1.4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển của một số quốc gia trên thế giớ
trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng
1.4.1.1. Ngân hàng phát triển Trung Quốc
Trước đây, các NHTM Trung Quốc vừa cho vay tín dụng thương mại vừa cho vay ưu đãi TDĐT Nhà nước theo chỉ định của Chính phủ. Năm 1994, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) được thành lập trên cơ sở sát nhập 6 cơ quan về đầu tư thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc để tập trung thực hiện cho vay vốn TDĐT Nhà nước và cho vay lại vốn ODA.
CDB là một tổ chức tài chính chính sách thuộc cấp Chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp từ Quốc vụ viện và hoạt động theo Luật đặc biệt. CDB có cơ cấu tổ chức giống như một Bộ của Chính phủ và được xem như ngang hàng với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Tài chính.
CDB được cổ phần hóa năm 2008 nhưng Chính phủ vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần.
CDB hoạt động với vốn đăng ký ban đầu là 50 tỷ Nhân dân tệ (NDT) do Chính phủ Trung Quốc cấp, đến cuối năm 2007 số vốn cấp này được tăng lên 196 tỷ NDT. Ngồi ra, CDB thực hiện huy động vốn thơng qua việc phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán nợ bằng cả nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn huy động đa dạng và linh hoạt (từ 3 tháng đến 30 năm).
Hoạt động cho vay của CDB được thực hiện dựa trên kế hoạch 5 năm của Chính phủ và được phân loại cấp quốc gia và cấp vùng, chủ yếu thực hiện cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng (từ dự án đầu tư cơng thuần túy khơng có nguồn thu để trả nợ cho đến các dự án có khả năng thu hồi vốn thơng qua thu phí như nhà
thời gian thu hồi vốn dài như các ngành công nghiệp mới, nông nghiệp nông thôn (kể cả chế biến nông sản, giao thông nông thôn, thủy lợi...), các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa và bảo vệ môi trường.
Từ năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO và để phù hợp với các điều kiện cam kết gia nhập, CDB chủ yếu tập trung cho vay trung dài hạn các lĩnh vực: hạ tầng (năng lượng, đường cao tốc, cảng biển, viễn thông), nông nghiệp và phát triển nông thôn (kể cả chế biến nông sản, giao thông nông thôn, điện nông thôn, hệ thống thủy lợi, cấp nước sạch), phát triển xã hội (cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, giáo dục, dạy nghề, y tế, bảo vệ môi trường).
CDB áp dụng lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường. CDB phải thỏa thuận với Bộ Tài chính để cho vay lãi suất thấp đối với các dự án chính sách. Sau đó, Chính phủ thực hiện cấp bù phần chênh lệch lãi suất tùy từng dự án và chuyển thẳng phần cấp bù đó đến dự án.
1.4.1.2. Ngân hàng phát triển Nhật Bản
Ngân hàng Tài chính tái thiết (RFB) là cơ quan tài chính chính sách đầu tiên của Nhật Bản được thành lập vào năm 1947 nhằm mục đích cung cấp vốn cho việc tái thiết cơ sở vật chất bị thiệt hại sau chiến tranh. Đến năm 1951, Ngân hàng Phát triển (JDB) được thành lập theo Luật Ngân hàng Phát triển Nhật Bản trên cơ sở kế thừa RFB. Năm 1999, JDB hợp nhất với Công ty tài chính phát triển Hokkaido- Tohoku hình thành Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ).
DBJ là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ Nhật Bản, chịu sự quản lý tồn diện của Bộ Tài chính và hoạt động theo Luật Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. Việc sử dụng vốn, xác định danh mục cho vay, bổ nhiệm các nhân sự cao cấp, kế hoạch ngân sách hàng năm, bảo đảm khả năng thanh toán và bảo lãnh khi vay vốn của DBJ đều thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính.
Tồn bộ nguồn vốn hoạt động ban đầu của DBJ do Bộ Tài chính cấp: khi mới thành lập là 10 tỷ yên, số vốn này được nâng lên 234 tỷ yên trong vòng 5 năm sau và đến năm 1993, số vốn Bộ Tài chính cấp cho DBJ là 342 tỷ yên (khoảng 3 tỷ USD). Bên cạnh vốn ngân sách cấp, DBJ cũng huy động vốn thông qua phát hành
trái phiếu trong và ngồi nước do Chính phủ Nhật Bản bảo lãnh thanh toán, vay WB, ADB...
Từ tháng 10/2008, DBJ bắt đầu thực hiện q trình tư nhân hóa. Theo đó, DBJ chuyển đổi thành cơng ty cổ phần và Chính phủ nắm giữ lượng cổ phần chi phối. Trong giai đoạn 2009 – 2015, tỷ lệ sở hữu cổ phần DBJ sẽ giảm dần và dự kiến đến năm 2016, DBJ sẽ thuộc sở hữu tư nhân 100%.
DBJ là một cơng cụ tài chính quan trọng của Chính phủ Nhật Bản trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế từng thời kỳ, dưới hình thức hỗ trợ vốn trung dài hạn cho một số ngành then chốt nhưng trên nguyên tắc không cạnh tranh với các tổ chức tài chính tư nhân.
Năm 1953, DBJ cung cấp tín dụng dài hạn với lãi suất thấp đối với các ngành sản xuất nông nghiệp để thực hiện chủ trương hỗ trợ phát triển nơng nghiệp của Chính phủ Nhật Bản. Đến giai đoạn 1960-1980, DBJ chuyển sang tập trung tài trợ cho các ngành cơng nghiệp, trong đó chú trọng cơng nghiệp năng lượng. Hiện nay, DBJ thực hiện hỗ trợ các dự án an sinh xã hội và các ngành công nghiệp chiến lược như điện, vận tải, than, thép...
