Định hƣớng phát triển hoạt động của Ngân hàn gÁ Châu đến năm

Một phần của tài liệu ĐỀ tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – ACB (Trang 84)

2018

Ngân hàng Á Châu tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: (i) định hƣớng khách hàng, (ii) quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh. Các giá trị cốt lõi của NGÂN HÀNG Á CHÂU đã đƣợc xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả , là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng nhƣ chính sách đối với các đối tƣợng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng.

3.1.1 Kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu năm 2014 2014

Triển vọng kinh doanh năm 2014 chƣa thể khẳng định là khả quan khi nền kinh tế vẫn phục hồi chậm, nợ xấu chƣa có giải pháp đủ mạnh, các chuẩn mực hoạt động ngân hàng đƣợc nâng lên theo một loạt quy định mới của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong bối cảnh này, định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Á Châu là giải quyết các vấn đề tồn đọng, củng cố nền tảng hoạt động và tiếp tục khôi phục

dần quy mơ hoạt động, Trên cơ sở đó, mục tiêu tài chính tín dụng năm 2014 đƣợc đặt ra nhƣ sau.

Mục tiêu tài chính tín dụng

- Tổng tài sản dự kiến tăng lên mức: 190.000 tỷ đồng.

- Tiền gửi huy động từ khách hàng tăng trƣởng: 13%.

- Tín dụng tăng trƣởng: 13%.

- Tỷ lệ nợ xấu không vƣợt quá: 3%.

- Lợi nhuận trƣớc thuế Tập đoàn khoảng: 1.189 tỷ đồng. 3.1.2 Định hƣớng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 - 2018

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, Ngân hàng Á Châu tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lƣợc sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, Ngân hàng Á Châu hƣớng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lƣợc liên quan đến thị trƣờng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với Ngân hàng Á Châu.

Trong lĩnh vực thị trƣờng tài chính, Ngân hàng Á Châu trƣớc đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

3.2 Giải pháp nâng cao sức mạnh và uy tín cho ngân hàng Ngân hàng Á Châu

3.2.1.1 Mở rộng kênh phân phối

- Ngân hàng Á Châu nên mở rộng mạng lƣới hoạt động đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

Trong tƣơng lai, hoạt động ngân hàng có xu hƣớng cung cấp dịch vụ khắp mọi nơi. Vì vậy, các chi nhánh khơng đơn thuần là nơi huy động tiền gửi mà còn cung cấp các dịch vụ phát sinh lợi nhuận. Các chi nhánh ngân hàng phải từng bƣớc trở thành các cửa hàng bán lẻ với mục tiêu là bán cho khách hàng càng nhiều sản phẩm càng tốt. Cụ thể:

Ƣu tiên mở rộng mạng lƣới tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh. Tiếp đến là mở rộng ra các vùng lân cận.

Khi mở chi nhánh đầu tiên tại một địa phƣơng, quy mô chi nhánh phải đủ lớn để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Tiếp đến là mở thêm các chi nhánh quy mơ nhỏ hơn, phịng giao dịch, điểm giao dịch tại địa phƣơng. Số lƣợng tùy thuộc vào tiềm năng thị trƣờng và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh hiện hữu tại địa phƣơng đó.

- Tăng cƣờng các điểm giao dịch tại các siêu thị

Trong những năm gần đây, hệ thống siêu thị phát triển khá nhanh tại các thành phố lớn ở Việt Nam và ngƣời dân đã bắt đầu mua sắm nhiều hơn tại các siêu thị thay cho đi chợ truyền thống. Lợi thế của các điểm giao dịch tại các siêu thị là:

- Chi phí đầu tƣ và chi phí bảo vệ thấp

- Thời gian hoạt động dài hơn (gồm cả cuối tuần và ngày lễ)

- Tiếp xúc với lƣợng khách hàng nhiều hơn so với các chi nhánh thông thƣờng

Ở những khu vực mà nhu cầu dịch vụ ngân hàng không lớn, Ngân hàng Á Châu nên thành lập các quầy dịch vụ ngân hàng. Hình thức này thƣờng có chi phí đầu tƣ thấp hơn nhiều so với trụ sở của một chi nhánh ngân hàng. Các quầy giao dịch nên đƣợc thành lập ở các điểm nhƣ: Trung tâm trƣờng mại, sân bay, các điểm du lịch, trƣờng đại học.

3.2.1.3 Mua lại ngân hàng khác

Một hình thức phổ biến để tăng qui mơ hoạt động của các ngân hàng trên thế giới là sáp nhập và hợp nhất với các ngân hàng khác. Vì vậy, để phát triển qui mô hoạt động, phát triển mạng lƣới, Ngân hàng Á Châu có thể xem xét việc mua lại một số ngân hàng nhỏ hơn.

3.2.1.4 Nâng cao chất lƣợng cán bộ

Hỗ trợ chi nhánh về công tác đào tạo, mở thêm nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dƣỡng kiến thức mới cho cán bộ của các chi nhánh. Thực hiện cơ chế thơng thống hơn về đào tạo tại từng đơn vị.

