CHƯƠNG V : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC
5.1. Định hình phát triển đào tạo từ xa của Đại học Mở TP.HCM
Kể từ khi thành lập vào năm 2003, nhiệm vụ Trường Đại học Mở TP. HCM đã được xác định tại điều 2 trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
“Đại học Mở Bán cơng Thành Phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh,…nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng
của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ khoa học – kỹ thuật cho đất nước”
(Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ).
Sau thời gian hình thành và phát triển, sự đóng góp của Trường đã được cơng nhận và khẳng định có ưu thế về đào tạo từ xa trong cả nước và uy tín trong khu vực. Đến nay Trường đã có hơn 28.000 sinh viên tốt nghiệp hình thức Đào tạo từ xa và có hơn 35.000 sinh viên hiện đang theo học các ngành Quản Trị Kinh Doanh, Kế tốn, Tài chính Ngân hàng, Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Luật, Luật Kinh tế, Công tác xã hội, Cơng nghệ kỹ thuật Cơng trình Xây dựng, Ngơn ngữ Anh và Khoa học máy tính. Qua kết quả trên, nhận thấy Trường đã đóng góp to lớn trong việc tạo ra cơ hội học tập cho mọi người, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đối tượng của đào tạo từ xa là mọi người có nhu cầu học tập, đặc biệt là người lao động và nhân dân ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng hải đảo.
Và gần đây nhất, căn cứ sự ổn định và phát triển nói chung của hình thức học từ xa, trong quyết định phê duyệt đề án “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2012-2020” của Thủ Tướng chính phủ một lần nữa tái khẳng định nhiệm vụ của
hình thức đào tạo từ xa trong vấn đề xã hội hóa giáo dục quốc gia và của riêng Trường Đại học Mở TP. HCM với nội dung cụ thể như sau:
…“ 4. Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng
a) Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục đại học.
b) Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.
c) Củng cố, hoàn thiện chức năng và nhiệm vụ của Viện Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dẫn
đầu về nghiên cứu phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa; trung tâm phát triển học liệu; trung tâm bồi dưỡng cán bộ, giáo viên phục vụ học tập suốt đời.
5. Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời.
a) Hồn thiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn.
b) Xây dựng cơ chế đánh giá, cơng nhận kết quả học tập khơng chính quy và phi chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiến thức.
c) Tổ chức biên soạn tài liệu học tập về các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
d) Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với việc học tập của người lớn tuổi.” …
(QĐ số 89/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ ký ngày 09/01/2013) Để hồn thành trọng trách được giao phó, Trường đã đặt ra sứ mạng cho mình là góp phần thúc đẩy xã hội học tập phát triển thông qua việc truyền tải tri thức bằng các phương thức linh hoạt và thuận tiện nhất cho người học; với tầm nhìn là Trường Đại học Mở TP.HCM phấn đấu đến năm 2023 trở thành trường đại học công lập đa ngành hàng đầu ở Việt Nam với định hướng ứng dụng, phổ cập kiến thức và phục vụ cộng đồng; trong đó hoạt động đào tạo từ xa phát triển đạt ngang tầm khu vực.
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng thì việc sinh viên đăng ký bỏ học cũng là vấn đề luôn luôn phát sinh và tồn tại trong Trường, để củng cố và phát triển ổn định thì việc tìm ra các giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học cũng là vấn đề nhà trường quan tâm thường xuyên và đã có những giải pháp cụ thể như đã trình bày ở phần cuối chương 3.
Tuy nhiên theo tác giả, ngoài các biện pháp trên, nhà trường nên thực hiện bổ sung các giải pháp khác nhằm gia tăng số lượng sinh viên hàng năm như sau:
Theo kết quả nghiên cứu, sinh viên từ xa bỏ học tại Trường các năm qua đã có sự sụt giảm đáng kể ở hầu hết các đơn vị liên kết cho nên việc nhà trường cần phải có những điều chỉnh thích hợp để củng cố lại; đặc biệt chú ý là ở khu vực Tây nguyên và các tỉnh Cà Mau, Bạc liêu…mà có những giải pháp đặc biệt dành riêng cho khu vực này.
Mở rộng và phát triển đa dạng nguồn sinh viên từ xa bằng hình thức liên kết đào tạo liên thông đại học cho đối tượng ở các trường Cao đẳng thuộc phạm vi TP. Hồ Chí Minh và tại các trường Cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh.
Về chuyên môn, các Khoa thuộc Trường phải hồn chỉnh được nội dung chương trình học các khóa có tính ổn định lâu dài và mang tính kế thừa, hạn chế thấp nhất sự thay đổi chương trình để sinh viên các lớp, khóa học khác nhau có thể yên tâm học và thi trả nợ; việc thay đổi, mở rộng nội dung chương trình đào tạo các ngành phải phù hợp theo trình độ người học, có nội dung đổi mới và tiếp cận được những nghiên cứu khoa học tiến bộ của thế giới bằng cách mạnh dạn loại bỏ các môn học khơng cịn phù hợp.
