PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại việt nam (Trang 35)

Mỗi một mơ hình phân tích hay dự báo đều có những ưu và nhược điểm riêng, điều này xuất phát từ những giả định trong mơ hình được ứng dụng. Theo đó mơ hình nghiên cứu sau sẽ khắc phục những nhược điểm của mơ hình nghiên cứu trước đó, từ đó cho phép những nhà nghiên cứu nói chung và những nhà quản trị nói riêng có những dự báo ngày càng chính xác hơn các hiện tượng kinh tế. Xuất phát từ thực tế ở Việt Nam chưa có một mơ hình chuẩn cho vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận nên nghiên cứu của đề tài sẽ dựa vào nghiên cứu của Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013) làm cơ sở cho nghiên cứu của đề tài.

3.1. Cơ sở dữ liệu nghiên cứu

Theo lập luận của Saunders và cộng sự (1997), rất khó để có được giá trị thống kê t-statistic có ý nghĩa thống kê với cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, tác động của kích thước mẫu lên kết quả giá trị thống kê sẽ giảm khi hơn 30 quan sát được đưa vào nghiên cứu (Saunders và cộng sự, 1997, trang 317). Nghĩa là một mẫu nghiên cứu cần có ít nhất 30 quan sát. Theo đó, dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2013. Sau khi loại bỏ các công ty không đủ dữ liệu nghiên cứu kết quả đề tài chọn được 64 công ty với đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu. Dữ liệu của các công ty nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, các thơng tin được cơng bố trên các website của các công ty, website của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát

được tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data) theo từng công ty phân bố theo từng năm. Lý do cho việc chọn hồi quy theo dữ liệu bảng là do:

- Thứ nhất, dữ liệu bảng cho phép kiểm sốt sự khác biệt khơng quan sát

được giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu;

- Thứ hai, dữ liệu bảng cũng giúp kiểm sốt cho các biến khơng quan sát

được thay đổi theo thời gian nhưng không phải giữa các công ty trong mẫu nghiên cứu;

- Thứ ba, dữ liệu bảng giúp tăng thêm số mẫu quan sát, phần nào khắc phục

hiện tượng đa công tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn, hiệu quả hơn và mô tả dạng hàm dữ liệu bảng đơn giản.

3.2.Mơ hình nghiên cứu 3.2.1.Mơ tả biến

3.2.1.1.Biến phụ thuộc

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Ben- Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013) theo đó biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu là lợi nhuận công ty được đo lường bởi tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn (ROCE- Return On Capital Employed), được tính như sau:

Ở đây đề tài sử dụng ROCE thay vì ROE bởi lẽ ROCE phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp bao gồm cả nguồn vốn tự có và vốn vay. Chỉ số này sẽ phản ánh khách quan hơn trong việc hiệu quả sử dụng đồng

vốn của doanh nghiệp. Ngồi ra, nó cũng góp phần làm giảm ảnh hưởng của việc các chính sách ưu đãi về thuế và lãi vay mang lại.

3.2.1.2.Biến độc lập

Hệ số thanh toán hiện hành (Current Ratio – CR)

Có một số biện pháp đo lường tính thanh khoản của cơng ty và mỗi chỉ số khác nhau đóng vai trị quan trọng khác nhau đối các nhà đầu tư và các bên có liên quan. Từ quan điểm này, đánh giá mức độ thanh khoản của công ty phụ thuộc vào việc sử dụng các phép đo khác nhau. Một số các chỉ số được quan tâm hơn bởi các ngân hàng hơn là các nhà đầu tư và các biện pháp kế toán thanh khoản cho biết thêm một cái nhìn mới về tính thanh khoản (Lamberg và Valming, 2009). Một trong những biện pháp phổ biến nhất và lâu đời nhất để đo lường tính thanh khoản của cơng ty là hệ số thanh tốn hiện hành (Current Ratio - CR).

Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio – QR):

Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio - QR) cũng được đưa vào như là các biến độc lập.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle – CCC)

Huff, et al. (1999) tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt trong hệ số thanh khoản khi quy mô của các công ty là khác nhau. Huff et al. (1999) đưa ra lập luận rằng các cơng ty có ít hoặc khơng có hàng tồn kho có xu hướng có hệ số thanh khoản

hiện hành thấp hơn do tài sản ngắn hạn của các công ty này là nhỏ hơn. Một kết quả khác chỉ ra rằng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản hiện tại, tức là sự cân bằng vốn lưu động mang giá trị âm, thường xun xảy ra trong những cơng ty có quy mơ nhỏ hơn là trong những cơng ty có quy mơ lớn hơn. Các cơng ty nhỏ hơn có hệ số thanh khoản hiện hành biến động hơn (hoặc rất thấp hoặc rất cao) so với các cơng ty lớn hơn và do đó việc so sánh hệ số thanh khoản hiện hành của các công ty lớn hơn sẽ có ý nghĩa hơn vì ít biến động hơn. Sự hữu ích của hệ số thanh tốn hiện hành và hệ số thanh toán nhanh trong vai trò đo lường vốn lưu động đã được đặt câu hỏi bởi bản chất tĩnh của chúng. Do bảng cân đối tài sản là được lập tại một thời điểm nhất định do đó các đo lường tính thanh khoản cũng được tính cho một thời điểm nhất định trong năm (Penman, 2007). Shin và Soenen (1998) đã nghiên cứu các công cụ khác sử dụng để đo lường hiệu quả của vốn lưu động và họ đề nghị sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.

