4. Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa chế độ tỷ giá hối đoái và phát triển tà
4.3. Tăng trưởng kinh tế và biến động tỷ giá hối đối tính theo chênh lệch
tỷ giá hối đối thực có hiệu lực và tỷ giá dự báo (RR3)
Bảng 4.3 cho thấy kết quả hồi quy, tập trung chủ yếu vào tác động của sự đánh giá cao tỷ giá hối đoái thực, sử dụng độ lệch giữa tỷ giá hối đối thực có hiệu lực và giá trị dự đốn của nó.
Trong hồi quy [4.3.1], việc định giá quá cao tỷ giá hối đoái thực có tác động ngược chiều lên tăng trưởng, mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê. Hệ số của RR3 mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu RR3. Hệ số của biến phát triển tài chính mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này thêm một lần nữa cho thấy, phát triển tài chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Hồi quy [4.8.2] thực hiện tương tự như [4.1.2] và [4.2.2] bằng việc đưa thêm biến tương tác giữa định giá cao tỷ giá thực và phát triển tài chính. Kết quả hồi quy cho thấy ảnh hưởng biến tương tác của tỷ giá bị định giá cao và phát triển tài chính đến mối quan hệ giữa tác động của việc định giá cao đến tăng trưởng kinh tế là cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số của biến tương tác này mang dấu dương. Kết quả này đưa đến gợi ý: nếu Việt Nam càng phát triển về tài chính thì ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của việc tỷ giá hối đoái bị đánh giá quá cao.
Bảng 4.3: Tăng trưởng kinh tế và biến động tỷ giá hối đoái theo chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực và tỷ giá dự báo (RR3).
Thời kỳ quan sát 1992-2013 [4.3.1] [4.3.2] Biến động tỷ giá hối đoái (chênh lệch
giữa giá trị dự báo và giá trị thực có hiệu lực)
-2.443454*** 0.271932
-0.534306 0.443028
Phát triển tài chính (log tín dụng cá nhân/GDP)
0.388822*** 0.088172
0.091884 0.154685 Tăng trưởng sản lượng bình quân đầu
người năm t-1 (log) 0.072181 0.108289
0.018819 0.057306 Độ linh hoạt tỷ giá x phát triển tài chính 3.497150*** 0.797390 Các biến kiểm soát
Giáo dục (log tỷ lệ học sinh trung học trên tổng số người trong độ tuổi học trung học)
5.809694*** 0.566412
4.889736*** 0.579951
Độ mở thương mại (log tổng xuất nhập khẩu/GDP)
0.020043 0.112223
0.603269** 0.257872 Chi tiêu chính phủ (log chi tiêu chính
phủ/GDP) -0.752154** 0.0430 -0.304920** 0.130984 Lạm phát (log (lạm phát +100)) -1.777797*** 0.250557 -1.758947*** 0.470802
FDI (log FDI ròng/GDP) 0.057547
0.079192 0.092129 0.078708 Hệ số chặn 4.001417*** 0.795402 4.236939*** 1.017454 J-Statistic (P-value) 0.477908 0.243237
Kiểm định Wald (p-value)
H0: tổng tác động của độ linh hoạt tỷ giá = 0
H0: tổng tác động phát triển tài chính = 0
0.0000 0.0000
*, **, *** đại diện cho các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: World Bank và tính tốn của tác giả
Bên cạnh đó, tác động của biến phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế vẫn mang dấu dương, phù hợp với các kết quả hồi quy [4.1], [4.2] và kỳ vọng về dấu của mơ hình. Điều này một lần nữa chứng minh vai trò quan trọng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, kết quả hồi quy với dữ liệu ở Việt Nam cho thấy rằng với mức độ
phát triển tài chính thấp, một chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ hỗ trợ cho phát triển kinh tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Như đã trình bày ở phần trên, xét về mức độ phát triển tài chính, Việt Nam thuộc nhóm các nước có thị trường tài chính phát triển ở mức trung bình (có thể
tham khảo thêm số liệu ở bảng 4.4 để minh chứng cho nhận định này), điều này hỗ
