Đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước asean (Trang 29 - 32)

1.1 .Lý do chọn đề tài

2.3. Đóng góp của đề tài

2.3.1. Khắc phục những hạn chế của bài nghiên cứu trước.

Mở rộng dữ liệu nghiên cứu trên 6 quốc gia ASEAN.

Sử dụng dữ liệu bảng thay vì sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian. Do dữ liệu bảng có một số ưu điểm hơn so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian:

(i). Dữ liệu bảng liên hệ các quốc gia theo thời gian, nên chắc chắn có tính khơng đồng nhất trong các đơn vị này. Các kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính khơng đồng nhất.

(ii). Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, nâng cao

được số quan sát của mẫu và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến.

(iii). Bằng cách nghiên cứu quan sát lặp đi lặp lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này.

(iv). Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.

2.3.2. Khắc phục hiện tượng thiếu biến.

2.3.2.1. Thiếu biến có liên quan và chứa biến khơng liên quan

Xét hai hồi quy sau

(1)Yi = β1 + β2X2i +...+βKXKi + εi

(2)Yi = β1 + β2X2i +...+βKXKi + β(K+1)X(K+1),i+ ...+ β(K+L)X(K+L),i + εi

Mơ hình (1) có các trị thống kê tương ứng có ký hiệu R và mơ hình (2) có các trị thống kê tương ứng có ký hiệu U.

Có hai trường hợp xảy ra:

x Trường hợp 1: Nếu mơ hình (2) là đúng nhưng chúng ta chọn mơ hình

(1) nghĩa là chúng ta bỏ sót L biến quan trọng (XK+1,..XK+L). Hậu quả

là ước lượng các hệ số cho K-1 biến độc lập cịn lại bị chệch, mơ hình

này có tính giải thích kém cho mục tiêu dự báo vào phân tích chính sách.

x Trường hợp 2: Nếu mơ hình (1) là đúng nhưng chúng ta chọn mơ hình

(2), nghĩa là chúng ta đưa vào mơ hình các biến không liên quan. Hậu

quả là ước lượng hệ số cho các biến quan trọng vẫn không chệch nhưng không hiệu quả.

(Nguồn : Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2006– Kinh Tế Lượng Ứng Dụng )

2.3.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm.

Lutkepohl (1982) đã chứng minh rằng về mặt lý thuyết và trong thực tế khó hoặc không thể rút ra kết luận về mối quan hệ giữa một vài biến số kinh tế chỉ dựa trên

cơ sở của một loạt mơ hình chuỗi thời gian cho các biến này. Cấu trúc của các mối

quan hệ chỉ có thể tìm được bằng cách kiểm tra tất cả các biến quan trọng trong mô

hình. Kiểm định nhân quả Grancher trong hệ thống hai biến có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra mối quan hệ nhân quả do đã bỏ sót một số biến quan trọng.

Ghosh S (2009) và Odhiambo (2009) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế bao gồm cả biến việc làm. Ghost đã tìm thấy trên dữ liệu của India mối quan hệ một chiều đi từ tăng trưởng kinh tế đến tiêu thụ điện

năng. Và Odhiambo đã tìm ra mối quan hệ hai chiều giữa hai biến trên dữ liệu của

Salahuddin and Alam (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng internet, sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế. Họ đã tìm thấy mối quan hệ một chiều giữa chúng.

Iyke (2014) đã nghiên cứu mơ hình gồm sản lượng điện tiêu thụ, tăng trưởng kinh tế và lạm phát để tránh sự thiên lệch khi chỉ nghiên cứu mơ hình gồm giữa sản

lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu của Nigeria.Và tìm thấy giữa

chúng có mối quan hệ nhân quả trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Narayan and Singh (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tăng

trưởng kinh tế và tiêu thụ điện năng bao gồm cả biến lực lượng lao động ở Fiji Islands giai đoạn 1971–2002. Và cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế và từ tiêu thụ điện đến lực lượng lao động.

Hiện tượng thiếu biến sẽ gây ra những hậu quả như việc ước lượng các hệ số

cho các biến độc lập bị chệch, mơ hình ước lượng được có tính giải thích kém cho cả mục tiêu dự báo vào phân tích chính sách. Chính vì vậy bài nghiên cứu này ngồi việc kiểm định lại mơ hình gồm 2 biến chính. Cũng sẽ kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ điện năng và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ đa biến bằng cách đưa thêm biến về lao động, việc sử dụng internet và lạm phát vào mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng điện tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế ở các nước asean (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)