt động của ngân hàng. Quản trị thanh khoản giúp các ngân hàng lƣờng trƣớc đƣợc các vấn đề về thanh khoản có thể xảy ra, từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp chủ động nhằm phòng ngừa, hạn chế và giảm tối thiểu thiệt hại từ ảnh hƣởng của các rủi ro đó.
Thứ hai, quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả sẽ là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định, củng cố năng lực tài chính, nâng cao uy tín của mỗi ngân hàng, đồng thời góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Hiệu quả của quản trị rủi ro thanh khoản chính là việc ngân hàng lựa chọn đƣợc cho mình một chiến lƣợc thanh khoản tối ƣu, chiến lƣợc đó phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, ở đó ngân hàng huy động vốn hiệu quả, sử dụng vốn tối ƣu.
Để đánh giá hiệu quả của quản trị thanh khoản chúng ta sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lƣợng có so sánh. Các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá hiệu quả quản trị thanh khoản của mỗi ngân hàng chính là việc đo lƣờng các chỉ số thanh khoản và so sánh với các chỉ số thanh khoản trung bình ngành hoặc so sánh với các ngân hàng có quy mơ tƣơng đƣơng để đánh giá quản trị thanh khoản của
ngân hàng này tốt hơn ngân hàng khác hay không. Việc duy trì tốt các chỉ số thanh khoản chính là minh chứng cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.
Bên cạnh đó, sử dụng các chỉ tiêu định tính để đo lƣờng hiệu quả quản trị thanh khoản thông qua việc đánh giá sự phù hợp của chiến lƣợc thanh khoản, sự phù hợp và mang lại hiệu quả của việc lựa chọn sử dụng các phƣơng pháp quản lý thanh khoản trong q trình điều hành quản trị, sự ứng phó với các tình huống thay đổi của cung và cầu thanh khoản...có gắn với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.