Đối với các biến độc lập này bài nghiên cứu dựa theo quan điểm của Shin và Soenen (1998) và Eljelly (2004) cho rằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) là một thước đo quan trọng cho tính thanh khoản. Vì vậy, CCC được lựa chọn là biến độc lập chính để kiểm tra tác động của nó trên ROCE.

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) là một trong những chỉ sổ để các công ty khi kiểm tra chu kỳ tiền mặt của họ. Về cơ bản CCC sẽ cho biết phải mất bao lâu để công ty chuyển đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thành tiền mặt trong tài khoản của cơng ty. Để tính tốn CCC, ba chỉ số khác cần phải được tính tốn bao gồm: giai đoạn chuyển đổi hàng tồn kho (Days Inventory Outstanding – DIO), giai đoạn chuyển đổi các khoản phải thu (Days Sales Outstanding - DSO), và giai đoạn chuyển đổi các khoản phải trả (Days Payables Outstanding - DPO). Cơng thức

tính cụ thể CCC theo Afeef (2011) và theo nghiên cứu của Richards và Laughlin (1980), theo đó việc tính tốn CCC được thể hiện chi tiết theo bảng sau:

Bảng 3.1. Định nghĩa chu kỳ chuyển đồi tiền mặt Chỉ

số

Cơng thức tính Định nghĩa

DIO

Thời gian hàng tồn trong kho

DSO

Thời gian thu được tiền hàng về

DPO

Thời gian phải trả nhà cung cấp

CCC CCC = DIO + DSO – DPO Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Tóm lại, hệ số thanh khoản hiện hành và hệ số thanh khoản nhanh được sử dụng rộng rãi để theo dõi thanh khoản của cơng ty. Các đối tác bên ngồi, chẳng hạn như ngân hàng và các tổ chức phát hành tín dụng khác đã sử dụng các hệ số này như một biện pháp đo lường tín dụng của các cơng ty, trong khi các đối tác bên trong tổ chức theo dõi cách chính sách vốn lưu động được thực hiện bên trong công ty. Lợi ích của việc phân tích các hệ số vẫn còn là một câu hỏi từ thời này qua thời khác và cần phải cẩn thận khi so sánh các công ty trên các ngành công nghiệp khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung để đánh giá xem làm thế nào công ty trong cùng một ngành điều chỉnh chiến lược thanh khoản của họ

và một trong những cách để thực hiện việc đánh giá là để điều tra mức độ sử dụng quản lý tiền mặt khác nhau.

3.2.1.3.Biến kiểm sốt

Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả kinh doanh của một doanh nghiệp nên việc đưa thêm biến kiểm soát như là một biến độc lập vào mô nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu cho vấn đề của mình theo đề tài là cần thiết bởi lẽ nó giúp mơ hình trở nên ổn định hơn, theo đó các biến kiểm sốt được đưa vào mơ hình nghiên cứu gồm: Quy mơ của cơng ty (LnTA), doanh thu (LnS), tất cả được lấy logarit cơ số tự nhiên trong đó quy mơ của cơng ty được đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản. Việc đưa các biến kiểm sốt này vào mơ hình nghiên cứu là dựa trên các nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Padachi (2006), Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013)…

Để có cái nhìn mang tính tổng quan đề tài tiến hành tổng hợp các biến nghiên cứu theo bảng sau:

Bảng 3.2.Tổng hợp các biến nghiên cứu trong đề tài Biến Biến nghiên cứu Cách tính Các tác giả đã nghiên cứu ROCE Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013), Niresh (2012). Lamberg và

CR Valming ( 2009), Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013), Niresh (2012, Lyroudi và Lazaridis (2000), Pouraghajan và Emamgholipourarchi (2012). QR Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013), Niresh (2012), Lyroudi và Lazaridis (2000), Pouraghajan và Emamgholipourarchi (2012) Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013), Pouraghajan và Emamgholipourarchi

CCC DIO + DSO – DPO (2012), Richards và Laughlin (1980), Maness và Zietlow (2005), Nobanee và cộng sự (2011).

LnS Logarit cơ số e của doanh số

Ben-Caleb,

Olubukunola và Uwuigbe (2013)

LnTA Logarit cơ số e của tổng tài sản

Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013), Lyroudi và Lazaridis (2000), Chatterjee (2010).

