Phạm Văn Bình (2013):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 39)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu:

1.7 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu trước đâ y:

1.7.2.2 Phạm Văn Bình (2013):

Tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài nghiên cứu“Kiểm định các yếu tố ảnh

hưởng đến giá vàng tại Việt Nam”.

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là giá vàng Việt Nam, biến độc lập gồm : Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, cung tiền M1, chỉ số VN Index, Giá vàng thế giới.

Kết quả nghiên cứu của mơ hình cho thấy chiều hướng tác động của các nhân tố lên giá vàng như sau:

 Giá vàng thế giới có tác động thuận chiều lên Giá vàng tại Việt Nam.

 Cung tiền có tác động thuận chiều lên Giá vàng tại Việt Nam.

 Tỷ lệ lạm phát có tác động thuận chiều lên Giá vàng tại Việt Nam.

(Phạm Văn Bình, 2013)

Nhận xét : Qua nghiên cứu của tác giả đã xác định được chiều hướng ảnh

hưởng của các nhân tố lên giá vàng mối quan hệ của các nhân tố lên giá vàng cũng phù hợp với các nghiên cứu ở các quốc gia khác.

Bảng 1.1 : Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm:

STT Nhân tố Tương quan thuận với

giá vàng

Tương quan nghịch với giá vàng

1 Tỷ lệ lạm phát

Sindhu (2013),

Eric J. Levin và Robert E Wright, 2006

Sindhu (2013), Ismail &các công sự (2009)

2 Chỉ số chứng khoán Topcu(2010)

3 Cung tiền M1, M3 Ismail &các cộng sự

(2009)

Topcu(2010)

4 Giá dầu thô Cengiz Toraman và các

cộng sự (2011) Sindhu (2013) 5 Giá vàng thế giới Phạm Văn Bình(2013), Lê Phạm Hạnh Nguyên(2012) 6 Chỉ số USD-Index Topcu(2010); Sindhu(2013) Cengiz Toraman và các cộng sự (2011)

8 Tỷ giá hối đoái

Sinhu (2013), Ismail &các công sự (2009), Eric J. Levin và Robert E Wright, 2006

Pravit Khaemasunun

(2009)

9 Chỉ số hàng hóa CRB Ismail &các cộng sự

(2009)

10 Rủi ro tín dụng Eric J. Levin và Robert

E Wright, 2006

11 Cung cầu vàng

Eric J. Levin và Robert E Wright, 2006

12 Lãi suất cho vay vàng

Eric J. Levin và Robert E Wright, 2006

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm 1.7.3 Nhận xét về mối quan hệ các nhân tố qua nghiên cứu thực nghiệm:

Qua các nghiên cứu trên ta thấy các nhân tố ở thời điểm này nó có thể tương quan thuận với giá vàng, còn ở thời điểm khác nó có thể tương quan nghịch với giá vàng. Đồng thời, cũng tùy vào từng quốc gia, từng thị trường, từng môi trường nghiên cứu khác nhau mà tác động của các nhân tố cũng có thể khác nhau chẳng hạn như : cung tiền theo nghiên cứu của Ismail &các công sự (2009) tương quan thuận với giá vàng cịn nghiên cứu của Topcu(2010) thì cung tiền lại có tương quan nghịch.

Tỷ lệ lạm phát theo Sinhu (2013) giai đoạn 3/2010~10/2011có tương quan thuận với giá vàng nhưng cũng theo Sinhu(2013) giai đoạn 9/2008~02/2010 và Ismail &các cơng sự (2009) lại có tương quan nghịch.

Giá dầu thô theo nghiên cứu của Cengiz Toraman và các cộng sự (2011) có tác động cùng chiều với giá vàng còn Sinhu (2013) giá dầu thơ lại có tác động nghịch chiều với giá vàng.

Chỉ số USD-Index theo Topcu(2010) có tác động cùng chiều với giá vàng còn theo Cengiz Toraman và các cộng sự (2011) thì giá vàng lại có tác động nghịch chiều với giá vàng.

Tỷ giá hối đối theo Sinhu (2013), Ismail &các cơng sự (2009) thì có tác động nghịch chiều với giá vàng cịn theo Pravit Khaemasunun (2009) thì có tác động cùng chiều với giá vàng.

