Bảng đánh giá mơ hình văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực thi văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh miền nam công ty CMC telecom hiện trạng và giải pháp (Trang 52)

Loại Văn hóa Hiện tại Mong muốn Chênh lệch

C – Văn hóa gia đình 23 31 8

A – Văn hóa Sáng tạo 22 26 4

M – Văn hóa thị trường 27 22 (5)

H – Văn hóa cấp bậc 28 21 (7)

Từ đó mơ hình văn hóa doanh nghiệp theo đánh giá chung có dạng như sau:

Hình 2.3: Kết quả khảo sát mơ hình văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên

Kết quả cho thấy văn hóa chủ đạo hiện tại của CMC chi nhánh Miền Nam là văn hóa cấp bậc với 28 điểm và tiếp theo là văn hóa thị trường với 27 điểm trong tổng số 100 điểm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với một cơng ty có nguồn gốc nhà nước (Một trong hai thành viên sáng lập CMC Telecom là Tổng công ty vốn nhà nước SCIC với 51% vốn góp). Và cịn được thể hiện rõ nét trong các đặc tính đặc trưng nổi bật:

- Đặc tính nổi trội hiện tại của cơng ty là tính kiểm sốt hệ thống với các luật lệ, quy định, quy trình chặt chẽ tiếp theo đó định hướng vào kết quả công việc, luôn ủng hộ cạnh tranh để đạt được thành tích cao. Điều này được thể hiện rõ nét với hầu hết các hoạt động trong công ty đều được yêu cầu thực hiện theo quy trình: từ quy trình tuyển dụng, quy trình bán hàng với từng sản phẩm/dịch vụ cụ thể, cho đến việc xin phiếu công tác bằng taxi, xin xuất lại hóa đơn đều tuân theo những quy trình đã được viết sẵn và công bố trên trang điện tử trực tuyến của cơng ty. Cùng với đó công ty luôn cổ động phong trào thi đua với phần thưởng cho người đạt thành tích cao về doanh số, về tiến độ thực hiện dự án…

- Phong cách lãnh đạo trong cơng ty trong cơng ty có định hướng quan tâm tới kết quả làm việc và tích cực quan tâm tới khách hàng.

- Quản lý nhân viên trong công ty: Cách quản lý nhân viên trong công ty là tạo sự cạnh tranh trong nội bộ, mọi người phải làm việc dưới áp lực cao và ln nỗ lực để đạt được thành tích. Nhân viên được phân công công việc cụ thể và phù hợp với từng cá nhân.

- Chất keo kết dính tổ chức: là các quy tắc, quy định rõ ràng, chặt chẽ về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Cùng với đó, mọi người ln quan tâm tới việc đạt được thành tích, hướng tới sự khen thưởng và thăng tiến.

- Chiến lược của công ty: công ty theo đuổi các mục tiêu mang tính bền vững và ổn định.

- Tiêu chí thành cơng của cơng ty: là việc vận hành hệ thống nội bộ tốt, hiệu quả với chi phí thấp.

Điểm số dành cho các loại hình văn hóa khơng có sự chênh lệch q nhiều. Hai loại hình văn hóa tiếp theo là văn hóa gia đình với 23 điểm và văn hóa sáng tạo với 22 điểm. Điều này thể hiện sự không tương đồng trong xu hướng công ty muốn phát triển tới với tình hình hiện tại được đánh giá bởi cán bộ nhân viên chi nhánh Miền Nam. Trong khi cơng ty khơng ngừng khuyến khích sự sáng tạo và năng động thì loại hình văn hóa này lại được đánh giá là sự thể hiện yếu nhất trong bốn loại hình với 22 trong tổng số 100 điểm.

Thể hiện về mơ hình văn hóa cơng ty trong tương lai, cán bộ nhân viên có xu hướng phát triển mạnh loại hình văn hóa gia đình thay cho việc chú trọng vào quy trình, quy định và ngun tắc gị bó. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tâm lý của hầu hết mọi người khi làm việc.

 Khảo sát sự tương đồng về nhận dạng mơ hình văn hóa doanh nghiệp giữa nhóm cán bộ quản lý và nhóm nhân viên tại chi nhánh miền Nam CMC Telecom

Qua số liệu tổng hợp cho thấy, khi so sánh giữa đánh giá của cán bộ quản lý với đánh giá của nhân viên tại chi nhánh về mơ hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại của công ty đều giống nhau về nhận định văn hóa cấp bậc là loại hình văn hóa chủ đạo tại môi trường Chi nhánh Miền Nam CMC Telecom.