Tổ chức nhiều hơn các hình thức trao đổi thảo luận giữa Hội sở chính và các chi nhánh, giữa các chi nhánh trên cùng một địa bàn.

Thực hiện giao kế hoạch về số lƣợng nhân viên lao động linh hoạt, mềm dẻo để chi nhánh có thể đảm bảo đƣợc nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ. Đặc biệt có thể cho chi nhánh chủ động quyết định việc định biên của đơn vị để phù hợp với nhu cầu nhân lực trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế khốn thí điểm.

Đào tạo nâng cao nhằm bổ túc kiến thức thị trƣờng, các lĩnh vực khoa học- kinh tế xã hội, phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích tài chính các dự án, hoạt động kinh doanh của một số ngành kinh tế liên quan từ đó nâng tầm nhận thức để có thể hoạch định các chiến lƣợc kinh doanh cho từng thời kỳ, đồng thời có khả năng tƣ vấn cho khách hàng.

Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng để mỗi cán bộ giỏi về chuyên môn, kỹ thuật thao tác nghiệp vụ. Những cán bộ đƣợc đào tạo về

qui trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ và mối quan hệ của nó với các nghiệp vụ khác.

Trang bị kiến thức, lý luận Marketing cho các thành viên, tạo điều kiện cho họ trở thành những mắt xích trong thu thập thông tin, xử lý thông tin kịp thời để góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền các sản phẩm ngân hàng. ứng dụng kiến thức này vào thị trƣờng là việc hết sức quan trọng đặc biệt là thị trƣờng đối với cá nhân riêng lẻ vì động cơ của khách hàng này rất đa dạng. Vì vậy, chúng ta phải phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khách hàng, đặc điểm ra quyết định mua sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó có phƣơng pháp tiếp cận, thuyết phục có hiệu quả.

Cùng với các hoạt động trên, chi nhánh nên chú trọng các hoạt động đoàn thể nhằm tạo khơng khí thoải mái sau giờ làm việc cho nhân viên. Ngân hàng có thể tổ chức các cuộc thi cán bộ nhân viên giỏi của chi nhánh cho toàn bộ nhân viên, “cuộc thi phụ nữ giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà”, đối với cán bộ nam chi nhánh tổ chức các cuộc thi thể thao… nhằm khuyến khích động viên họ.

Để thực hiện hoàn thành các giải pháp trên, ban lãnh đạo ngân hàng luôn phải sát cánh cùng tập thể công nhân viên giải quyết mọi khó khăn trong công việc, thể hiện tinh thần tập thể đồn kết.

3.2.1.5 Nâng cao trình độ cơng nghệ

Hoạt động ngân hàng đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, Ngân hàng Á Châu chƣa thật sự mạnh dạn đầu tƣ đúng mức. So với Ngân hàng BIDV, Techcombank, Đơng Á thì trình độ cơng nghệ của Ngân hàng Á Châu vẫn chƣa tốt. Chính vì thế tác giả xin đề xuất việc để nâng cao trình độ cơng nghệ nhƣ sau:

Thứ nhất là đầu tƣ vào nền tảng và kiến trúc hệ thống công nghệ để đảm bảo một kiến trúc công nghệ tiên tiến nhất, có hiệu năng và độ mở rộng cao cũng

nhƣ an toàn về bảo mật thơng tin, đảm bảo có thể hỗ trợ mức độ tăng trƣởng kinh doanh cao trong nhiều năm.

Thứ hai là những chƣơng trình đầu tƣ vào công nghệ mới để đƣa ra các sản phẩm, dịch vụ ƣu việt. Về mặt dịch vụ, nên triển khai hàng loạt các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi nhƣ phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hối… nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động.

Thứ ba, liên tục đầu tƣ công nghệ vào cải tiến cũng nhƣ đƣa ra các sản phẩm mới, từ các sản phẩm và tính năng trên các kênh điện tử nhƣ Ngân hàng điện tử, ATM, sản phẩm trên điện thoại di động đến các hệ thống cho ph p định giá và xử lý các sản phẩm cấu trúc phức tạp liên quan đến thị trƣờng tài chính và thị trƣờng vốn. Ví dụ, triển khai việc sử dụng ngân hàng trực tuyến trên nhiều thiết bị khác nhau bên cạnh máy tính cố định nhƣ iPad, iPhone, và trên nhiều trình duyệt nhƣ: Internet Explorer, Safari, Firefox...

Thứ tƣ, một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng các chƣơng trình, phần mềm phục vụ khách hàng là sản phẩm đó phải đơn giản và dễ dàng sử dụng, cũng nhƣ có thể đáp ứng đƣợc mức bảo mật trong giao dịch là cao nhất.

