Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay dự án đầu tư của Sở Giao dịch II gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II (Trang 46)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠ

2.2.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay dự án đầu tư của Sở Giao dịch II gia

2008 -2013

Bảng 2.1: Doanh số cho vay và dư nợ vay

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh số cho vay 238 689 920 675 494 221

Dư nợ cho vay TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tốc độ tăng trưởng dư

nợ 3,4% 6,7% 21% 3,3% 6,7% 1,6%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay và dư nợ vay

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Bảng số liệu cho thấy giai đoạn 2008-2010, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động cho vay của các ngân hàng, tuy nhiên doanh số cho vay dự án đầu tư bằng nguồn vốn TDĐT tại Sở Giao dịch II vẫn tăng trưởng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước do các dự án có quy mơ vay vốn lớn được thẩm định và giải ngân vốn vay. Theo đó, doanh số cho vay từ 238 tỷ đồng năm 2008 đã tăng lên 689 tỷ đồng vào năm 2009 (tăng 2,9 lần) và đến năm 2010 doanh số cho vay là 920 tỷ đồng (tăng 1,3 lần năm 2009 và 3,9 lần so với năm 2008). Đến năm 2011, do thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát theo

238 689 920 675 394 221 2670 2851 3329 3442 3673 3730 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số cho vay TDĐT Dư nợ cho vay TDĐT

Năm 2013 tiếp tục chủ trương hạn chế cho vay nên doanh số chỉ còn 221 tỷ đồng, giảm 4.1 lần so với năm 2010.

2.2.4. Phân loại dƣ nợ TDĐT theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.2: Phân loại dư nợ TDĐT theo thành phần kinh tế:

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ theo thành phần Doanh nghiệp

Nhà nước 75% 56% 47% 38% 29% 19%

Dư nợ theo thành phần Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 25% 44% 53% 62% 71% 81%

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Biểu đồ 2.3: Phân loại dư nợ TDĐT theo thành phần kinh tế

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh, từ tỷ trọng 25% tổng dư nợ năm 2008 đã tăng lên mức 81% vào năm 2013, trong khi tỷ lệ dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước trên tổng dư nợ giảm từ 75% còn 19% qua các năm. Điều này cho thấy các DAĐT sử dụng nguồn vốn TDĐT đã phát triển theo hướng tích cực, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là cải thiện quan điểm nhìn nhận và thái độ phân biệt đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 75% 56% 47% 38% 29% 19% 25% 44% 53% 62% 71% 81% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ theo thành phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Dư nợ theo thành phần Doanh nghiệp Nhà nước

2.2.5. Phân loại dƣ nợ TDĐT theo ngành nghề, lĩnh vực:

Bảng 2.3: Phân loại dư nợ TDĐT theo ngành nghề, lĩnh vực

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ theo ngành công nghiệp, xây dựng 68% 71% 79% 83% 89% 92% Dư nợ theo ngành nông lâm ngư nghiệp 27% 25% 17% 12% 8% 5% Dư nợ theo ngành khác 5% 4% 4% 5% 3% 3%

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Biểu đồ 2.4: Phân loại dư nợ TDĐT theo ngành nghề, lĩnh vực

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Số liệu về cơ cấu dư nợ TDĐT theo ngành kinh tế cho thấy việc phát triển cho vay DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT tại Sở Giao dịch II trong các năm qua đã thực hiện đúng định hướng phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Chính phủ. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ TDĐT của các dự án ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 68% năm 2008 lên 92% tổng dư nợ vào năm 2013, trong khi tỷ trọng dư nợ các dự án nông lâm ngư nghiệp giảm từ 27% năm 2008 xuống còn 5% năm 2013. Qua việc ưu tiên tài trợ vốn cho các dự án thuộc các ngành công nghiệp, cho vay DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

68% 71% 79% 83% 89% 92% 27% 25% 17% 12% 8% 5% 5% 4% 4% 5% 3% 3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 DN theo ngành khác DN theo ngành nông lâm ngư nghiệp DN theo ngành công nghiệp, xây dựng

2.2.6. Nợ quá hạn trong cho vay dự án đầu tƣ:

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ TDĐT

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730

Nợ quá hạn 101 118 23 21 15 68

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

(%) 3,8% 4,1% 0,7% 0,6% 0,4% 1,8%

Nguồn báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Mặc dù không ngừng đẩy mạnh phát triển T DĐT nhưng S ở G i a o d ị c h I I vẫn chú trọng kiểm soát và cải thiện chất lượng tín dụng. Riêng đối với năm 2008, 2009, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trung bình đến 4,0% tổng dư nợ, chủ yếu là các khoản nợ quá hạn của các chương trình đánh bắt xa bờ, mía đường, các dự án của Tập đoàn Vinashin, Vinalines nhận bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, sau khi các dự án này được áp dụng các giải pháp tín dụng theo chủ trương cơ cấu lại nợ của Chính phủ thì đến năm 2010, tỷ trọng nợ quá hạn cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao dịch II chỉ cịn 0,7% và có xu hướng giảm dần qua các năm, đến năm 2012 chỉ còn chiếm 0,4% tổng dư nợ. Sang năm 2013, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp vay vốn tại Sở Giao dịch II, làm thiếu hụt nguồn trả nợ, tăng tỷ lệ nợ quá hạn lên 1,8% so với tổng dư nợ.