Bảng 2.7: Bảng đánh giá mơ hình văn hóa doanh nghiệp theo nhóm

Loại Văn hóa

Nhóm cán bộ quản lý Nhóm cán bộ quản lý Hiện tại Mong muốn Chênh lệch Hiện tại Mong muốn Chênh lệch C - VH gia đình 20 26 6 24 32 8 A - VH Sáng tạo 23 25 2 22 26 4 M - VH thị trường 28 27 (1) 26 21 (5) H - VH cấp bậc 29 22 (7) 28 21 (7)

Tuy nhiên, so sánh về mong muốn sự thay đổi văn hóa trong tương lai thì trong khi nhân viên muốn phát triển mạnh về đặc tính của loại hình văn hóa gia đình với các đặc trưng:

- Đặc tính nổi trội của cơng ty là môi trường làm việc thân thiện, mọi người quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Công ty giống như một gia đình lớn gắn bó và đồn kết.

- Phong cách lãnh đạo trong công ty: ân cần, gần gũi với nhân viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho nhân viên làm việc.

- Nhân viên trong cơng ty có tinh thần làm việc đồng đội, tin tưởng và gắn bó.

- Chất keo kết dính tổ chức: sự đồn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa tập thể nhân viên.

- Chiến lược của công ty: hướng tới phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhân sự với sự tin cậy cao và gắn bó với cơng ty.

- Tiêu chí của sự thành công mà công ty hướng tới là lấy phát triển nguồn nhân lực để tạo thành lợi thế cạnh tranh.

Thì cán bộ quản lý tại chi nhánh công ty lại có quan điểm khác khi mong muốn các loại hình văn hóa được chú trọng phát triển khá đồng đều, và loại hình văn hóa chủ đạo là văn hóa thị trường với các đặc trưng về phong cách quản lý, mục tiêu nhắm tới luôn là kết quả làm việc và mơi trường trong cơng ty mang tính cạnh tranh, thi đua, chú tâm đến thành tích, khen thưởng, thăng tiến trong cơng việc.

Theo cách đánh giá như vậy, cả nhóm nhân viên và nhóm cán bộ quản lý được khảo sát đều có những mong muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh trong tương lai về xu hướng là khá tương đồng, chỉ khác biệt ở mức độ chênh lệch điểm số tuyệt đối của các loại hình văn hóa. Cụ thể, cả hai nhóm đều cho rằng cần phải:

- Giảm bớt các đặc tính của văn hóa cấp bậc (Giảm 7 điểm so với đánh giá hiện tại).

- Gia tăng các đặc tính của văn hóa gia đình (nhóm nhân viên tăng 8 điểm, nhóm quản lý tăng 6 điểm).

- Giảm bớt các đặc tính của văn hóa thị trường (nhóm nhân viên mong muốn giảm 5 điểm, trong khi nhóm cán bộ quản lý chỉ cần giảm 1 điểm. Tương đương với việc khá hài lịng về tình trạng hiện tại).

- Đối với văn hóa sáng tạo: cả hai nhóm đều mong muốn tăng thêm ở một mức tương đối nhỏ, khơng q cấp thiết lắm. (Nhóm nhân viên: tăng 4 điểm, nhóm cán bộ quản lý tăng 2 điểm)

2.3 Đánh giá chung về hoạt động thực thi văn hóa doanh nghiệp tại CMC Telecom chi nhánh Miền Nam

2.3.1 Đánh giá các ưu điểm

Qua nghiên cứu tại chi nhánh Miền Nam CMC Telecom, tác giả nhận thấy việc thực thi các nề nếp văn hóa doanh nghiệp tại đây đạt được các ưu điểm sau:

Đặc trưng nổi bật tại chi nhánh Miền Nam cũng giống như tồn cơng ty CMC Telecom là môi trường giao tiếp giữa đồng nghiệp rất thân thiện và hịa đồng. Có được điều này là do tập thể nhân viên trong cơng ty nói chung cũng như tại riêng chi nhánh cịn khá trẻ, năng động do đó cởi mở với tập thể. Lãnh đạo trong công ty cũng hướng tới phong cách quản lý giúp cho nhân viên có một mơi trường làm việc thoải mái thể hiện năng lực cá nhân và dễ dàng hịa nhập với mơi trường.

