Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.2.2.2. Biến độc lập chính – Thanh khoản
Biến độc lập chính trong mơ hình nghiên cứu là biến thanh khoản. Như đã đề cập trong phần tổng quan lý thuyết, biến thanh khoản được các nhà nghiên cứu tính tốn và định nghĩa ở nhiều góc độ và công thức khác nhau. Và theo nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), tác giả nghiên cứu và sử dụng cơng thức để tính tốn đo lường cho biến thanh khoản phù hợp với các thị trường mới nổi như Việt Nam như
𝐿𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡: là biến thanh khoản của cổ phiếu của công ty 𝑖 tại thời điểm 𝑡. Thanh khoản sẽ được đo lường bằng hai cách:
Biến chính để đo lường thanh khoản là khối lượng giao dịch. Biến này được tạo bằng cách sử dụng dữ liệu hằng ngày của khối lượng cổ phiếu giao dịch và tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp. Theo Lesmond (2005) cần loại trừ những ngày mà tổng khối lượng giao dịch lớn hơn tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp. Biến này được định nghĩa như sau:
∑𝑄𝑡=1𝑇𝑟𝑎𝑑𝑒𝑑 𝑆ℎ𝑎𝑟𝑒𝑠𝑡
𝐷𝑄 × 𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑆ℎ𝑎𝑟𝑒𝑠
trong đó 𝐷𝑄 là số ngày giao dịch trong Quý.
Biến thứ hai để đo lường thanh khoản là khối lượng giao dịch được điều chỉnh theo ngành. Biến này được định nghĩa là khối lượng giao dịch chia cho khối lượng giao dịch trung bình của ngành.3 Biến này được tạo bằng cách dùng khối lượng giao dịch trung bình của các cơng ty thuộc ngành đó trong mỗi Q. Do đó, tơi sẽ đo lường liệu rằng đầu tư có tăng lên hay khơng ở các cơng ty mà có sự khác biệt trong quan điểm lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của ngành.
Một vấn đề tiềm ẩn trong đo lường các biến thanh khoản của mơ hình được đề xuất bởi Francisco Moz (2012) là mặc dù mơ hình lý thuyết thể hiện một mối quan hệ giữa sự bất đồng và khối lượng giao dịch, ông nhận định rằng sẽ có thể có những biến khác tạo ra sự thay đổi trong khối lượng giao dịch. Điều quan trọng là xem xét liệu điều này có tác động để mối quan hệ giữa tính thanh khoản và đầu tư hay khơng. Ở góc nhìn đầu tiên, ủng hộ việc sử dụng khối lượng giao dịch như là một biến để đo lường cho sự khác biệt trong quan điểm là cơng trình nghiên cứu của Sadka and Scherbina (2007), bài nghiên cứu đã trình bày rằng các cơng ty mà có sự mâu thuẫn giữa các nhà phân tích về lợi nhuận trong tương lai của các cơng ty càng cao thì càng
có khối lượng giao dịch lớn, do đó tồn tại một sự tương quan đồng biến giữa khối lượng giao dịch và sự mâu thuẫn giữa các nhà phân tích. Kết quả này cũng được tìm thấy bởi Thakor and Withed (2011) và Diether et al. (2002), thông qua kiểm định thực nghiệm khối lượng giao dịch như là một biến đo lường sự khác biệt trong quan điểm.4 Tuy nhiên, có người cho rằng các biến mà có liên quan đến chu kỳ kinh doanh sẽ tạo ra sự thay đổi trong khối lượng giao dịch. Để tránh được vấn đề này, lựa chọn dữ liệu theo quý ở từng quốc gia kết hợp với dữ liệu fixed effects, sẽ loại bỏ được các nhân tố vĩ mơ có thể tác động đến tồn bộ các cơng ty ở từng quốc gia một cách đồng đều. Vì vậy, tính thanh khoản sẽ cho chúng ta một thơng tin thuần về ảnh hưởng của chu kỳ.