Vì vậy, khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá vàng tác giả vận dụng các nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngồi và cũng nhìn nhận điều kiện thực tế ở Việt Nam cũng như việc thu thập số liệu mà tác giả lựa chọn một mơ hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là giá vàng tại Việt Nam và các biến độc lập như sau : Lạm phát, cung tiền M1, tỷ giá hối đoái, chỉ số VNI, giá vàng thế giới. Đây là 5 nhân tố trong 12 nhân tố tác động đến giá vàng mà tác giả tổng kết từ các nghiên cứu trước đây, nhân tố USD-Index và chỉ số hàng hóa CRB là những nhân tố vĩ mơ của Mỹ có ảnh hưởng đến giá vàng thế giới nên tác giả chọn giá vàng thế giới để đại diện cho hai nhân tố trên. Tỷ lệ Repo chưa được phổ biến tại Việt Nam nên tác giả không sử dụng để phân tích trong mơ hình nghiên cứu. (Phạm Văn Bình, 2013)

1.8 Đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng : 1.8.1 Mơ hình nghiên cứu : 1.8.1 Mơ hình nghiên cứu :

Yi=βo+ β1X1i +β2X2i+β3X3i+β4X4i+ β5X5i+ ui Trong đó :

- Yi : VGP Giá vàng Việt Nam (triệu VND/lượng).

- β : Các hệ số hồi quy

- X1i : INF Tỷ lệ lạm phát (ĐVT %)

- X2i : EX Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ (ĐVT:

USD/VND).

- X3i : M1 cung tiền M1 (ĐVT: Tỷ đồng).

- X5i : WGP giá vàng thế giới (ĐVT: USD/ounce).

- ui : sai số hệ thống. 1.8.2 Nguồn dữ liệu sử dụng :

- VGP : Giá vàng Việt Nam dữ liệu được lấy trung bình cộng của các ngày trong

tháng được tổng hợp từ website: http://www.acb.com.vn

- INF : Tỷ lệ lạm phát được lấy từ trang http://www.gso.gov.vn của Tổng cục

thống kê.

- EX : Tỷ giá hối đối bình qn liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đồng

Đô la Mỹ (USD/VND), số liệu theo tháng được tính trung bình cộng của các ngày trong tháng và được lấy từ website của ngân hàng ACB: http://www.acb.com.vn

- M1 : cung tiền M1 của Việt Nam, số liệu được lấy theo tháng và được tổng

hợp từ nguồn website: http://www.adb.org

- VNI : chỉ số VN-Index của sàn giao dịch Hose được lấy theo giá đóng cửa

cuối tháng, số liệu được tổng hợp từ website http://www.cafef.vn

- WGP : giá vàng Thế Giới được lấy theo giá trung bình tháng, số liệu được tổng

hợp từ website: http://www.kitco.com

Kết luận chương 1 :

Qua chương 1 ta đã xác định được các nhân tố chính tác động đến giá vàng gồm : biến động giá vàng trên Thế giới, biến động cung cầu vàng, các chính sách và quy định của ngân hàng Trung ương, hoạt động quản lý kinh doanh vàng của Nhà nước, các nhân tố khác như: hoạt động đầu cơ và tâm lý của nhà đầu tư. Sự biến động của giá vàng Việt Nam sẽ chịu tác động chủ yếu từ nhân tố trên.

Đồng thời, tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu định lượng gồm biến phụ thuộc là giá vàng Việt Nam và các biến độc lập gồm các nhân tố tác động đến giá vàng gồm: Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, giá vàng thế giới, cung tiền và chỉ số VNI. Các nhân tố này chưa giải thích hết hồn tồn sự biến

động của giá vàng nhưng đây là những nhân tố chính tác động đến biến động của giá vàng Việt Nam.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM

2.1 Vai trò đặc thù của vàng trong nền kinh tế Việt Nam :

Khác với nền kinh tế trao đổi, nền kinh tế tiền tệ thực chất là nền kinh tế trong đó phần lớn các giao dịch diễn ra đều được sử dụng tiền để làm vật trung gian trao đổi và định giá sản phẩm.