3.2.2 Nâng cao uy tín

Các nhà chuyên môn cho rằng: Một trong các yếu tố tạo nên uy tín của một ngân hàng là sức mạnh và thƣơng hiệu của một ngân hàng. Ở trên, tác giả đã thảo luận một số giải pháp nâng cao sức mạnh của ngân hàng. Do đó, trong phần này tác giả sẽ tập trung vào cách phát triển sức mạnh của thƣơng hiệu cho ngân hàng Ngân hàng Á Châu. Trƣớc khi đi đến giải pháp thì chúng ta nên biết vì sao thƣơng hiệu là một trong những yếu tố tạo nên uy tín của một ngân hàng.

Định nghĩa: Thƣơng hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lƣợng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã đƣợc chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của ngƣời tiêu dùng.

Bên cạnh đó xây dựng thƣơng hiệu sẽ góp phần mang lại những lợi ích thiết thực và bền vững. Cụ thể là: Thông qua thƣơng hiệu ngƣời tiêu dùng tin tƣởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn đƣợc lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Xây dựng thƣơng hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với ngƣời tiêu dùng. Một thƣơng hiệu thành công, đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Giá trị của một thƣơng hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thƣơng hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai. Bên cạnh đó, khi đã có đƣợc thƣơng hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tƣ cũng không e ngại khi đầu tƣ vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Thƣơng hiệu ln là tài sản vơ hình và có giá của doanh nghiệp. Chính những điều đó đã thơi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

Để phát triển thƣơng hiệu một cách hiệu quả ABC có thể thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất: Lựa chọn chính sách xúc tiến:

- Phƣơng thức quảng cáo và tài trợ: Nên tài trợ các sự kiện có sự quan tâm đơng đảo của ngƣời dân, thực hiện quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

- Phƣơng thức giao dịch cá nhân và phƣơng thức marketing trực tiếp thƣờng có chi phí thấp, nhƣng địi hỏi trình độ và kỹ năng giao tiếp tốt của nhân viên. Đây là phƣơng thức rất hữu hiệu với Ngân hàng Á Châu. Nó vừa tạo điều kiện xây dựng thƣơng hiệu mà cịn nâng cao chất lƣợng nhân sự. Thơng qua điều này khách hàng có thể cảm nhận một cách rõ hơn tính chun nghiệp từ đó sẽ hình thành một ấn tƣợng đẹp với ngân hàng Ngân hàng Á Châu.

- Phƣơng pháp khuyến mãi: Tuy nhiên đây là phƣơng thức nên áp dụng vừa phải và chỉ dùng vào một số thời điểm và k o đài trong một khoảng thời gian nhất định.

- Phƣơng pháp tuyên truyền thông qua các hoạt động xã hội: Đây là một phƣơng pháp vô cùng hiệu quả trong dài hạn, không tốn kém nhiều chi phí nhƣng địi hỏi một nỗ lực thực hiện nghiêm túc bền bỉ của ngân hàng trong nhiều năm. Ngân hàng Á Châu có thể sử dụng phƣơng thức này nhƣ một chiến lƣợc dài hạn, song song với những hình thức trên.

Thứ hai: Thực hiện các chƣơng trình hợp tác với các thƣơng hiệu lớn trong và ngoài nƣớc, trong ngành và ngoài ngành, để tạo đƣợc sự cộng hƣởng trong phát triển thƣơng hiệu.

Thứ ba: Lựa chọn phạm vi xây dựng thƣơng hiệu dựa trên chiến lƣợc phát triển của ngân hàng Ngân hàng Á Châu.

3.3 Tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Một ngân hàng với trụ sở chính, vài chi nhánh và phịng giao dịch thì cơng việc quản lý chi nhánh thì cơng việc quản lý và kiểm sốt nội bộ thì khơng q khó khăn. Tuy nhiên đối với Ngân hàng Á Châu, khi phải quản lý hơn 345 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc và hơn 10.000 nhân viên. Thi công tác tăng cƣờng quản lý rủi ro và kiểm sốt nội bộ là một trong những cơng việc quan trọng hàng đầu góp phần vào q trình nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản.

Thứ nhất, Ngân hàng Á Châu phải xác định đƣợc chiến lƣợc phát triển tín dụng (tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, mục tiêu, khả năng và thế mạnh của mình), có chiến lƣợc cho vay đến các nhóm khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó quy trình cấp tín dụng phải nghiêm ngặt, chặt chẽ và thận trọng.

Thứ hai, nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Đƣa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức cho nhân viên.

Thứ ba, áp dụng các mơ hình quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Song song, nên áp dụng các phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, định giá tài sản thể chấp và quản trị danh mục cho vay.

Thứ tƣ, cần hồn thiện mơ hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng (quy trình tín dụng mẫu), quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng kinh doanh, phân tích và quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ năm, phân tích tình hình khách hàng theo mơ hình chất lƣợng trƣớc khi quyết định tín dụng.

Thứ sáu, trong các quyết định cho vay đối với khách hàng cần dự đoán các yếu tố môi trƣờng kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ lạm phát, chính trị và tỷ giá.

3.4 Giải pháp tăng cƣờng chính sách huy động và sử dụng vốn 3.4.1 Tăng cƣờng chính sách huy động vốn

Một phần của tài liệu ĐỀ tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – ACB (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)