Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.2. Mơ hình nghiên cứu
3.3.2. Các bước nghiên cứu
Tóm lại tơi tóm tắt các bước nghiên cứu định lượng của luận văn này bao gồm:
Bước 1: Xử lý dữ liệu thứ cấp theo các bước:
- Điều chỉnh phạm vi dữ liệu, thu hẹp dữ liệu chỉ bao gồm các cơng ty có số liệu từ 24 quý trở lên để loại bỏ các cơng ty với rất ít số liệu q thu thập. Cơ sở để thực hiện điều này là lập bảng tần suất theo số quý có dữ liệu của mỗi cơng ty. Loại bỏ các cơng ty có số ngày giao dịch nhỏ hơn phân vị 25% của số ngày giao dịch để đảm bảo tính thống nhất về tính thanh khoản cho các công ty được chọn. Loại bỏ các cơng ty khơng có số liệu về hàng tồn kho thuộc các ngành như Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm và các loại hình dịch vụ như hỗ trợ, lưu trú, và dịch vụ khác.
- Tính tốn các biến chính của mơ hình theo cơng thức đã trình bày. Bước 2: Lập bảng Thống kê mơ tả các biến chính của mơ hình
Bước 3: Thực hiện lần lượt các kiểm định theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cụ thể như sau:
- Kiểm định 1: Thực hiện ước lượng mơ hình chính với bốn biến cơng cụ như đã nêu. Kiểm tra biến công cụ yếu với F-value.
- Kiểm định 2: Thêm biến tương tác giữa biến giả phát hành cổ phiếu (Issue X Trading Vol. và Issue X Firm Trad. Vol./Ind.) với biến thanh khoản và hồi quy tương tự Kiểm định 1.
- Kiểm định 3: Thêm biến tương tác giữa biến giả phân biệt các công ty lớn và công ty nhỏ (Large X Trading Vol. và Large X Firm Trad. Vol./Ind.) với biến thanh khoản và hồi quy tương tự Kiểm định 1.
- Kiểm định 4: Thêm biến tương tác giữa biến giả phân biệt những công ty “tăng trưởng” và công ty “giá trị” (High B/M X Trading Vol. và High B/M X Firm Trad. Vol./Ind.) với biến thanh khoản và hồi quy tương tự Kiểm định 1.
Bước 4: Đối chiếu kết quả kiểm định với các kết quả nghiên cứu trước đây, cụ thể là kết quả nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012).
Các bước nghiên cứu được thực hiện trên phần mềm thống kê Stata và được tổng hợp và trình bày lại trong luận văn theo những kết quả trả về trên phần mềm thống kê Stata, hồn tồn khơng có sự can thiệp chủ quan nào.
Dựa vào nội dung tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước, tôi kỳ vọng dấu các hệ số ước lượng như sau:
Bảng 3.2. Dấu kỳ vọng của các hệ số ước lượng
Biến
Dấu kỳ vọng của các hệ số ước lượng
Ý nghĩa hệ số ước lượng
Thanh khoản (Trading Vol. và Firm Trad. Vol./Ind.)
(+) Cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn thì có liên hệ với đầu tư thực cao hơn
Đòn bẩy – Leverage (-)
Cơng ty sử dụng tỷ lệ địn bẩy cao (sử dụng nợ nhiều hơn vốn cổ phần) thì sẽ cắt giảm bớt đầu tư để trả nợ vay.
Tobin’s Q (+) Cơng ty có nhiều cơ hội đầu tư hơn
sẽ tận dụng để thực hiện đầu tư.
Dòng tiền - Cash Flow (+)
Nếu công ty bị ràng buộc tài chính (cơng ty nhỏ), dịng tiền có thể biểu hiện mức đầu tư lớn hơn.
Issue X Trading Vol. và Issue X Firm Trad. Vol./Ind.
(+)
Thanh khoản càng cao thì đầu tư càng nhiều nhất là trong thời gian phát hành cổ phiếu ra thị trường.
Large X Trading Vol. và Large X Firm Trad. Vol./Ind.
(-)
Những cơng ty lớn (ít ràng buộc về tài chính) thì đầu tư ít nhạy cảm với thanh khoản hơn các công ty nhỏ (ràng buộc nhiều về tài chính).
High B/M X Trading Vol. và High B/M X Firm Trad. Vol./Ind.
(-)
Tác động của thanh khoản đến đầu tư của các cơng ty có nhiều cơ hội đầu tư hơn (tăng trưởng) thì cao hơn các cơng ty giá trị.