Muốn phát triển xa hơn nữa, mục tiêu trước mắt là phải hoàn thiện và từng bước tham gia Phát triển OER (The Open Educational Resources), tham
gia xây dựng OER là xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở để người học có thể tiếp cận được nguồn học liệu một cách tự do và cho giáo viên sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy.
5.3. Giải pháp gợi ý từ phân tích mơ hình:
Ngồi những biện pháp chung nêu trên, tác giả nhận thấy cũng cần phải bổ sung các giải pháp cho từng yếu tố hoặc nhóm yếu tố là tác nhân ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học theo như kết quả hồi quy trên là: Giới tính, độ tuổi, thời gian, nghề nghiệp, học lực, động lực cá nhân…nhưng do có sự tác động đan xen của các nguyên nhân đó cho nên việc đề xuất giải pháp riêng cho từng yếu tố là khó có thể thực hiện được cho nên tác giả chỉ đề xuất giải pháp bổ sung như sau:
5.3.1. Giải pháp có liên quan đến học lực:
Như đã phân tích các chương trên, sinh viên bỏ học thường có kết quả học tập kém, nợ nhiều môn kéo dài sẽ gây áp lực rất lớn cho sinh viên từ đó dẫn đến nguy cơ bỏ học rất cao. Theo Paker (1999) nghiên cứu đã xác nhận sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả thi cuối học kỳ và khả năng tiếp tục học của sinh viên từ xa. Do đó, tìm giải pháp hỗ trợ cho sinh viên trong vấn đề có liên quan đến học lực của sinh viên là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng bỏ học.
Thơng thường, tình trạng nợ nhiều mơn và kéo dài do khơng trả nợ nổi thì tâm lý bỏ học càng cao, nhưng ngoại lệ vẫn có sinh viên có học lực rất tốt nhưng vẫn họ bỏ học bởi nhiều ngun nhân khách quan khác thì khơng có liên quan đến giải pháp này. Việc sinh viên nợ nhiều môn thông thường do nhiều nguyên nhân như: Đề thi kiểm tra quá sức học của sinh viên, bận việc cá nhân khơng có thời gian ơn tập, trình độ tiếp thu của sinh viên, vấn đề của giảng viên...Trong vấn đề này Trường cần nghiên cứu các biện pháp khả thi như:
Một là, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trực tuyến, thư viện điện tử có đầy đủ nội dung bài học, nghiên cứu nâng cao, nội dung ôn tập cho từng mơn và có đáp án bài tập đầy đủ để sinh viên có thể tự học lúc cần thiết.
Hai là, lập ngân hàng đề thi thống nhất theo nội dung phù hợp với hình thức giảng dạy: Trực tiếp, trực tuyến, băng đĩa hình, học qua mạng internet…sao cho thích ứng với trình độ của sinh viên từ xa theo nội dung đánh giá hướng nghề nghiệp sát thực tế và trình độ sinh viên hơn là hướng kiểm tra, đánh giá giống như đào tạo chính quy mà trước đây Trường đã thực hiện.
Ba là, tổ chức ôn tập đầy đủ nội dung môn học trước kỳ kiểm tra, nêu bật trọng tâm, cho làm bài tập, câu hỏi kiểm tra phù hợp với nội dung kiểm tra cuối kỳ.
Bốn là, đối với những mơn học có nhiều sinh viên khơng đạt nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể từ đâu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
5.3.2. Giải pháp có liên quan đến hỗ trợ học tập:
Như chúng ta đã biết, sinh viên ĐTTX là tập hợp của những người có khác biệt nhau về trình độ, tuổi tác, địa phương, điều kiện kinh tế, năng lực cá nhân,…họ chỉ giống nhau ở điểm xuất phát là cùng tiếp thu một nguồn kiến thức bậc đại học mà trong đa số họ đều cảm thấy là mới lạ so với giáo dục truyền thống ở bậc phổ thơng mà họ đã trải qua. Do đó, để giúp những sinh viên này có thể nắm vững được kiến thức và vượt qua các kỳ thi kiểm tra cuối khóa, chúng ta cần phải chú trọng đến trình độ chung của họ mà có phương pháp đào tạo thích hợp, tác giả xin đề xuất ý kiến sau:
- Để thu hút sinh viên tham gia đầy đủ các bài giảng, bộ phận lập kế hoạch học tập phải thiết kế chương trình học cho các học kỳ đầu tiên phải thích hợp để có thể thu hút người học bằng các mơn học xen lẫn trong học kỳ có tính chun mơn, bổ trợ cho nghề nghiệp tạo sự lôi cuốn người học; tùy theo chuyên ngành đào tạo, kế hoạch học tập thiết kế sao cho phù hợp và sát thực tế, chú ý đối tượng là sinh viên đang làm việc bởi vì mục đích đi học của họ là để bổ sung chuyên môn cho công việc hàng ngày, được như vậy sẽ tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn và sẽ kích thích họ đam mê nghiên cứu khoa học.