Ở các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử ứng với các hình thái tiền tệ khác nhau người ta sử dụng các chế độ bản vị tiền tệ khác nhau.Mở đầu bằng chế độ bản vị bạc rồi đến chế độ bản vị vàng tiếp đến là chế độ song bản vị và cuối cùng là chế độ bản vị tiền vàng. Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ tiền tệ khá ổn định của Chủ nghĩa tư bản.Tuy nhiên, khi chế độ bản vị vàng sụp đổ và các nước trên thế giới bắt đầu sử dụng tiền giấy thì lạm phát ln là một khả năng tiềm ẩn. Alan Greenspan, giám đốc Quỹ dự trữ liên bang Mỹ trước đây khi đề cập đến lạm phát tiền tệ đã chỉ ra rằng:“Trong tình huống khơng có bản vị vàng, sẽ khơng có bất cứ biện pháp nào để bảo hộ sự tích lũy của dân chúng khỏi sự thống sối của lạm phát và điều này cũng có nghĩa là tài sản của dân chúng sẽ khơng có được nơi cất giữ an tồn. Nói một cách đơn giản, bội chi của ngân sách là âm mưu tước đoạt tài sản và vàng đã chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trị bảo hộ tài sản của dân chúng”.

Trong số các đồng tiền “mạnh” khơng có đồng tiền nào mạnh hơn đồng France Thụy Sĩ (CHF). Nguyên nhân chủ yếu của nó và tạo cho thế giới tin vào đồng CHF là do nó được đảm bảo 100% bằng vàng và có giá trị ngang với vàng.

Trước xu thế đồng đô la Mỹ trượt giá dài hạn, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị là cần thiết phải tích trữ vàng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, so với tích trữ ngoại tệ thì tích trữ vàng vẫn tốt hơn. Xét về dài hạn, mọi loại ngoại tệ đều có xu

hướng mất giá so với vàng, và sự khác nhau chủ yếu giữa các loại ngoại tệ nói trên là với tốc độ nhanh hay chậm.

Rõ ràng vàng có tính thanh khoản cao nhất so với mọi loại tài sản. Suốt từ 5.000 năm lịch sử của nhân loại, vàng khơng chỉ là hình thức biểu hiện của cải cuối cùng mà bất kỳ thời đại nào, dân tộc nào, khu vực nào, thể chế chính trị nào trong bất kỳ nền văn minh nào, vàng cũng đã và đang được chấp nhận. Nó chính là thước đo đáng tin cậy nhất về giá trị của mọi loại hàng hóa, khơng chỉ trong hiện tại mà cịn trong tương lai. Lịch sử loài người đã trải qua 4 lần thử tìm cách bỏ đi vai trị của vàng để tìm ra một chế độ tiền tệ thơng minh hơn, nhưng cuối cùng mọi thử nghiệm đó đều thất bại.

Chính vì thế, ở Việt Nam vàng có vai trị quan trọng, đất đai và bất động sản được định giá và thanh toán bằng vàng lượng SJC. Đa số người dân Việt Nam sử dụng vàng như một cách để bảo toàn tài sản cá nhân của mình tránh sự mất giá của đồng tiền.

(Nguyễn Cơng Tiến, 2011)

2.2 Tình hình biến động giá vàng trong thời gian qua:

Từ năm 2000 đến 2002 giá vàng thế giới khơng có nhiều biến động so với giai đoạn giá vàng ổn định từ năm 1998 khi chỉ giao động quanh mức giá 275 USD/oz. Năm 2002, dư chấn của sự kiện 11/09 để lại cùng với việc một số công ty lớn của Mỹ như Enron, WorldCom, United Airlines, bị phát hiện có bê bối tài chính và phải tun bố phá sản, gây tác động xấu đối với kinh tế toàn cầu và tạo động lực cho giá vàng bắt đầu một quá trình tăng giá.

Năm 2003, kinh tế thế giới bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại, cùng với mức tiêu thụ dầu mỏ ngày càng cao của Trung Quốc, giá dầu mỏ tăng vọt. Năm 2004 giá dầu mỏ có thời điểm tăng đến mức kỷ lục trên 55 USD/thùng, trong khi đồng USD sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001, đã tạo động lực cho giá vàng lần thứ hai tăng lên trên mức 400 USD/oz từ cuối năm 2003 kể từ lần đầu tiên vào năm 1993.