2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TẠI SỞ GIAO DỊCH II. TẠI SỞ GIAO DỊCH II.

2.3.1. Theo chỉ tiêu định tính:

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng tín dụng trong hoạt động của Sở Giao dịch II nên chất lượng T D Đ T tại ngâ n hàng ngày càng được quan tâm, chú trọng. Điều này được thể hiện qua những tiến bộ trong tất cả các mặt nghiệp vụ từ khâu nhận hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng đến khâu

thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT, giải ngân và quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, từ đó khơng chỉ giúp cho chất lượng cho vay DAĐT b ằ n g n g u ồ n v ố n T D Đ T của ngân hàng ngày càng được nâng cao mà cịn góp phần làm tăng uy tín, sức cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.

Quy mô hoạt động của Sở Giao dịch II ngày càng được mở rộng. Dư nợ cho vay TDĐT của ngân hàng trong những năm qua đã có sự tăng trưởng ổn định trong khi nợ quá hạn trong hoạt động cho vay dự án tại ngân hàng lại có xu hướng giảm. Kể từ năm 2008 đến nay, Sở Giao dịch II ln là một trong những chi nhánh dẫn đầu tồn hệ thống NHPT về huy động vốn, dư nợ, chênh lệch thu chi và chất lượng cho vay.

Ngoài ra với việc chun mơn hóa trong cơng tác thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT, Sở Giao dịch II đã tham gia khá nhiều các dự án đồng tài trợ với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch II, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín,…và các dự án liên chi nhánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Và với những dự án liên chi nhánh thì Sở Giao dịch II luôn được các chi nhánh cùng tham gia tin tưởng ủy quyền cho việc đầu mối thực hiện thẩm định tài trợ vốn đối với dự án. Qua đó cho thấy cơng tác thẩm định nói riêng và chất lượng TDĐ T nói chung của Sở Giao dịch II không chỉ được các ngân hàng bạn trên địa bàn đánh giá cao mà còn được các chi nhánh trong cùng hệ thống tin tưởng tuyệt đối và không ngừng nỗ lực học tập theo.

Nhìn chung, xét về mặt định tính, chất lượng tín dụng đầu tư phát triển cho vay DAĐT tại Sở Giao dịch II trong những năm qua đã có những bước tiến rất đáng khích lệ. Điều đó thể hiện qua quy mô hoạt động của Chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển, dư nợ TDĐT ngày càng tăng, uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao và chất lượng thẩm định cũng như chất lượng

khác trong cùng hệ thống đánh giá cao.

2.3.2. Theo chỉ tiêu định lƣợng: 2.3.2.1. Chỉ tiêu dƣ nợ

Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ TDĐT/tổng dư nợ của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 – 2013 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 26.125 27.071 27.018 26.043 25.924 25.845 Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tỷ trọng TDĐT/Tổng dư nợ 10,2% 10,5% 12,3% 13,2% 14,2% 14,4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Nhìn vào bảng trên cho thấy tỷ trọng dư nợ TDĐT /tổng dư nợ tín dụng của Sở Giao dịch II có xu hướng tăng dần từ năm 2008 đến nay, qua đó cho thấy Sở Giao dịch II đang ngày càng chú trọng đến hoạt động TDĐT. Việc đẩy mạnh TDĐT không chỉ giúp cho ngân hàng tăng lợi nhuận mà bên cạnh đó, thơng qua việc cho vay DAĐT, ngân hàng cịn có thể mở rộng hoạt động cho vay thí điểm (vay ngắn hạn) bổ sung vốn lưu động khi các dự án đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện để Ngân hàng tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc và an toàn. Đây là một xu hướng phát triển đúng đắn mà tất cả các N g â n h à n g đang hướng đến. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu được nhiều lợi nhuận hơn các hoạt động cho vay khác thì việc cho vay DAĐT b ằ n g n g u ồ n v ốn T D Đ T cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro hơn. Do đó tỷ trọng dư nợ TDĐT /tổng dư nợ của Sở Giao dịch II luôn được kiểm sốt và duy trì ở một mức độ nhất định.