trợ cho quan điểm về việc điều hành một chính sách tỷ giá hối đoái cố định hoặc neo trong biên độ dao động nhỏ sẽ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Bảng 4.4: Thứ hạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam và các chỉ tiêu cấu thành, 2013. Tổng thể Mức độ sẵn có của các dịch vụ tài chính Khả năng chi trả các dịch vụ tài chính Tài chính thơng qua thị trường vốn địa phương Mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận vốn vay Khả năng có sẵn của nguốn vốn Sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Quy chế giao dịch chứng khoán Chỉ số về tính pháp lý Thứ hạng (trong tổng số 144 quốc gia được xếp hạng) 90 104 115 44 88 71 132 110 29
Nguồn: Đánh giá của WEF (2014) Và thực tế cho thấy, trong các thời kỳ tỷ giá hối đoái được điều hành ổn định, neo tỷ giá cố định hoặc trong những biên độ nhỏ, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
tốt và ổn định, ví dụ như các thời kỳ 1992-1996 với mức tăng trưởng trong khoảng 8,2%-9,5%, 2001-2007 với mức tăng trưởng trong khoảng 4,8%-7,5%. Ngược lại, trong các giai đoạn tỷ giá biến động mạnh với biểu hiện là phá giá mạnh đồng nội tệ hoặc phải nới rộng biên độ tỷ giá 5-10% do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 hay khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm sút và kéo dài tình trạng này trong một khoảng thời gian sau đó.
Đồng thời, kết quả hồi quy chứng minh vai trò quan trọng của biến phát triển tài chính đối với mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam càng phát triển về tài chính thì càng ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động bất lợi của biến động tỷ giá hối đoái. Điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây, ở các nước có thị trường tài chính phát triển, gần như khơng chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái. Đồng thời cũng cung cấp gợi ý cho việc điều hành các chính sách của quốc gia nhằm đạt được mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế trong điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay.
Ngồi ra, kết quả hồi quy cũng cho thấy các biến kiểm sốt trong các hồi quy có những tác động như kỳ vọng: giáo dục, độ mở cửa thương mại, dòng vốn FDI có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong khi ảnh hưởng của lạm phát và chi tiêu chính phủ là tiêu cực mặc dù không phải lúc nào ý nghĩa thống kê. Các kiểm định Sargant test cho thấy mơ hình hồi quy và các biến cơng cụ là phù hợp.
4.4. Vấn đề nội sinh
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng GMM để kiểm soát vấn đề nội sinh ở tất cả các biến giải thích. Như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, việc sử dụng phương pháp hồi quy GMM đem lại kết quả tốt hơn phương pháp OLS.
Kiểm định quan trọng nhất của phương pháp ước lượng GMM là kiểm định Overidentifying Restrictions (Overidentifying Restrictions Test) hay còn gọi là
kiểm định Sargan (Sargant Test) hoặc kiểm định J (J – Test). Đây là kiểm định cần thiết trong trường hợp số biến công cụ nhiều hơn số biến trong mơ hình.Ý tưởng của kiểm định là xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư của mơ hình khơng. Nếu câu trả lời là khơng, thì biến cơng cụ được chọn là phù hợp và mơ hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp. Kiểm định Sargant sử dụng thống kê J (J – statistic) nhằm kiểm định giả thiết H0: biến công cụ là nội sinh, mô hình phù hợp. Nếu khơng thể bác bỏ giả thiết H0 thì biến cơng cụ là nội sinh.Khi đó biến công cụ được chọn là phù hợp và mô hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp.
Kết quả của kiểm định J được trình bày trong tất cả các bảng và thể hiện ở mục J-statistic trong các bảng kết quả được trình bày trong phần 4.1-4.3.Với mức ý nghĩa 5%, các hồi quy đã thực hiện đều có ý nghĩa thống kê.
