2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Tây Ninh 2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Tây Ninh thuộc khu vực miền Đơng Nam Bộ, có 1 thành phố thuộc tỉnh và 8 huyện (thị).Trong đó, có 20 xã tiếp giáp biên giới Campuchia, diện tích đất tự nhiên là 4.029,6 km2 (số liệu thống kê năm 2003). Dân tộc chính là Kinh (98%), ngồi ra cịn có các dân tộc thiểu số như: Khmer, Hoa, Chăm…Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnơm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội. Tây Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao, biên độ dao động nhiệt nhỏ, chế độ mưa, nắng, gió thể hiện rất rõ giữa mùa mưa và mùa khô. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác.
Sáng ngày 29/12/2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết 135/2013/NQ-CP về việc thành lập Thành phố Tây Ninh trực thuộc tỉnh Tây Ninh.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh phát triển ổn định và liên tục (GDP năm 2013 tăng 14%, và 6 tháng đầu năm 2014 là 9.2% so với cùng kỳ), thu nhập bình quân đầu người đạt 42.17 triệu đồng/năm tương đương 2.053 USD/năm là rất khá, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nơng-lâm-thủy sản mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng vẫn duy trì tỷ lệ phát triển ổn định tăng bình quân 5,5%, sản xuất công nghiệp dần phục hồi tăng 16,9% so với cùng kỳ, dịch vụ tăng 20,2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%.
Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đạt 287,4 triệu USD, tăng 20,6 % so với cùng kỳ năm 2012.
Tình hình thu ngân sách đạt kế hoạch, đảm bảo cân đối theo dự toán, tăng 12.43% so với năm 2012.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,59% so với năm 2012.
Lao động Tây Ninh chủ yếu là nông nghiệp, nơng thơn chiếm trên 65%, trong khi đó trên 17% lực lượng lao động trong khu vực này luôn thiếu việc làm, chưa qua đào tạo khoảng 60%, trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong công nghiệp chưa cao, ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, thiếu lao động kỹ thuật chuyên mơn cao.
2.1.2 Thực trạng nghèo đói tại tỉnh Tây Ninh 2.1.2.1 Số lượng, cơ cấu hộ đói nghèo ở tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, tiềm lực kinh tế phát triển tương đối khá. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế giữa các vùngvẫn chưa đồng bộ, nhất là những vùng biên giới, người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư xây xựng nhiều, mặt bằng dân trí thấp, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.1 Thống kê số lượng hộ nghèo của tỉnh Tây Ninh qua các năm Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hộ Tỷ lệ Hộ Tỷ lệ Hộ Tỷ lệ 1 Tổng số hộ nghèo 23.549 8.84 21.654 7.84 16.773 5.99 2 Tổng số hộ thoát nghèo 1.875 1 2.196 0.98 4.480 1.62
Từ kết quả số liệu bảng 2.1, thì tình hình hộ nghèo ở Tây Ninh giảm cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm, từ 8.84% năm 2011 xuống còn 5.99% năm 2013.
Đạt được kết quả trên là do có sự chỉ đạo và nhận thức đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương về tầm quan trọng của chiến lược XĐGN. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện một cách rõ nét, thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách, hộ nghèo đã có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, biết làm ăn tự cải thiện cuộc sống, khơng ỷ lại trong chờ vào chính sách của Nhà nước. Từ những kết quả như trên cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn của Chính quyền các cấp và đặc biệt vai trị quan trọng của NHCSXH trong thực hiện mục tiêu chiến lược XĐGN hiện tại và trong thời gian tới.
2.1.2.2 Nguyên nhân nghèo đói tại Tây Ninh
Nghèo đói do nhiều nguyên nhân dẫn đến, có nguyên nhân tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc cả hai, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, gồm một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Hạ tầng cơ sở nông thôn kém phát triển, ít được chú trọng đầu tư
Hộ nghèo thường có đặc điểm là sống những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn ít có cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ tốt, ….., thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nơi mà cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, giao thơng đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất lại bán rẻ (do chi phí giao thơng).. Trong khi đó mạng lưới hạ tầng nơng thơn (như: đường xá, chợ, dịch vụ nơng nghiệp…) đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc cải thiện đời sống dân cư nơng thơn thì chưa được đáp ứng. Cơ hội làm ăn để tăng nguồn thu nhập cho nông dân ở vùng nông thôn không được cải thiện.
