Các nghiên cứu trên thế giới về việc nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu nội dung

1.4. Các nghiên cứu trên thế giới về việc nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân

hàng thƣơng mại

Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTM nhằm nâng cao khả năng sinh lợi như:

Samy Ben Naceur (2003) phân tích hồi quy theo mơ hình tác động cố định FEM nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng ở Tunisia giai đoạn 1980 – 2000. Tác giả sử dụng 2 biến để đo lường lợi nhuận ngân hàng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên rịng NIM. Các nhân tố bên ngồi gồm tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát. Các biến đại diện cho các nhân tố bên trong gồm quy mơ ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ nợ, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi.

Sehrish Gul và Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) sử dụng mơ hình hồi quy Pooled OLS phân tích dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2005 – 2009. Tác giả sử dụng 4 biến để đo lường lợi nhuận ngân hàng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng ROCE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên rịng NIM. Các nhân tố bên ngồi gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường. Các biến đại diện cho các nhân tố bên trong gồm quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô các khoản cho vay, quy mô tiền gửi.

Dr. Aremu và Mukaila Ayanda (2013) sử dụng mơ hình hồi quy Pooled OLS phân tích dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng ở Nigeria giai đoạn 1980 – 2010. Tác giả sử dụng 3 biến để đo lường

lợi nhuận ngân hàng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng NIM. Các nhân tố bên ngoài gồm cung tiền M2, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát. Các biến đại diện cho các nhân tố bên trong gồm quy mơ ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn, hiệu quả quản lý, chi phí tiền lương.

Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Kusa (2013) sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính và phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng qt GLS phân tích dữ liệu bảng để nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng ở Kenya giai đoạn 2001 – 2010. Tác giả sử dụng 3 biến để đo lường lợi nhuận ngân hàng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng NIM. Tác giả áp dụng phương pháp phân tích CAMEL nhằm nâng cao độ an tồn, khả năng sinh lợi và thanh khoản của ngân hàng, được thể hiện bằng việc phân tích năm khía cạnh là các biến đại diện cho các nhân tố bên trong gồm cơ cấu và an toàn vốn (Capital), chất lượng tài sản (Assets), bộ máy quản trị (Management), khả năng sinh lợi (Earnings). Các nhân tố bên ngoài gồm tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)