2. Tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tăng
trưởng kinh tế
Chọn chế độ tỷ giá cố định hay chế độ tỷ giá thả nổi là tốt cho nền kinh tế? Trường phái cho rằng chế độ tỷ giá cố định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn lập luận với chế độ tỷ giá cố định sẽ loại bỏ rủi ro về tỷ giá hối đối, kích thích thương mại quốc tế, và do đó có sự phân chia lao động quốc tế. Thứ hai, cơ chế tỷ giá hối đoái cố định đáng tin cậy tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mơ ổn định, do đó làm giảm phần bủ rủi ro trong lãi suất thực. Các mức lãi suất dài hạn thấp hơn kích thích đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng. Ngược lại với quan điểm này, một số nhà kinh tế lập luận rằng với chế độ tỷ giá linh hoạt, các nước có thể điều chỉnh với các cú sốc thực dễ dàng hơn. Theo cơ chế tỷ giá cố định, điều chỉnh tỷ giá thực phải được thực hiện thông qua thay đổi giá tương đối, điều này là chậm và tốn kém, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp. Duy trì cơ chế tỷ giá hối đối cố định có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công đầu cơ, dẫn tới suy thối, khủng hoảng tiền tệ.Vì vậy, cơ chế tỷ giá linh hoạt sẽ thích hợp hơn để tránh các cuộc khủng hoảng và đạt được sự phát triển lâu dài, ổn định.
Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trước đây về mối quan hệ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế có thể tóm tắt thành các trường phái quan điểm như sau:
Khơng có sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô giữa các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định:
- Trong bài nghiên cứu của mình, Baxter và Stockman (1989) so sánh theo chuỗi thời gian hành vi của 49 quốc gia (23 quốc gia OECD và 21 quốc gia không thuộc OECD) trong suốt thời kỳ tỷ giá hối đoái cố định dưới chế độ Bretton Woods và tỷ giá linh hoạt trong thời kỳ tiếp theo kể từ năm 1973. Tác giả thấy rằng, ngoài thay đổi lớn của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn linh hoạt từ sau
năm 1973, sự dịch chuyển toàn cầu trong cơ chế tỷ giá hối đối ít có tác động đến các biến vĩ mô quan trọng (tiêu dùng và sản lượng cơng nghiệp). Ngồi ra, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã mở rộng tập hợp các biến vĩ mơ bao gồm dịng chảy thương mại, tác giả một lần nữa tìm thấy rằng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô dường như không thay đổi khi chế độ tỷ giá hối đoái thay đổi, và biến động thương mại độc lập với các yếu tố khác. Họ cho rằng kết quả này có thể là do chế độ tỷ giá không quan trọng đối với biến động thương mại hoặc một quốc gia riêng biệt không thể quyết định đơn phương cố định chế độ tỷ giá trong một thế giới thả nổi, khi quốc gia cố định tỷ giá có nghĩa là thả nổi trên phần còn lại của thế giới.
- Kết quả tương tự được tìm thấy từ bài nghiên cứu của Flood và Rose (1995). Với việc tập trung vào tác động của biến động tỷ giá hối đoái trong chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi đối với các nước OECD trong khoảng thời gian 1960-1991.Tác giả cho thấy rằng biến động của các biến kinh tế vĩ mô như sản lượng công nghiệp, cung tiền, giá tiêu dùng, và lãi suất không thay đổi nhiều khi so sánh giữa hai chế độ tỷ giá cố định và linh hoạt.
- Ghosh và các cộng sự (1997) kiểm định mối quan hệ trong mẫu gồm 136 nước, giai đoạn 1960-1989. Họ thấy rằng khơng có sự khác nhau trong tác động tăng trưởng của các chế độ tỷ giá hối đối, mặc dù đầu tư có thể cao hơn và tăng trưởng thương mại thấp hơn một ít dưới chế độ tỷ giá cố định.
- Nghiên cứu của Razin và Rubinstein (2005) cho thấy rằng khơng có khác biệt có hệ thống trong thành quả kinh tế vĩ mô của các chế độ tỷ giá hối đối. Tác giả cho rằng, tỷ giá hối đối có thể tác động trực tiếp đến tăng trưởng ngắn hạn và tác động gián tiếp thông qua tác động của nó đến các cuộc khủng hoảng. Tỷ giá hối đối cố định có thể thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi. Điều này sau đó có thể thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, rủi ro xảy ra khủng hoảng, khi xuất hiện điểm dừng đột ngột của dòng vốn sẽ hạn chế các nhà đầu tư, dẫn đến giảm tăng trưởng. Các nước với xác suất khủng hoảng thấp có thể được hưởng lợi từ một chế độ tỷ giá thiên về cố định và tự do hóa dịng vốn. Các nước có xác suất
khủng hoảng cao hơn thì áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt và kiểm sốt dịng vốn là tốt hơn. Tác giả nhận định chưa thể rút ra kết luận về tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng.
