Đánh giá và rút kinh nghiệm M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 83)

3.3 Các đề xuất hỗ trợ

3.3.2 Đánh giá và rút kinh nghiệm M&A

Sau giao dịch, dù ngân hàng mục tiêu sẽ được hợp nhất hay tiếp tục

hoạt động độc lập thì việc chuyển giao sở hữu/đầu tư cần được lên kế hoạch từ trước và thực hiện nhanh chóng để tránh sự gián đoạn, duy trì giá trị cơng ty và hiện thực hóa các cơ hội của sự cộng hưởng. Thách thức lớn nhất gặp phải sau giao dịch M&A là các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ, quản trị và kiểm soát. Điều này phản ánh các khiếm khuyết trong lĩnh vực này của nhiều ngân hàng Việt Nam so với các nước phát triển hơn.

Nhà đầu tư cần lưu ý đến các vấn đề phổ biến khác như sự khác biệt về văn hóa và quản trị hay các thay đổi về quy trình hoạt động. Đây khơng chỉ là các ngun nhân dẫn đến việc hợp nhất / chuyển giao kém mà còn là nguyên nhân của việc đầu tư kém hiệu quả và thậm chí là thất bại.

Nhà đầu tư nên thận trọng khi định giá các giá trị cộng hưởng có thể

thu được sau giao dịch M&A. Việc hiện thực hóa các chiến lược, kế hoạch

kinh doanh tiếp tục là một thách thức lớn cần giải quyết trong quá trình hợp nhất / chuyển giao. Việc hiện thực hóa các giá trị cộng hưởng tuy không được xem là thách thức lớn sau giao dịch M&A nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư về

hiệu quả của các giá trị cộng hưởng sau giao dịch M&A trong kế hoạch đầu

tư ngắn hạn là tương đối thấp.

Cần đánh giá kết quả quá trình sáp nhập, hợp nhất và thoái vốn tại các NHTM cổ phần. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh và hiệu quả việc thực hiện đề án cơ cấu lại được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt. Hoạt động mua bán, sáp nhập và thoái vốn là giải pháp quan trọng trong quá trình cơ cấu lại NHTM cổ phần, động chạm đến lợi ích của các cổ đơng lớn, đến nhóm cổ đơng có quyền lực, cần được thực hiện thận trọng, cần tiếp tục đúc kết kinh nghiệm, và có những biện pháp phù hợp

để đẩy nhanh tiến trình và đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

**********************************

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động M&A ngân hàng là một trong những biện pháp quan trọng

để tái cấu trúc và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

M&A ngân hàng tại Việt Nam đã và đang đem lại những kết quả khả quan ban đầu, đồng thời cũng xuất hiện những thương vụ mang tính bè phái, thơn tính đối thủ, trục lợi cá nhân. Từ đó, M&A ngân hàng đòi hỏi những

chiến lược phát triển dài hạn, kết hợp với những giải pháp thích hợp và kịp thời, phù hợp với điều kiện và hồn cảnh cụ thể, nhằm lành mạnh hóa hoạt động M&A ngân hàng và đem lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Luận văn đã phác họa rõ nét thực trạng hoạt động mua lại và sáp

nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2012. Các

ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình tích cực trong việc

mua lại và sáp nhập, đối đầu với những khó khăn và thách thức khốc liệt,

nhằm khẳng định sự lựa chọn để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhập.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì tất yếu các ngân hàng phải tự

tìm kiếm và sáp nhập với nhau hoặc với các định chế tài chính lớn nhằm tích tụ tư bản. Nhưng vừa qua, hoạt động M&A tại Việt Nam chỉ dừng lại ở hình

thức các ngân hàng hoạt động lành mạnh sáp nhập, mua lại những ngân

hàng có nguy cơ phá sản nhằm tránh sự đổ vỡ hệ thống nên vẫn chưa tận

dụng được hết những lợi ích từ hoạt động M&A.

M&A có hạn chế đặc biệt là hậu M&A mà cả ngân hàng được sáp

nhập và ngân hàng sáp nhập cần phải chuẩn bị trước để giúp cho thương vụ thành công. Hạn chế lớn nhất thường xảy ra là giải quyết quyền lợi của các nhóm cổ đơng. Các cổ đơng lớn có thể giảm quyền kiểm sốt nên tạo ra mâu thuẫn, cịn ý kiến của cổ đơng nhỏ đơi khi bị bỏ qua nên có thể dẫn đến việc bán cổ phiếu và có những thương vụ M&A xuất phát từ lợi ích của Hội đồng quản trị hay của các tổ chức trung gian như công ty tư vấn, cơng ty luật, ... Việc dung hịa cách quản lý, hòa nhập các hoạt động kinh doanh, các bộ

phận chức năng cũng phải được Ban lãnh đạo ngân hàng tính đến, nếu khơng sẽ dẫn đến sự ra đi của nhân sự nhất là các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng

được sáp nhập.