5. Kết luận
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khơng có sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô khi thay đổi giữa các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định. Trong bài nghiên cứu này, thay vì đơn thuần chỉ xét tới biến động tỷ giá hối đoái trong sự cô lập, đã xét thêm sự tương tác giữa biến động tỷ giá và cả mức độ phát triển tài chính. Giả thuyết chính của bài nghiên cứu là tỷ giá hối đoái thực càng biến động cao thì càng làm giảm sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế có mức phát triển tài chính thấp như Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động giữa chế độ tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy:
- Theo xếp hạng quốc tế và đánh giá tình hình thực tế, Việt Nam thuộc nhóm nước có thị trường tài chính phát triển ở mức thấp, điều này dẫn đến gợi ý rằng chế độ tỷ giá hối đối ổn định có khả năng hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
- Quá trình phát triển Nền kinh tế Việt Nam cho thấy trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tỷ giá hối đối có những biến động mạnh (tăng mạnh biên độ dao động, phá giá đồng tiền,…), cùng với đó là tăng trưởng kinh tế giảm sút và kéo dài một khoảng thời gian sau đó; trong các giai đoạn thị trường ổn định, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ trung bình, đồng thời tỷ giá được neo gần như cố định hoặc biến động theo một tỷ lệ nhỏ.
- Theo kết quả hồi quy giữa biến động tỷ giá hối đoái đo lường theo ba cách khác nhau
(i) theo đo lường và phân loại của Reinhart và Rogoff
(ii) đo lường theo độ biến động tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực giữa kỳ này so với kỳ trước
(iii) đo lường biến động tỷ giá hối đoái dựa vào việc xác định sự đánh giá cao của tỷ giá hối đoái thực
kết quả cho thấy biến động tỷ giá có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê. Có nghĩa là ở Việt Nam, do mức độ phát triển thị trường tài chính cịn thấp nên việc duy trì một chính sách tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép là phù hợp với định hướng tăng trưởng kinh tế. Kết quả này nhìn chung phù hợp với diễn biến về tỷ giá và tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, vai trị của phát triển tài chính đối với mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là rất quan trọng, nếu Việt Nam có thị trường tài chính càng phát triển thì sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi những tác động bất lợi do các cú sốc, biến động tỷ giá mang lại.
Ngoài ra, tập hợp các kết quả hồi quy trình cung cấp bằng chứng vững chắc rằng mức độ phát triển tài chính đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến tăng trưởng năng suất. Các biến kiểm sốt trong các hồi quy có những tác động dự kiến: giáo dục và mở cửa thương mại có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng năng suất trong khi ảnh hưởng của lạm phát và chi tiêu chính phủ là tiêu cực mặc dù không phải lúc nào ý nghĩa thống kê.
Nhìn chung, trong tình hình thị trường tài chính cịn chưa phát triển, và định hướng của các nhà quản lý là kiềm chế, ổn định lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, việc duy trì chế độ tỷ giá neo trong biên độ cho phép như hiện nay là khá phù hợp, giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Với kết quả thu được từ các hồi quy trong bài nghiên cứu, có thể nhận định rằng chế độ tỷ giá hiện tại của Việt Nam là phù hợp nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng năng suất dài hạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
- Nguyễn Ngọc Thạch (2014). Bàn về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2/2014.
- Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2011), Nguồn gốc lạm phát ở Việt
Nam giai đoạn 2000-2010: phát hiện mới từ những bằng chứng mới, VEPR.
- Nguyễn ThịThu Hằng và các cộng sự (2010). Lựa chọn chính sách tỷ giá trong
bối cảnh phục hồi kinh tế, VEPR.
- Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập mơn Tài chính - Tiền tệ,
NXB Lao động xã hội.
- Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2011), Tài chính Quốc tế.
- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013). Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: mức
độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu, NXB Tri thức.
- VPBS (2014). Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam, VPBank Securities.
Tiếng Anh
- Aghevli (1991). Exchange Rate Policy in Developing Countries: Some Analytical Issues, International Monetary Fund, Occasional Paper.
- Aghion et al. (2009). Exchange rate volatility and productivity growth: The role
of financial development, Journal of Monetary Economics 56 (2009) 494–513.
