Trong khi những tranh luận sau sự kiện Tân Hiệp Phát mở cửa cho khách hàng vào thăm quan nhà máy chưa kịp lắng xuống, trên mạng Facebook và số trang mạng xuất hiện thông tin cho rằng Tân Hiệp Phát đứng sau một website nhằm bênh vực cho doanh nghiệp này. Trước những những phát ngôn được cho là của Tân Hiệp Phát lan tỏa trên các diễn đàn mạng xã hội, tạo làn sóng dư luận phản ứng sản phẩm của Tân Hiệp Phát, hãng này đã ra thơng cáo báo chí khẳng định: Những nguồn thông tin xuất hiện trên internet thời gian qua là khơng chính thức, dẫn tới những hiểu lầm từ cộng đồng và một số cơ quan truyền thơng. Từ đó Tân Hiệp Phát cho biết, hãng này chỉ đưa ra phát ngôn, những nguồn thơng tin chính thống qua 2 kênh là website của hãng tại địa chỉ:
http://congthongtin.thp.com.vn. ‘Ngồi 2 kênh thơng tin chính thức này, Tân Hiệp Phát khơng sử dụng bất cứ kênh thông tin nào khác trên internet. “Tân Hiệp Phát không liên quan và không chịu trách nhiệm về các thông tin trên mạng không từ 2 địa chỉ nói trên”, Tân Hiệp Phát khẳng định. Ngồi ra, Tân Hiệp Phát cịn chọn cách “hình sự hóa” để giải quyết vụ việc. Thay vì đàm phán, thương lượng với khách hàng, họ lại báo công an dẫn đến việc khách hàng lâm vào vòng lao lý.
Theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, khủng hoảng “con ruồi” của Tân Hiệp Phát thực chất chỉ là một cuộc khủng hoảng “nhẹ” trên báo chí (khơng có nhiều bài báo bàn tán và đổ tội cho Tân Hiệp Phát) nhưng lại là một cuộc khủng hoảng “trầm trọng” trên mạng xã hội. Câu chuyện về Tân Hiệp Phát và khủng hoảng "con ruồi nửa tỷ" đáng ra có thể dừng lại từ lâu, ít nhất là khơng còn được bàn tán quá nhiều. Tuy nhiên trên thực tế rất khó hiểu khi tồn bộ các phát biểu của lãnh đạo Tân Hiệp Phát, cho tới các động thái xử lý khủng hoảng từ bộ phận truyền thông của hãng đều như thổi thêm hơi vào đóm lửa khiến thi thoảng nó lại bùng lên. Điều này được thể hiện ở sơ đồ (hình 4.8) biểu hiện mức độ quan tâm tìm kiếm của người tiêu dùng đối với từ khóa “Tân Hiệp Phát” được tìm kiếm trên cơng cụ Google.
(Nguồn: Mai Xuân Đạt,“Xử lý khủng hoảng Tân Hiệp Phát-Góc nhìn Google”)
Hình 4.8: Mức độ quan tâm tìm kiếm từ khóa “Tân Hiệp Phát”
Các từ khóa thường được người tiêu dùng tìm kiếm trên mạng Google và thứ tự mức độ quan tâm (từ nhiều đến ít) là: Tân Hiệp Phát, con ruồi, bị kiện, nói gì, phá sản,
tẩy chay. Mặc dù, vào khoảng giai đoạn gần cuối khủng hoảng, trên các trang mạng xã hội cũng đã xuất hiện những thơng tin “có lợi” cho Tân Hiệp Phát, nhưng nhìn chung, tâm lý của người tiêu dùng vẫn là “chưa tin tưởng” và “lo sợ” (Hình 4.9).
(Nguồn: Mai Xuân Đạt,“Xử lý khủng hoảng Tân Hiệp Phát-Góc nhìn Google”)