Ngoài ra, do hướng tới một phong cách quản lý với những quy trình, quy định chặt chẽ, nên cơng ty có một mơi trường thơng tin nội bộ và giao tiếp cá nhân rộng mở. Nhân viên dễ dàng tiếp cận với các thông tin cần thiết trong quá trình làm việc thơng qua việc đăng nhập vào hệ thống thông tin điện tử nội bộ của công ty. Mỗi cá nhân trong cơng ty đều có tài khoản riêng để đăng nhập vào hệ thống, cập nhật được tất cả các thơng tin nội bộ, quy trình, biểu mẫu. Cùng với đó, mỗi khi có một cập nhật mới về các quy định mới hoặc thay đổi nội dung nào đó trong quy trình, biểu mẫu… đều được gửi thư điện tử thơng báo tới tồn bộ nhân viên.

Ban lãnh đạo của công ty cũng như chi nhánh quan tới tới việc đào tạo kỹ năng, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên. Trong năm vừa qua, công ty đã tổ chức rất nhiều đợt đào tạo cho nhân viên từ kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng, đến huấn luyện quy chuẩn trong giao tiếp khi làm việc với khách hàng. Tuy việc tổ chức đào tạo được tiến hành chung cho cả chi nhánh và do phòng nhân sự

phụ trách tổ chức, nhưng trước mỗi khóa đào tạo hoặc hội thảo, các cấp quản lý tại mỗi phòng ban đều nhận được email thông báo về thông tin, thời gian, mức độ quan trọng… từ đó hỗ trợ nhân viên tham gia một cách đầy đủ nhất.

Sau mỗi khóa đào tạo, đều có kiểm tra kiến thức và đánh giá chất lượng của học viên. Việc làm này không chỉ giúp cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả đào tạo mà còn thúc đẩy nhân viên coi trọng khóa đào tạo và có sự vận dụng vào thực tế làm việc tại công ty.

2.3.2 Đánh giá các mặt còn hạn chế

Tuy nhiên, qua đánh giá của cán bộ nhân viên tại chi nhánh cũng cho thấy các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp được thực thi tại chi nhánh Miền Nam CMC Telecom còn khá yếu và tồn tại những hạn chế nhất định:

Việc xây dựng hạ tầng văn phòng làm việc chưa khoa học, chưa giúp đỡ cũng như tạo động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên. Hạn chế này không chỉ nằm ở yếu tố khách quan về văn phịng làm việc khơng lớn và hiện đại như tại trụ sở chính và chi nhánh Miền Bắc mà cịn nằm ở việc bố trí văn phịng làm việc tại chi nhánh Miền Nam hiện nay chưa khoa học, môi trường không chỉ thiếu khơng gian mà cịn sắp xếp bị thường xuyên xáo trộn, thay đổi, cùng với đó là việc công ty đang trong thời gian phát triển, quy mô không ngừng gia tăng, nhân viên đông hơn, khiến cho không gian làm việc của mỗi cá nhân ngày càng bị thu hẹp.

Qua khảo sát cịn cho thấy,việc chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh chung của cơng ty tới tập thể nhân viên tại chi nhánh còn chưa hiệu quả. Khiến cho nhân viên chưa thực sự gắn kết và lấy sứ mệnh/tầm nhìn của cơng ty làm kim chỉ nam trong các mục tiêu công việc. Yếu tố này phần nhiều nằm ở vai trị của truyền thơng nội bộ, cùng với đó là sự lan truyền thơng điệp của công ty từ cấp lãnh đạo chi nhánh tới cán bộ nhân viên chưa được coi trọng.