- Nghiên cứu của Grace Juhn, Paolo Mauro (2002) dựa trên một tập dữ liệu lớn bao gồm 184 quốc gia với nhiều biến giải thích: độ mở cửa thương mại, thị phần thương mại với các đối tác thương mại chính, quy mơ nền kinh tế, GNP bình qn đầu người, biến động thương mại, xuất khẩu nhiên liệu, kiểm soát vốn, lạm phát, dự trữ ngoại hối và nhiều phương pháp phân loại chế độ tỷ giá hối đoái, sử dụng phương pháp ước lượng probits hai biến hoặc logits đa biến, họ kiểm tra lý thuyết cũ và mới và xác nhận rằng khơng có quy luật thực nghiệm mạnh mẽ xuất hiện. Tác giả nhận định rất khó khăn để khái quát đơn giản về cách các quốc gia lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đối cho mình.
Tỷ giá cố định có tác động tích cực đến tăng trưởng
- Ghosh, Gulde và Wolf (2003). Sử dụng dữ liệu thời kỳ hậu Bretton Woods của trên 100 nước, kết quả cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát dưới chế độ tỷ giá cố định thấp hơn so với chế độ thả nổi (kết quả này có ý nghĩa thống kê), bởi vì sự gia tăng lòng tin về đồng tiền (hiệu ứng lòng tin) và tăng trưởng cung tiền thấp hơn (hiệu ứng kỷ luật). Theo tác giả, đối với các nước phát triển, có ít sự khác biệt trong tác động của chế độ tỷ giá thả nổi và cố định đến tăng trưởng; trong khi ở nhóm các nước đang phát triển, tỷ giá hối đối cố định có liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, các nước có chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi dường như thường trải qua các cuộc khủng hoảng về ngân hàng hơn.
- Husain, Mody, và Rogoff (2005) nghiên cứu về vai trò của chế độ tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng, mẫu gồm 158 nước trong giai đoạn từ 1970-1999, phân chia thành các nhóm nước: phát triển, mới nổi và đang phát triển với chế độ tỷ giá hối đoái phân loại theo cách của Reinhart và Rogoff (RR). Kết quả cho thấy: tỷ giá hối đoái cố định ở các nước kém phát triển với khả năng gia nhập thị trường vốn quốc tế hạn chế sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát thấp hơn và ổn
định cao hơn, tỷ lệ tăng trưởng giảm khi chế độ tỷ giá càng linh hoạt, mặc dù mối quan hệ là khơng có ý nghĩa thống kê.
Đối với các nền kinh tế mới nổi và phát triển, kết quả của các tác giả phù hợp với của Baxter-Stockman, đó là thiếu các bằng chứng về sự liên hệ trong chế độ tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi với các vấn đề yếu kém về thể chế thông qua các biểu hiện như nợ công, hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương, biến động kinh tế vĩ mơ…có chế độ tỷ giá khơng ổn định và có xu hướng trải qua khủng hoảng nhiều hơn dưới chế độ tỷ giá cố định. Đối với những nền kinh tế này, việc dịch chuyển chế độ tỷ giá sang linh hoạt hơn đang được diễn ra, và việc đưa ra các thể chế cần thiết để khắc phục vấn đề “sợ thả nổi” đang được thiết lập, ví dụ như Brazil, Chile và Mexico. Điều này cho thấy, tỷ lệ các nền kinh tế theo đuổi chế độ tỷ giá cố định sẽ giảm dần trong tương lai, đặc biệt là các nước nghèo khi hội nhập thị trường thế giới và độ bền trong chế độ của họ bắt đầu giống với ở các nước mới nổi.
- Dubas và các cộng sự (2005) phát triển phương pháp phân loại thực tế để nghiên cứu tác động của các chế độ tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế. Họ nhận thấy rằng các nước đang phát triển với chế độ tỷ giá cố định tăng trưởng nhanh hơn tương đối. Và các nước sợ thả nổi hoặc thông báo sẽ theo đuổi chế độ tỷ giá cố định có biểu hiện tốt hơn những nước còn lại. Ngược lại, ở các nước công nghiệp, tăng trưởng khơng có mối liên hệ với chế độ tỷ giá hối đoái. Họ cũng chỉ ra rằng tỷ giá hối đối danh nghĩa khơng tác động đến tăng trưởng.
- Mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ giá hối đoái cố định và tăng trưởng được xác nhận trong nghiên cứu của De Grauwe và Schnabl (2004). Nghiên cứu tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng kinh tế với mẫu là các nước Trung và Đông Âu, từ 1994-2002, kết quả cho thấy: tỷ giá hối đối cố định khơng làm giảm tăng trưởng kinh tế ở các nước Trung và Đông Âu. Bằng
cách cố định tỷ giá đồng Euro, các nước Trung và Đơng Âu có thể thu được lợi ích từ gia tăng thương mại (Frankel và Rose 2002) và tỷ lệ lãi suất thấp hơn (Dornbusch 2001).