- Do thiếu vốn, thiếu kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất
Người nghèo không phải là những người khơng có khả năng làm ăn, phát triển sản xuất, hoặc là lười biếng. Ý thức vươn lên thoát nghèo của họ là rất cao. Do
họ khơng có đủ vốn hoặc khơng có vốn, phải đi làm thuê, đôi khi thất nghiệp họ rơi vào tình trạng thiếu ăn. Mặt khác kiến thức của họ chỉ ở một mức độ nhất định nào đó nên khi áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng xuất thì chưa mang lại hiệu quả cao, nếu có cơ chế cung cấp dịch vụ tài chính thích hợp cho họ thì nhất định họ sẽ thốt nghèo thành cơng và tiến đến cuộc sống trung bình và khá giả trong tương lai.
- Do tình trạng thất nghiệp
Không việc làm là một trong những ngun nhân chính gây ra nghèo đói, thất nghiệp là đồng nghĩa với nghèo đói. Thiếu việc làm và không đủ công ăn việc làm cho nông dân là mối thảm họa lớn nhất cho những hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp tụt xuống ngưỡng cửa đói nghèo.
- Vấn đề về sức khỏe
Tình trạng sức khỏe kém, khơng có sức khỏe cộng với khơng có khả năng lao động có mối tương quan thuận với tình trạng nghèo đói.
- Do tình trạng sinh đẻ khơng có kế hoạch
Mặc dù trong thời gian qua có nhiều chương trình vận động kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con là đủ để đảm bảo cuộc sống gia đình về kinh tế, sức khỏe…, nhưng tỷ lệ sinh hàng năm có xu hướng tăng lên đặc biệt là khu vực nơng thơn, đa số hộ gia đình có đơng con thì thường rơi vào hồn cảnh làm ít ăn nhiều làm cho thu nhập bình quân trên đầu người thấp, tất yếu dẫn đến nghèo đói.
- Cơ chế chính sách thực hiện chưa đồng bộ
Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN cịn thiếu đồng bộ và chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Cơng tác bình xét hộ nghèo và thốt nghèo cịn mang nặng tính hình thức, xét theo quan hệ tình cảm riêng, và chạy theo bệnh thành tích nên những gia đình nghèo thực sự thì khơng được nằm trong danh sách hộ gia đình nghèo để vay vốn. Cơng tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo, xây dựng chương trình, kế hoạch cịn nhiều hạn chế. Lãnh đạo một số địa phương có tư tưởng trơng
chờ; ỷ lại vào nguồn ngân sách hỗ trợ Nhà nước; chưa huy động và khai thác được hết nguồn nội lực tại chỗ để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm chính xác tình hình hộ nghèo, cũng như tâm tư nguyện vọng của dân nghèo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhất.
- Một số nguyên chủ quan nhân khác
Ngoài ra, thực tế một bộ phận hộ nghèo đói do lười biếng lao động, rượu chè, cờ bạc, ma tý, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sống ký sinh vào chính sách của Nhà nước…Nền kinh tế càng phát triển sẽ du nhập vào nhiều tệ nạn xã hội mà nó là nguy cơ dễ đến nghèo đói nhất.
2.2 Khái quát về NHCSXH tỉnh Tây Ninh
2.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
NHCSXH Chi nhánh tỉnh Tây Ninh được thành lập theo quyết định số 64/QĐ- HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 09/04/2003, đâylà đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo ủy quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hiện nay Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc cho NHCSXH Chi nhánh tỉnh Tây Ninh phát triển tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Chi nhánh NHCSXH Tây Ninh có 08 phịng giao dịch NHCSXH cấp huyện, với 95 đơn vị xã (phường, Thị trấn) có 73 điểm giao dịch cấp xã. Biên chế hoạt động của NHCSXH tỉnh Tây Ninh đến cuối năm 2013 có 112 người.