- Aizenman (1994). The merits of horizontal versus vertical FDI in the presence of uncertainty, Journal of International Economics, Volume 62, Issue 1, Pages
125–148.
- Alogoskoufis and Smith (1991). The Phillips Curve, The Persistence of Inflation, and the Lucas Critique: Evidence from Exchange-Rate Regimes, The
American Economic Review, Vol. 81, No. 5, pp. 1254-1275.
- Bailliu et al. (2003). Does Exchange Rate Policy Matter for Growth?, International Finance, Volume 6, Issue 3, pages 381–414.
- Baxter và Stockman (1989). Business cycles and the exchange-rate regime: Some international evidence, Journal of Monetary Economics Volume 23, Pages
377–400.
- Benassy et al. (2001), Exchange-Rate Strategies in the Competition for Attracting Foreign Direct Investment, Journal of the Japanese and International
- Bleaney (2000). Exchange Rate Regimes and Inflation Persistence, IMF Staff
Papers, Vol. 47, No. 3, pp. 387-402.
- Bleaney và Fielding (2002). Exchange rate regimes, inflation and output volatility in developing countries, Journal of Development Economics, Volume
68, Issue 1, Pages 233–245.
- Calvo et al. (1995). Targeting the real exchange rate: theory and evidence,
Journal of Development Economics, Volume 47, Issue 1, Pages 97–133.
- Calvo, Guillermo A. and Reinhart (2002). Fear Of Floating, Quarterly Journal
of Economics, v107(2,May), 379-408.
- Camen (2006). Monetary Policy in Asia: Approaches and Implementation, Bank for International Settlements, BIS Paper No. 31.
- Corckett và Goldstein (1976). Inflation under Fixed and Flexible Exchange Rates, Staff Papers - International Monetary Fund, Vol. 23, No. 3, pp. 509-544.
- De Grauwe và Schnabl (2004). Exchange Rate Regimes and Macroeconomic Stability in Central and Eastern Europe, CESifo Working Paper Series No.
1182.
- Dooley (1996). A Survey of Academic Literature on Controls over International
Capital Transactions, IMF, Vol. 43, no. 4: 639-687.
- Dornbusch (2001). Fewer Monies, Better Monies, NBER Working Paper No. 8324.
- Dubas et al. (2005). Effective Exchange Rate Classifications and Growth, NBER Working Paper No. 11272.
- Edwards và Magendzo (2006). Monetary unions, external shocks and economic performance: A Latin American perspective, International Economics and
Economic Policy, Volume 3, Issue 3-4, pp 225-247.
- Engel (2009). Exchange Rate Policies, Bank for International Settlements,
number 52.
- Flood và Rose (1995). Fixing exchange rates A virtual quest for fundamentals,
Journal of Monetary Economics Volume 36, Issue 1, Pages 3–37.
- Frankel và Rose (2002). An Estimate of the Effect of Common Currencies on Trade and Income, The Quarterly Journal of Economics, Vol. 117, No. 2, pp. 437-466.
- Ghosh et al. (1997). Does the Nominal Exchange Rate Regime Matter, NBER
Working Paper No. 5874.
- Ghosh, Gulde và Wolf (2003). Exchange rate regimes: choices and consequences, volume 1, Massachusetts Institute of Technology.
- Goldberg và Kolstad (1995), Foreign direct Investment, exchange rates variability and demand uncertainty, International Economic Review 36(4).
- Husain, Mody, Rogoff (2005). Exchange Rate Regime Durability and Performance in Developing Versus Advanced Economies, Journal of Monetary Economics, v52, 35-64.
- Klaus Schwab (2004). The Global Competitiveness Report 2014–2015, World Economic Forum.
- Lassana Yougbaré (2008). Exchange Rate Regimes, Growth and Volatility: an Empirical Reappraisal, Center for Studies and Research on International
Development (CERDI) - CNRS and Universtity of Auvergne.
- Juhn and Mauro (2002). Long-Run Determinants of Exchange Rate Regimes