2.3.2.2. Chỉ tiêu cân đối vốn:

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ TDĐT /tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 - 2013

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tổng nguồn vốn huy động 894 965 1.619 1.304 1.432 1.294 Tỷ trọng dư nợ TDĐT/tổng nguồn vốn huy động (%) 298% 295% 206% 252% 263% 288%

Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động của Sở Giao dịch II

Chỉ tiêu cân đối vốn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng TDĐT. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng của Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các DAĐT. Đối với Sở Giao dịch II cũng khơng phải là ngoại lệ vì hoạt động TDĐT vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy Sở Giao dịch II ln tập trung vào tăng trưởng TDĐT với mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động tại chỗ của Sở Giao dịch II không đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn TDĐT, nên để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt Sở Giao dịch II phải sử dụng vốn của NHPT và phải chịu chi phí sử dụng vốn hàng năm. Điều này cho thấy Sở Giao dịch II không tự cân đối được nguồn vốn để cho vay DAĐT.

2.3.2.3. Chỉ tiêu về vòng quay vốn:

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số TDĐT/ dư nợ TDĐT bình quân của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 - 2013 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh số TDĐT 238 689 920 675 494 221 Dư nợ TDĐT bình quân 2.626 2.761 3.090 3.386 3.558 3.702 Tỷ trọng doanh số TDĐT /dư nợ TDĐT bình quân (lần) 0.09 0.25 0.29 0.20 0.11 0,06

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa doanh số TDĐT trong một năm và dư nợ TDĐT bình qn trong năm đó, qua đó có thể thấy được khả năng mở

đến 2013 là khoảng 0.17 (lần). Điều này phản ánh đúng đặc điểm TDĐT tại NHPT, thường những dự án vay vốn tại NHPT có tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài, thời gian ân hạn dài, theo đó thời gian trả nợ gốc cũng kéo dài qua nhiều năm. Đặc biệt trong các năm gần đây, các doanh nghiệp gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, ngân hàng đã phải gia hạn nợ, áp dụng các giải pháp tín dụng đã làm cho số thu nợ trong kỳ không lớn. doanh số thu nợ gốc thường thấp hơn doanh số cho vay trong năm. Do đó, tỷ trọng doanh số TDĐT / dư nợ TDĐT bình quân tại Sở Giao

dịch II thường thấp. Doanh số TDĐT của Chi nhánh trong giai đoạn 2008-2010

cũng có sự tăng trưởng mạnh, nhất là năm 2010. Từ năm 2011- 2013, do thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nên doanh số cho vay có sự sụt giảm đáng kể.

2.3.2.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Bảng 2.8: Tỷ trọng nợ quá hạn trong TDĐT/dư nợ TDĐT và tỷ trọng nợ quá hạn trong TDĐT /tổng nợ quá hạn của Sở Giao dịch II giai đoạn 2008 - 2013

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730 Tổng nợ quá hạn tại Sở Giao

dịch II 178 197 98 89 304 327 Nợ quá hạn trong TDĐT 101 118 23 21 15 68 Tỷ trọng nợ quá hạn TDĐT /dư nợ TDĐT (%) 3,8% 4,1% 0,7% 0,6% 0,4% 1,8% Tỷ trọng nợ quá hạn TDĐT /tổng nợ quá hạn (%) 56,7% 59,9% 23,5% 23,6% 4,9% 20,8%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sở Giao dịch II

Tỷ trọng nợ quá hạn trong T DĐT /dư nợ TDĐ T của Sở Giao dịch II đã được phân tích ở bảng 2.4 nêu trên

Tỷ trọng nợ quá hạn trong TDĐT /tổng nợ quá hạn trong những năm qua tại Sở Giao dịch II vẫn đang ở mức khá cao, trung bình trong giai đoạn 2008 – 2013 là 31,5%, nghĩa là cứ trong 100 đồng quá hạn của Chi nhánh thì có đến 31,5 đồng là nợ quá hạn trong TDĐT. Điều này cũng dễ hiểu do thời gian cho

vay đối với các dự án thường khá dài nên hoạt động TDĐ T là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cả so với các hoạt động cho vay khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, đa phần các DAĐT do mức cho vay thường khá lớn, chủ đầu tư khơng có đủ tài sản để bảo đảm cho khoản vay nên đều sử dụng các tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành từ vốn vay) làm tài sản bảo đảm, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng cho vay vì nếu dự án không được triển khai đúng kế hoạch, không đi vào khai thác đúng như dự tính ban đầu thì khơng chỉ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng mà tệ hơn nó còn ảnh hưởng đến cả tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng, làm cho ngân hàng rất khó xử lý tài sản để thu hồi nợ vay (do tài sản bảo đảm vẫn chưa được hình thành).

2.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận:

Bảng 2. 9: Tỷ trọng lợi nhuận trong TDĐT /dư nợ TDĐT và tỷ trọng lợi nhuận trong T DĐT /tổng lợi nhuận của S ở G i a o d ị c h I I giai đoạn 2008 - 2013

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ TDĐT 2.670 2.851 3.329 3.442 3.673 3.730

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam sở giao dịch II (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)