Do đó, với thực tế hiện nay của các NHTM và hoạt động M&A tại

Việt Nam trong thời gian qua thì việc định hướng của nhà nước cho hoạt động M&A là vấn đề quan trọng. Trong giai đoạn trước mắt thì để tránh sự

nhau, có thể thực hiện bằng hình thức các ngân hàng lớn mua lại các ngân hàng nhỏ để nâng cao thị phần và tận dụng mạng lưới; hoặc hình thức các

ngân hàng nhỏ sẽ sáp nhập với nhau nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ,

tăng qui mô và tiết kiệm chi phí. Về lâu dài, khi các NHTM đã lớn mạnh thì sẽ thực hiện M&A để thành lập tập đồn tài chính ngân hàng nhằm đa dạng hố sản phẩm và khai thác triệt để lợi ích của tất cả ngân hàng.

Để hoạt động M&A thực hiện thành công và mang lại lợi ích cho các

NHTM thì địi hỏi phải có sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước mà quan trọng nhất là khung pháp lý và bản thân của các NHTM với nhiều vấn đề khác nhau, từ việc lựa chọn ngân hàng được sáp nhập đến việc định giá và sử dụng phương thức thanh tốn, bên cạnh đó cần quan tâm dến những vấn đề hậu M&A như thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp, chính sách nhân sự, …

Luận văn đã cố gắng đưa ra đưa ra những đề xuất cấp thiết nhằm

nâng cao hiệu quả của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, trong đó nêu bật vai trị cần thiết của công tác quản lý vĩ mô như : đồng nhất hành lang

pháp lý quản lý hoạt động M&A ngân hàng, xác định vai trò và nghĩa vụ của các bên tham gia, nhất là các nhân tố nước ngồi nhằm đảm bảo tính minh

bạch và hiệu quả hoạt động M&A ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất cụ thể, chi tiết các bước nâng cao hiệu quả định giá và quy trình mua lại và sáp nhập ngân hàng.

Xu hướng M&A ngân hàng được đánh giá là một trong bảy sự kiện

nổi bật của ngành ngân hàng năm 2013, và chắc chắn giao dịch M&A ngân hàng sẽ sôi nổi hơn nữa trong thời gian tới với những diễn biến hết sức nhạy cảm và phức tạp. Từ đó đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới nhằm cập nhật thông tin, làm rõ những động cơ, phương thức mới, qua đó đánh giá và rút kinh nghiệm thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua nghiên cứu nhiều tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin. Tuy nhiên, do tác giả gặp hạn chế về thời gian cũng như khả năng nghiên cứu nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý thầy cô, bạn bè.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1/ Chính phủ (2012), Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai

đoạn 2011 – 2015”.

2/ Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 : Phê duyệt

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”.

3/ Công ty TNHH KPMG (2013), “Mua lại và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam - Từ góc nhìn của bên thực hiện giao dịch”.

4/ Đào Duy Tiên (2013), “HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG nhìn từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới”, Thị trường Tài Chính Tiền Tệ Số 6(375) – Tháng 3/2013.

5/ Đào Minh Tú (2011), “Sáp nhập hợp nhất ngân hàng - Quan điểm và cách thức tiến hành”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân Hàng (Năm 2011, Quý

IV, Số 114).

6/ Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), “Những vấn đề từ đề án tái cấu trúc”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 15/4/2012.

7/ Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Hoạt động M&A trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (23/09/2013). 8/ Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2012), “TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM: NHỮNG ẨN SỐ NHÌN TỪ THƠNG

LỆ QUỐC TẾ”.

9/ Phạm Minh Sơn (2013), “Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp Luật – Pháp luật kinh tế. 10/ Thân Thị Thu Thủy (2010), “SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – Sự lựa chọn để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhập”,

PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP Số 8-Tháng 12/2010.

11/ Trương Quang Thông, “Sáp nhập ngân hàng: Những vấn đề cần bàn

Các website http://inteves.com http://vietstock.vn http://www.manetwork.vn http://www.muabansapnhap.com http://www.vnecon.com http://www.bloomberg.com www.ma-vietnam.vn www.saga.vn www.sanmuabandoanhnghiep.com www.sbv.gov.vn www.thesaigontimes.vn www.tuanvietnam.net www.vietnamnet.vn www.vntrades.com www.wikipedia.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)