Năm 2007 là năm mà kinh tế thế giới đang bắt đầu đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới, nơi khởi nguồn của khủng hoảng kinh tế là nước Mỹ. Bất động sản giảm giá mạnh, giá trị đồng Đô La Mỹ giảm giá mạnh so với các đồng ngoại tệ khác. Khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ đã kéo theo sự phá sản của hàng loạt tổ chức tín dụng. Khủng hoảng tại Mỹ nhanh chóng lan rộng đến các quốc gia khác. Các quốc gia châu Á, châu Âu là những quốc gia ảnh hưởng tiếp theo của cuộc khủng hoảng. Giá dầu liên tục tăng mạnh lên những mức kỷ lục mới, tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu, giá vàng theo đó củng tăng lập đỉnh cao. Giá vàng thế giới liên tục tăng trong năm 2007 đặc biệt là các tháng gần cuối năm. Giá dầu và giá vàng tăng kỷ lục (gần 100 USD/thùng dầu và gần 850 USD/ounce vàng). Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ ngoại tệ lớn bằng USD và các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc OPEC phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng các ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu.

Năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã đưa thị trường vàng trở nên sôi động hơn khi vàng trở thành tài sản đảm bảo an toàn nhất. Tuy nhiên, đến cuối năm giá vàng giảm giá mạnh. Năm 2008, giá dầu có thời điểm lên đến mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7. Khủng hoảng tài chính lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thối. Khủng hoảng tín dụng, khởi đầu từ thị trường bất động sản ở Mỹ, nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước, nhiều khu vực, cùng với khủng hoảng giá lương thực, biến động giá dầu… đã đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. Các chuyên gia kinh tế ước tính cuộc khủng hoảng này đã gây thiệt hại cho các nền kinh tế toàn cầu tới 30.000 tỷ USD. Hàng loạt các tập đoàn lớn của Mỹ phá sản và xin cứu trợ để tồn tại đặc biệt là vụ “Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Bong bóng tài chính và bất động sản bùng nổ đã khiến cho cả thế giới chao đảo. Hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm cho kinh tế thế giới trì trệ đáng kể nhất đó là cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu lan rộng từ Hy lạp đến nhiều nước

khác trong khu vực Euro zone làm cho vàng trở thành lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư.

Khi giá vàng thế giới đã tăng nhanh, sự kiện Dubai hơm 25/11/2009 xin hỗn trả nợ gần 60 tỷ USD khiến thế giới rùng mình nghĩ đến khả năng kịch bản Lehman Brothers sẽ tái diễn, các nhà đầu tư nhỏ trên thế giới hoảng loạn và không kịp hình dung chuyện gì đang diễn ra khi giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc từ mức cao gần kỷ lục là 1,212.5 USD/ounce (ngày 2/12/2009) xuống còn 1,087.5 USD/ounce (ngày 30/12/2009).

Năm 2011, giá vàng vẫn kéo dài chu kỳ tăng giá có lúc tăng mạnh và tạo lập đỉnh ở mức giá 1771.88 USD/oz vào tháng 8, và sau đó theo quy luật sau một thời gian dài tăng mạnh, giá vàng đã có sự điều chỉnh khá mạnh và giao dịch quanh mức 1600 USD/oz vào tháng 8 năm 2012. (Nguyễn Tế Huy, 2012)

Năm 2013 là một năm vàng đã mất đi sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu mua vào từ đầu năm, nhà đầu tư đã lỗ hơn 25% trong khi đó, nếu giao dịch trên thị trường thế giới, mức lỗ thậm chí cịn lên gần 30%.

Mở đầu 2013, giá vàng trong nước được giao dịch ở mức 46,1-46,42 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Tuy nhiên, từ thời điểm đó, vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ ràng. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế, trong ngày 31/12, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng.

Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng/lượng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng/lượng, tương đương 24,7%.

Còn trên thị trường thế giới, giá vàng đã giảm từ mức 1.650 USD/oz xuống còn khoảng 1.200 USD/oz, giảm 450 USD/oz (-27,27%).

Như vậy, có thể thấy, vàng trong nước tuân theo xu hướng giá vàng thế giới. Sau mỗi lần vàng thế giới biến động, vàng trong nước cũng đều phản ứng theo ngay sau đấy, các quỹ đầu tư tháo chạy khỏi vàng.

Trong năm 2013, yếu tố chính ảnh hưởng đến biến động giá vàng là các thông tin từ chương trình Nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED). Với việc FED cắt giảm QE3 từ 85 tỷ USD/tháng xuống còn 75 tỷ USD/tháng, vàng đang ngày một trở nên kém hấp dẫn. Các quỹ đầu tư vàng trên thế giới đã tăng cường bán ra trong năm qua. Được biết, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)