- Aghion và các cộng sự (2009), nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến động tỷ giá hối đoái trong điều kiện tương tác giữa biến động tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính của 83 nước trong khoảng thời gian từ 1960- 2000, kết quả cho thấy tỷ giá hối đối cố định có tác động tích cực đến tăng trưởng, đặc biệt là ở các nước còn giới hạn về mức độ phát triển tài chính. - Dooley (1996) tranh luận rằng tỷ giá hối đoái cố định và gần cố định có thể
liên quan đến một sự gia tăng dòng vốn đầu tư tích lũy trong một số thị trường mới nổi ở thập niên 1990s.
- Ngồi ra, có rất nhiều tác giả có cùng quan điểm rằng tỷ giá cố định hỗ trợ cho khả năng tăng trưởng. Bleaney và Fielding (2002) nghiên cứu 8 nền kinh tế đang phát triển và thu được kết quả tương tự Rogoff và các cộng sự (2004). Mối quan hệ giữa biến động sản lượng và tỷ giá hối đoái cũng được nghiên cứu ở các nền kinh tế đơ la hóa bởi Edwards và Magendzo (2006); các tác giả này thấy rằng các nền kinh tế bị đơ lá hóa sẽ có biến động tăng trưởng cao hơn các chế độ tỷ giá khác, bao gồm chế độ tỷ giá cố định.
Tỷ giá hối đối linh hoạt có tác động tích cực đối với tăng trưởng
- Bailliu và các cộng sự (2003), nghiên cứu 25 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1973-1998, cho thấy tác động cùng chiều giữa độ linh hoạt tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế.
- Levy-Yeyati và Strurzenegger (2003) sử dụng cách phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của họ, kết quả nghiên cứu với mẫu gồm 183 nước trong thời kỳ 1974- 2000 cho thấy rằng độ lệch chuẩn của tăng trưởng trong khoảng thời gian trung bình 5 năm là 4.3% ở các nước có chế độ tỷ giá cố định, 4.0% ở các nước có chế độ trung gian và 3.4% ở các nước có chế độ thả nổi. Như vậy chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt có liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng cao ở các nước đang phát
triển (bao gồm các thị trường mới nổi); Ngồi ra, khơng có mối liên hệ giữa chế độ tỷ giá và tăng trưởng ở các nước công nghiệp phát triển.
- Corckett và Goldstein (1976) tranh luận rằng mặc dù chế độ tỷ giá thả nổi tạo ra một sự không chắc chắn trong tỷ giá, sự không chắc chắn này cũng không tệ hơn sự không chắc chắn khi cố gắng duy trì chế độ tỷ giá cố định. Theo IMF (1997), trong chế độ tỷ giá cố định, có thể khơng tốn chi phí để điều chỉnh cân bằng tài khóa, nhưng nó sẽ tích lũy và thể hiện trong các khoản chi phí ở tương lai bằng gánh nặng dự trữ quốc gia hoặc gia tăng nợ, cho đến khi tỷ giá cố định khơng cịn duy trì được nữa. Trong khi đó đối với chế độ tỷ giá linh hoạt, chi phí được thể hiện ngay hiện tại thông qua biến động của giá cả và tỷ giá, giúp thị trường có thể đánh giá đúng tình hình thực tế, và đo đó tỷ giá linh hoạt có thể tạo ra một sự kỷ luật mạnh mẽ hơn trong việc thực thi chính sách so với tỷ giá cố định.
- Theo Quirk (1994), bởi vì tỷ giá hối đối có thể là một chỉ số hữu dụng, chế độ tỷ giá cố định chỉ nên tồn tại trong thời gian ngắn hạn và sau đó linh hoạt để đối phó với các cú sốc. Cơ hội để kiểm soát tỷ giá hối đoái dưới chế độ tỷ giá linh hoạt cho phép chính sách tiền tệ độc lập để chống lại các cú sốc bất ngờ đối với nền kinh tế và do đó giảm sự khơng chắc chắn liên quan đến các điều chỉnh mạnh có thể xảy ra dưới chế độ tỷ giá cố định. Và điều này có thể hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế.
- Theo Aizenman (1994), đầu tư sẽ tăng cao hơn dưới chế độ tỷ giá thả nổi do giảm sự không chắc chắn về chính trị, biến động lãi suất và tỷ giá.
Có thể nhận định rằng, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và phát triển kinh tế.
Việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái trở thành một đề tài đáng quan tâm trong điều hành chính sách của một quốc gia. Các tranh luận tập trung vào chế độ tỷ giá cố định và linh hoạt đã một lần nữa trở thành chủ đề chính trong những năm gần
đây. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và gần đây là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó chế độ tỷ giá không ổn định được xem là một trong những nguyên nhân gây ra. Như kết quả cho thấy, chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp trở thành một trong những vấn đề chính của các chính sách kinh tế. Chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp khảo sát cũng như nghiên cứu của thực nghiệm để áp dụng cho phần nghiên cứu mối quan hệ giữa độ linh hoạt/biến động tỷ giá hối đoái và tăng trưởng của Việt Nam ở phần tiếp theo.