CMC Telecom đề cao vai trò của việc sáng tạo, và phương châm là tạo môi trường tốt nhất, thuận tiện nhất cho nhân viên phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, cống hiến cho công ty. Tuy nhiên, tại chi nhánh Miền Nam, tất cả các yếu tố đó mới chỉ mang tính chất phong trào, chưa thật sự đi vào thực tiễn hoạt động. Biểu hiện đầu tiên cho thấy điều này, là các cá nhân có những đóng góp thiết thực cho phong trào sáng tạo, hay thi đua của công ty chủ yếu là ở các chi nhánh Miền Bắc. Cuộc thi về ý tưởng sáng tạo, khơng có nhân viên nào tại chi nhánh Miền Nam, được vào vịng thuyết trình ý tưởng trước ban lãnh đạo, mà chỉ dừng lại ở việc tham gia đóng góp ý tưởng theo phong trào. Ban lãnh đạo tại chi nhánh cũng chưa có các hoạt động khuyến khích thi đua cụ thể hay phát động phong trào riêng tại chi nhánh, từ đó hình thành ý tưởng đổi mới, phát triển, hồn thiện các dịng sản phẩm – dịch vụ, quy trình, quy định, hay mơi trường văn hóa cho riêng chi nhánh hoặc tồn thể cơng ty.

Sự phối hợp, hợp tác giữa các bộ phận, phịng ban trong cơng ty cịn mang tính chất trách nhiệm cơng việc, chưa có sự gắn kết thực sự để hỗ trợ nhau cùng hoàn thành cơng việc. Khiến cho các quy trình, quy định trở nên quá nguyên tắc, tạo nên văn hóa doanh nghiệp mang tính cấp bậc chứ khơng phải hịa đồng, năng động, sáng tạo như phương châm công ty đang nỗ lực theo đuổi.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 của đề tài phân tích hiện trạng các hoạt động thực thi văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh Miền Nam CMC Telecom với các nội dung chính như sau:

- Giới thiệu chung về CMC Telecom và chi nhánh Miền Nam: Sơ lược về lĩnh vực hoạt động, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự, tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh; giới thiệu chung về văn hóa CMC Telecom.

- Khái quát ba cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh Miền Nam: những giá trị văn hóa hữu hình, những chuẩn mực được tuyên bố, những giá trị nền tảng ngầm định.

- Khảo sát về ba cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ nhân viên chi nhánh.

- Nhận dạng mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh bằng phương pháp sử dụng cơng cụ OCAI. Hiện tại, mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại đây thiên về văn hóa thị trường và văn hóa cấp bậc.

Tác giả sử dụng các kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích các cấp độ biểu hiện và mơ hình văn hóa doanh nghiệp để tiến hành đưa ra các giải pháp giúp hồn thiện cơng tác xây dựng văn hóa CMC Telecom tại chi nhánh Miền Nam trong chương 3 tiếp theo.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC THI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH MIỀN NAM CMC TELECOM

3.1 Định hƣớng xây dựng văn hóa nghiệp tại CMC Telecom chi nhánh Miền Nam

3.1.1 Quan điểm, định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của CMC

Telecom

CMC Telecom đang không ngừng xây dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp với các chuẩn mực phù hợp với chiến lược mà công ty đang hướng tới trong tương lai. Theo đó cơng ty định hướng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành viễn thông, không ngừng đa dạng hóa và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường cung cấp các dịch vụ viễn thông.

Từ đó, CMC Telecom định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lại như sau:

 Không ngừng củng cố các giá trị văn hóa doanh nghiệp mà cơng ty đã và đang xây dựng trong hơn 6 năm hình thành và phát triển. Thời gian tới, CMC Telecom vẫn trên con đường dần dần tạo dấu ấn, nét đặc trưng riêng và định hình sâu đậm văn hóa Ctel trong tâm trí cán bộ nhân viên và khách hàng.

 Đồng thời, các hoạt động của công ty luôn phát huy theo đặc thù riêng của công ty với định hướng:

- Trách nhiệm và cam kết: tinh thần làm việc có trách nhiệm, đúng với cam kết giúp nâng cao hiệu quả công việc cũng như chất lượng dịch vụ tới khách hàng.

- Sáng tạo – đổi mới: nhân viên trong cơng ty có tinh thần đổi mới, sáng tạo, chấp nhận rủi ro để tạo nên những sản phẩm/dịch vụ ưu việt hơn, có tính cạnh tranh hơn.

- Tinh thần đồng đội sẽ là yếu tố giúp CMC Telecom trở thành một cộng đồng vững mạnh và bền chặt trước những khó khăn, thử thách của thị trường, của đối thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực thi văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh miền nam công ty CMC telecom hiện trạng và giải pháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)