- Để thực hiện được nhiệm vụ trên trên, cơng việc tổ chức giảng dạy địi hỏi giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế nhằm giúp sinh viên có thể liên hệ được thực tiễn giữa học tập và việc làm là một động thái bổ sung cần thiết. Giảng viên phải đóng một vai trị chủ động, phải tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc thơng qua email, thư bưu chính, internet, v.v… nhằm giúp sinh viên nào khi gặp phải khó khăn trong học tập có thể tiếp xúc và trao đổi với giảng viên để bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức cịn thiếu sót của họ.
- Để hỗ trợ giảm áp lực trong ôn tập và chuẩn bị cho sinh viên trong các bài thi cuối kỳ, Trường nên tổ chức các buổi tư vấn thường xuyên và cho sinh viên làm bài tập trước các kỳ thi cuối kỳ, như vậy sẽ giúp các sinh viên có sự
5.3.3. Giải pháp có liên quan đến tư vấn và quản lý sinh viên:
- Thành lập tổ tư vấn học tập chuyên biệt có chức năng cụ thể và cần được thông báo rộng rãi để tất cả sinh viên từ xa ở mọi vùng địa lý, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa vẫn có thể dễ dàng tiếp cận và trực tiếp trao đổi mọi vướng mắc về các vấn đề có liên quan đến ngành học, chương trình học, tài liệu hướng dẫn học tập, đăng ký môn học, thời gian ôn tập, kết quả điểm thi, thời gian và địa điểm tổ chức thi cho từng mơn để sinh viên có thể dễ dàng được biết.
- Tổ tư vấn kết hợp với bộ phận quản lý vùng tổ chức bộ phận theo dõi tình hình học tập của từng địa phương, từng khóa học, lớp học cũng như theo dõi tình trạng có thể dẫn đến nguy cơ bỏ học của sinh viên, chủ động liên hệ trực tiếp để tìm hiểu những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của những sinh viên thuộc đối tượng này mà đề xuất lãnh đạo xin ý kiến về những giải pháp thích hợp giúp chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời tình trạng bỏ học có thể xảy ra.
- Cung cấp địa chỉ E.mail cho từng sinh viên từ xa để họ đễ dàng tiếp nhận thông tin cần thiết, các bài giảng, trao đổi hoặc đóng góp ý kiến có liên quan về học tập và có thể truy cập các thơng tin tiện ích khác của nhà trường.
5.3.4. Giải pháp tin học hóa trong quản lý đào tạo:
Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian cho sinh viên nhất là sinh viên ở những vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì việc áp dụng tin học trong quản lý là rất cần thiết mà Trường hiện nay rất quan tâm, để từng bước hoàn thiện việc tổ chức và quản lý tốt nhất, tác giả đề xuất:
- Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo hoàn chỉnh.
- Xây dựng quy trình giải quyết cơng việc trên hệ thống online để sinh viên có được những tiện ích cần thiết bằng cách:
+ Hoàn chỉnh và mở rộng hệ thống giảng dạy trực tuyến (E. learning) ở các địa phương.
+ Đăng ký mơn học trực tuyến. + Thanh tốn học phí qua mạng.
+ Sinh viên có thể tự truy cập kết quả điểm thi, tìm kiếm địa điểm có tổ chức thi để đăng ký thi hoặc thi lại.
+ Cấp giấy chứng nhận sinh viên.
Kết luận:
Đến nay, Trường Đại học Mở TP. HCM đã trải qua 25 năm hình thành và phát triển, một phần tư thế kỷ là khoảng thời gian rất ngắn so với với lịch sử hình thành và phát triển của một trường đại học trên thế giới. Những gì mà trường đại học Mở TP. HCM đã làm trong thời gian qua là đáng biểu dương và khích lệ, đó là sự đóng góp to lớn trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở từng địa phương và đất nước. Đã là thanh viên chính thức của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (viết tắt là AAOU), việc củng cố và hoàn thiện của Trường hiện nay là nhằm thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục quốc gia, tiếp tục củng cố sự nghiệp trồng người trong mục tiêu chung phát triển đất nước và hòa nhập cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Muốn hoàn thành nhiệm vụ và phát triển xa hơn nữa thiết nghĩ phải có sự chung tay góp sức của Nhà nước và tồn xã hội thì Trường mới có thể hồn thành nhiệm vụ được giao.
Trước mắt, việc thiết kế và nghiên cứu can thiệp vào các dự đốn ở giai đoạn mà sinh viên có xu hướng bỏ học, đồng thời ngăn chặn trước quyết định đó là nhiệm vụ thường xuyên mà Trường phải luôn luôn thực hiện, bởi vì giúp hồn thành mục tiêu học tập của sinh viên về chương trình đào tạo khơng chỉ vì lợi ích của nhà trường và xã hội, mà cịn vì lợi ích tốt nhất của sinh viên. Khơng hồn thành mục tiêu trên khơng chỉ có thể dẫn đến tổn thất tài chính, thời gian cho cả sinh viên mà cịn của cả nhà trường. Bình thường một số sinh viên có thể cảm thấy cá nhân họ đã thất bại, trong khi thực tế là hệ thống đào tạo họ có thể