Tóm lại, việc tuyển dụng nhân viên có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại tới quản trị NNL của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp có được lực lượng lao động đáp ứng được u cầu của mình và có được một cơ cấu lao động hợp lý với doanh nghiệp. Đồng thời mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người lao động và xã hội (Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, 2007).
1.3.2. Nhóm chức năng sử dụng, đào tạo và phát triển NNL
MƠI TRƢỜNG BÊN NGỒI ỨNG VIÊN BỊ LOẠI
Xét hồ sơ xin việc Trắc nghiệm Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sâu Tham khảo và tra cứu lý lịch
Quyết định tuyển chọn
Khám sức khỏe và các thủ tục hành chính Tuyển chọn bổ nhiệm
Việc đào tạo và phát triển NNL trong mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đào tạo giúp từng bước phát triển và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động thơng qua q trình làm việc, trên cơ sở đó đánh giá khả năng của họ một cách toàn diện trong từng giai đoạn, đáp ứng được yêu cầu công việc và đạt được năng suất lao động cao nhất có thể, tạo ra thế cạnh tranh mạnh mẽ và tự tin của doanh nghiệp (Hà Minh Trung, 2002).
Việc đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn cho các loại lao động là một đòi hỏi thuờng xuyên nằm trong quá trình tái sản xuất sức lao động về mặt chất lượng. Do đó, hoạt động đào tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh hiện nay. Nhờ có đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn mà năng suất lao động được cải thiện, giảm bớt tai nạn lao động, giảm bớt một phần công việc của người quản lý.
1.3.2.1. Hội nhập vào môi trường làm việc
Hội nhập vào môi trường làm việc là một chương trình giới thiệu với nhân viên mới về tổ chức, về đơn vị cơng tác, về chính cơng việc mà họ sẽ đảm nhận. Mục đích của chương trình hội nhập vào mơi trường làm việc nhằm:
- Làm cho nhân viên mới dễ thích ứng với tổ chức.
- Cung cấp thông tin liên quan đến công ty và kỳ vọng hồn thành cơng việc mà cấp trên mong đợi.
- Giảm bớt sai lỗi và tiết kiệm thời gian.
- Tạo một ấn tượng tốt đẹp về cơng ty xét về mặt tình cảm.
1.3.2.2. Đào tào và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo là các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trước mắt. Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển trong tương lai.
- Tiến trình đào tạo và phát triển, bao gồm các bước sau đây: + Định rõ nhu cầu đào tạo.
+ Ấn định các mục tiêu cụ thể. + Lựa chọn phương pháp phù hợp.
+ Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển. + Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển.
1.3.3. Nhóm chức năng duy trì NNL
1.3.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá kết quả thực hiện công việc là đo lường kết quả công việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra, đánh giá thực hiện cơng việc có vai trị rất quan trọng nhằm:
- Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công
việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác.
- Giúp cho cán bộ nhân sự và các nhân viên có cơ hội để xem xét lại các
phẩm chất liên quan đến cơng việc cần thiết phải có của một nhân viên.
- Cung cấp các thông tin cơ bản để các ngân hàng có thể ra quyết định về
vấn đề thăng tiến và tiền lương của nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công
việc của nhân viên.
Nội dung trình tự đánh giá kết quả thực hiện cơng việc được tiến hành theo các bước sau (Trần Kim Dung, 2011):
- Xác định các tiêu chí cơ bản cần đánh giá.
- Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp.
- Xác định người đánh giá và huấn luyện về kỹ năng đánh giá.
- Thông báo cho nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá.
- Thực hiện đánh giá kết quả và xác định mục tiêu mới cho nhân viên.
1.3.3.2. Lương bổng và đãi ngộ nhân sự
Công tác đãi ngộ nhằm kích thích người lao động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Lương bổng và đãi ngộ bao gồm hai phần: lương bổng và đãi ngộ về mặt tài chính và phi tài chính. Tài chính bao gồm các loại tiền lương, hoa hồng, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, trợ cấp lao động... được chi trả cho nhân viên bằng tài chính, tiền tệ... Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, nguồn nhân lực phát triển qua các giai đoạn, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề tài chính khơng cịn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Những đãi ngộ phi tài chính càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đó chính là bản thân cơng việc và môi trường làm việc. Một công việc hấp dẫn có tính thách thức, một mơi trường làm việc công bằng, bài bản và chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến... chính là những động lực thu hút và giữ chân nhân viên trong doanh nghiệp.