Lãi suất cho vay của DBJ thấp hơn lãi suất tín dụng trung dài hạn của các tổ chức tài chính tư nhân, được điều chỉnh và biến động cùng chiều với lãi suất thị trường tự do.
1.4.1.3. Ngân hàng phát triển Hàn Quốc
Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB) được thành lập năm 1954 và hoạt động theo Luật KDB. Ban đầu, KDB thuộc sở hữu của Chính phủ Hàn Quốc nhằm thực hiện chính sách khơi phục kinh tế sau chiến tranh Triều Tiên. Đến nay, KDB đã cổ phần hóa và hoạt động trên cả hai lĩnh vực công và tư.
Cơ quan giám sát hoạt động của KDB là Bộ Tài chính và kinh tế theo quy định tại Luật KDB. Quyết định thay đổi điều lệ và cơ chế hoạt động của KDB được dựa trên cơ sở đề nghị của Đại hội đồng cổ đông.
ương Hàn Quốc, phát hành trái phiếu trong và ngồi nước do Chính phủ Hàn Quốc bảo lãnh. Khi trả nợ, KDB được ưu tiên trả nợ các tổ chức tài chính khác trước, trả nợ Chính phủ và Ngân hàng trung ương sau.
Những năm 1970, KDB cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho các ngành cơng nghiệp nặng như sắt, thép, kim loại màu... và cơng nghiệp hóa chất như phân bón, sơn, chất dẻo... Đến những năm 1990, KDB tập trung hỗ trợ các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, giàu tri thức như công nghệ bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano... nhằm nỗ lực đẩy mạnh chiến lược cơng nghiệp của Chính phủ Hàn Quốc. Đến nay, KDB chủ yếu cấp tín dụng trung và dài hạn cho các dự án lớn thuộc các ngành sản xuất chủ lực và cơng nghệ hóa học, cơ sở hạ tầng quốc gia. Ngồi ra, KDB cịn hoạt động tư vấn tài chính, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và thực hiện cho vay vốn lưu động các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lãi suất cho vay của KDB theo lãi suất thị trường, do chính KDB tự quyết định.
1.4.2. Những bài học kinh nghiệm
Qua khảo sát một số nét về tình hình quản lý tín dụng ở một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Một là, vấn đề an tồn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các ngân hàng.
Hai là, chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thơng tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tìm được khách hàng có triển vọng. Muốn vậy, hoạt động ngân hàng phải gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin.
Ba là, chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện nếu mơi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hóa thuận lợi trong việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay.
Bốn là, tiêu chuẩn hóa có tính chất quốc tế các chỉ tiêu quản lý nợ đã và đang thực hiện, tạo sự tiện lợi trong việc giao dịch giữa các nước.
Năm là, tăng cường quản lý khách hàng: Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, song song với việc mở rộng phạm vi và qui mơ tín dụng, đối tượng khách hàng cũng ngày càng phong phú, theo đó khả năng thất thốt vốn cũng ngày càng tăng, đe doạ sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích nhận định tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, nó có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng tín dụng. Đánh giá tình hình khách hàng càng chính xác, chất lượng tín dụng càng cao, bởi thơng qua đánh giá ngân hàng sẽ phân loại được khách hàng, từng bước thanh lọc những khách hàng yếu kém, thu hút và tập trung đầu tư cho những khách hàng hoạt động SXKD tốt, có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa rủi ro thất thốt vốn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh để sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, Ngân hàng cần chọn cho mình những khách hàng tốt trên cơ sở hiểu, nắm rõ và quản lý khách hàng khi bắt đầu thiết lập quan hệ với Ngân hàng cho đến khi chấm dứt.
Sáu là, coi trọng công tác thẩm định khách hàng, dự án, phương án. Đây là cơ sở để tạo ra nguồn thu trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn cả gốc lẫn lãi. Việc thẩm định dự án đầu tư phải thực hiện trên nhiều mặt khác nhau, bao hàm vô số các biến số khác nhau mà các biên số này sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng biến động của môi trường kinh tế, mơi trường xã hội,… Chính vì vậy, việc hệ thống hóa các kiến thức thẩm định là một công việc cần làm của ngân hàng. Để thẩm định mang lại kết quả cao thì ngân hàng cần phải hoàn thiện phương pháp thẩm định, xây dựng cho mình một quy trình thẩm định khoa học.
Bảy là, chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ: Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu khơng có sự hợp tác và cam kết đầy đủ của toàn bộ tập thể, cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật tốt. Muốn có chất lượng tín dụng tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tình hình mới, Ngân hàng chỉ nên lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tín dụng. Do đó, cần phải có định hướng tiêu chuẩn hố cán bộ tín dụng.
Tám là, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ q hạn, nợ khó địi đang tồn đọng là điều rất quan trọng.
Chín là, hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng. Công nghệ là phương tiện và chìa khóa nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý hệ thống. Chi nhánh cần trang bị tốt hơn nữa những tiện ích giao dịch với các trang thiết bị hiện đại, giúp tăng nhanh tốc độ liên lạc trong nội bộ, để vừa làm tăng tính kịp thời của thơng tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng.
Kết luận chƣơng 1:
Tóm lại, Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng phát triển, TDĐT, cho vay đầu tư và chất lượng tín dụng của ngân hàng, cũng như kinh nghiệm về quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng phát triển trên thế giới, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để chúng ta nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về thực trạng chất lượng tín dụng của một ngân hàng nào đó. Trên cơ sở đó, Chương 2 sẽ đề ra các giải pháp phù hợp với tính khả thi cao trong việc góp phần nâng cao chất lượng tín dụng để bảo đảm cho ngân hàng hoạt động ổn định, phát triển bền vững và có hiệu quả cao.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN