2 .Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây
4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu
4.1 Thống kê mô tả
Trước tiên, bài nghiên cứu này sẽ trình bày thống kê dữ liệu của các biến qua các năm, để thấy được tổng quan của nguồn dữ liệu.
Bảng tổng quan giá trị trung bình của các chỉ số trong tương quan giữa đòn bẩy, kỳ đáo hạn của nợ, đầu tư và tăng trưởng.
Bảng 4.1: Mô tả giá trị trung bình của các biến LEV, MAT, INV và GROWTH
Nguồn: Tính tốn trên phần mềm Stata dựa vào dữ liệu của luận văn
Bảng 4.2: Phân tích mơ tả dữ liệu của các doanh nghiệp đang niêm yết giai đoạn 2007-2013
Nguồn: Tính tốn trên phần mềm Stata dựa vào dữ liệu của luận văn
Số liệu tính tốn dựa trên mẫu gồm 103 cơng ty phi tài chính đang niêm yết tại thị trường chứng khốn Việt Nam trên hai sàn HNX và HOSE từ năm 2007 – 2013 với 721 quan sát. Kết quả cho thấy dữ liệu về biến đòn bẩy khá cao lên đến 0.55, giá trị lớn nhất là 0.96 và thấp nhất là 0.03, cho thấy nguồn tài trợ của công ty phụ thuộc khá nhiều vào nợ, theo đó áp lực về đầu tư dưới mức cũng có thể tác động đáng kể lên doanh nghiệp. Trong khi đó, biến kỳ đáo hạn của nợ lại có độ tập trung ở giá trị 0.30, chứng tỏ doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vay ngắn hạn, điều này cũng được xem là phù hợp vì trong giai đoạn khảo sát thì nền kinh tế đang gặp phải tác động của khủng hoảng và biến động của thị trường tài chính. Theo đó, đầu tư cũng chỉ ở mức khá thấp với giá trị trung bình ở 0.25. Riêng về các biến kiểm sốt được đưa
vào các phương trình nghiên cứu cũng có những biến động cùng xu thế. Tuy nhiên, ở góc độ nội dung cần xem xét tập trung vào tương quan giữa đòn bẩy, đầu tư, kỳ đáo hạn nợ và tăng trưởng nên luận văn không tập trung vào đi phân tích sâu những nhân tố này như những nhân tố chủ đạo trên.
Kế đến tác giả sẽ xem xét tương tác giữa các biến độc lập với lần lượt các phương trình để để đưa ra những đánh giá về số liệu của các biến này dựa trên nguồn dữ liệu đã thu thập.
Bảng 4.3: Ma trận tương quan các biến độc lập trong phương trình địn bẩy
Nguồn: Kết quả dựa trên tính tốn từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata
Bảng 4.4: Ma trận tương quan các biến độc lập trong phương trình kỳ đáo hạn nợ
Nguồn: Kết quả dựa trên tính tốn từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata
Bảng 4.5: Ma trận tương quan các biến độc lập trong phương trình đầu tư
Nguồn: Kết quả dựa trên tính tốn từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata
Có thể nhận thấy các cặp biến trong mơ hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8, ngoại trừ 2 cặp biến [ MAT i,t -1 với GROWTH_MAT i,t-1 ], [LEV
i,t-1 với GROWTH_LEV i,t-1] có hệ số tương quan lần lượt là 0.8113 và 0.8136. Theo kinh nghiệm, hệ số tương quan giữa các cặp biến lớn hơn 0.8 thì có đa
cộng tuyến, song kinh nghiệm này là chưa chính xác. Thơng thường, nguy cơ xảy ra đa cộng tuyến cao chỉ khi chỉ số nhân tố phóng đại VIF3 lớn hơn 10, tương đương với hệ số tương quan lớn hơn 0.9. Do đó dữ liệu nghiên cứu ít có khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo. Mặt khác, với phương pháp áp dụng định lượng trong luận văn này sử dụng mơ hình GMM và mơ hình dữ liệu bảng sẽ tái cấu trúc lại mơ hình, từ đó góp phần hạn chế bớt hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Hơn nữa, trong một số trường hợp thực tế những biến được coi là nền tảng và đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định biến phụ thuộc thì nên đưa vào mơ hình dù có khả năng xuất hiện đa cộng tuyến. Theo đó, các biến được đưa vào mơ hình có thể được xem là khá phù hợp trong việc xem xét tác động đến đòn bẩy của các doanh nghiệp đang niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự phù hợp của mơ hình thì với mỗi phương trình, tác giả sẽ lần lượt loại trừ các biến trong từng cặp có hệ số tương quan cao để hồi quy và đưa ra các lập luận phù hợp nhất.