Sáp nhập ngân hàng thương mại trong quá trình tái cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

2.1 Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam và hoạt động mua lạ

2.1.2 Sáp nhập ngân hàng thương mại trong quá trình tái cấu trúc

Theo khảo sát tại 24 quốc gia thực hiện tái cấu trúc của IMF (Dziobek, 1998), mỗi quốc gia có những phương pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng với mức độ thành công khác nhau. Trong đó, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp, thường là

các biện pháp như : (i) Chính phủ bơm vốn hoặc mua cổ phiếu để nắm giữ

quyền quản lý; (ii) đóng cửa các ngân hàng khơng có khả năng tồn tại một

cách có trật tự (đồng thời chi trả bảo hiểm tiền gửi hoặc bán phần hoạt động tốt cho ngân hàng khác); (iii) sáp nhập các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài; (iv) sáp nhập ngân hàng trong nước với nhau; (v) thành lập

công ty quản lý tài sản; (vi) thay đổi cơ cấu sở hữu ngân hàng (ví dụ, tư nhân hóa).

Việc lựa chọn sáp nhập ngân hàng thương mại đang được tập trung

thực hiện ở Việt Nam qua hai đường : (i) sáp nhập các ngân hàng trong nước với nhau; (ii) khuyến khích các NH nước ngoài nắm giữ cổ phần tại các NH trong nước, tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính -

ngân hàng. Như vậy, có thể thấy các giải pháp sáp nhập ngân hàng đang được thực hiện thiên về giải pháp ngắn hạn, nhằm giải quyết khó khăn về thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém.

Khi sáp nhập ngân hàng khơng được lựa chọn thì việc Nhà nước bỏ tiền ra để cứu các NH khỏi phá sản là có mức độ hiệu quả rất thấp hoặc không

hiệu quả, nhưng lại mang tính an tồn cao, ngồi giải pháp có thể bán các NH yếu kém cho nhà đầu tư hay đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, với các NH nhỏ

thì nhà đầu tư nước ngồi chỉ quan tâm đến việc mua lại phần lớn hoặc toàn bộ để “bõ cơng” thay đổi, cịn nếu chỉ chiếm một tỷ lệ khống chế dưới 30%

như hiện nay thì vốn đầu tư quá nhỏ với họ, không đáng để tạo ra sự thay đổi. Vì vậy, việc Nhà nước hỗ trợ thanh khoản hoặc bỏ tiền ra cứu cho các ngân hàng yếu kém là không khả thi, xét cả trên giác độ nguồn lực tài chính và rủi ro lợi ích nhóm.

Việc đóng cửa các ngân hàng khơng có khả năng tồn tại một cách có

trật tự (đồng thời chi trả bảo hiểm tiền gửi hoặc bán phần hoạt động tốt cho

ngân hàng khác) là một trong những giải pháp được coi là ưu tiên hàng đầu để xử lý các NH yếu kém, thanh lọc khỏi hệ thống (Dziobek, 1998). Vì vậy, sáp nhập ngân hàng với các NH khá hơn hoặc các NH yếu kém tuy mang tính gượng ép, bị động, nhưng vẫn là lựa chọn tốt, tiết kiệm chi phí xã hội nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)