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu của Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013) và các nghiên cứu trước đây và cũng nhằm trả lời cho các vấn đề nghiên cứu của mình, theo đó mơ hình nghiên cứu của đề tài là:

ROCE = F(CCC, CR, QR, LnS, LnTA)

Giả thiết nghiên cứu của đề tài được thiết lập dựa trên kỳ vọng nghiên cứu của đề tài và nghiên cứu của Ben-Caleb, Olubukunola và Uwuigbe (2013), theo đó giả thiết nghiên cứu là:

Ho: Tính thanh khoản có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng sinh lợi của các công ty thuộc ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

H1: Tính thanh khoản không mối quan hệ đáng kể với khả năng sinh lợi của các công ty thuộc ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ giả thuyết chung trên đề tài tiến hành kiểm định ba giả thiết để xem xét mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của cơng ty, theo đó các giả thiết được đưa ra như sau:

H01: Có mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại Việt Nam.

H02: Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ số thanh toán hiện hành và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại Việt Nam

H03: Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ số thanh toán nhanh và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại Việt Nam.

Với những giả thiết được đặt ra, lý thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và kảh năng sinh lợi sủa Smith (1980) và các nghiên cứu trước đây, theo đó đề tài kỳ vọng nghiên cứu của đề tài là: Tìm được mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), hệ số thanh toán hiện hành (CR), và hệ số thanh toán nhanh (QR) với tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE). Đối với các biến kiểm soát, logarit tự nhiên của doanh thu và logarit tự nhiên của tổng tài sản, được kỳ vọng là có mối quan hệ cùng chiều đáng kể với ROCE. Kỳ vọng nghiên cứu được tập hợp thông qua bảng sau:

Biến Kỳ vọng

nghiên cứu Nghiên cứu gốc

Các nghiên cứu khác

Tác giả

ROCE ROCE ROCE

CCC

- Khơng có ý nghĩa -

Shin và Soenen (1998), Deloof (2003), Lazaridiss & Tryfonidis (2005), Bhunia và

Brahma (2011)

CR - Khơng có ý nghĩa - Eljelly (2004)

QR - Khơng có ý nghĩa

LnS + +

LnTA + Khơng có ý nghĩa

3.3. Các phƣơng pháp kiểm định mơ hình

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của mình cũng như kiểm định các giả thiết nghiên cứu, đề tài thực hiện các phương pháp kiểm định theo trình tự như sau: Thống kê mơ tả dữ liệu, phân tích tương quan, ước lượng mơ hình và kiểm định các giả thiết nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 11.0.

3.3.1.Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả lại những đặc tính của dữ liệu nghiên cứu và đưa ra những nhận định ban đầu về chuỗi dữ liệu nghiên cứu, cụ thể đề

tài sẽ mô tả lại dữ liệu dựa trên các tiêu chí: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, sai số chuẩn.

3.3.2.Phân tích tƣơng quan

Phân tích tương quan được đề tài sử dụng nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số tương quan (Pearson) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng. Đề tài xây dựng ma trận hệ số tương quan kèm theo mức ý nghĩa nhằm đánh giá bước đầu về mối tương quan giữa các biến. Ngoài ra, trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao (lớn hơn hoặc bằng 0.8) và đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên do số biến nghiên cứu của đề tài là ít và các biến độc lập, biến kiểm soát trong mơ hình nghiên cứu của đề tài trong thực tế có mối quan hệ với nhau nên trong nghiên cứu của mình đề tài sẽ khơng thực hiện việc loại biến mà chỉ có sự lưu ý trong nghiên cứu của mình khi có hiện tượng tương quan cao giữa các biến nghiên cứu trong mơ hình.

3.3.3.Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình

Trong khi phân tích tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu có mối quan hệ với nhau hay khơng thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc qua đó cho biết chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phương pháp này cho phép đề tài đưa ra bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi và các giả thiết nghiên cứu. Theo đó đề tài thực hiện ước lượng mơ hình thơng qua ước lượng Pooled OLS, Fixed effect, Random effect. Lý do của việc ước lượng mô hình Fixed effect, Random effect mà khơng chỉ là mơ hình Pooled OLS là:

Thứ nhất, ước lượng Pooled OLS là ước lượng đơn giản và bỏ qua cấu trúc dữ liệu bảng có thể dẫn đến việc các biến độc lập không phản ánh đúng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Và do đó trong mơ hình có nhiều biến giải thích nên có thể xảy ra hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập. Và khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến ước lượng Pooled OLS khơng cịn hiệu quả. Do đó cần một mơ hình tốt hơn mơ hình Pooled OLS.

Thứ hai, để xem xét đặc điểm riêng của từng cơng ty trong mẫu nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến biến giải thích và do có những thuộc tính chúng ta khơng quan sát được bằng giá trị thì lúc này mơ hình phù hợp hơn so với Pooled OLS là mơ hình Fixed effect. Theo đó mơ hình được xây dựng để xem xét được đặc điểm riêng của từng công ty trong mẫu nghiên cứu theo sự thay đổi của hệ số chặn tuy nhiên sự thay đổi này là cố định theo thời gian và để xem xét sự khác nhau đó thì chúng ta có thể dùng biến giả. Do mơ hình chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mơ hình nên nó khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan. Một minh hoạ cho mơ hình này như sau:

Trong đó : thể hiện cho sự khác nhau giữa các công ty nghiên cứu nhưng sự khác nhau đó khơng thay đổi theo thời gian. Khi đó được triển khai theo các biến giả để xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lợi của các công ty sản xuất tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)