Về mặt thực tiễn, kết quả phân tích của luận văn đã giúp các nhà quản trị của các hãng bia tại tỉnh Quảng Ngãi có cái nhìn chi tiết hơn về các điểm mạnh và điểm yếu của thƣơng hiệu đang sở hữu, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của một thƣơng hiệu bia, từ đó có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng doanh nghiệp cũng nhƣ thực trạng của ngành bia tỉnh Quảng Ngãi và xu hƣớng tiêu dùng, nhận thức, thị hiếu hiện tại của khách hàng ở địa bàn này. Từ đó, nghiên cứu hỗ trợ các nhà quản trị các hãng bia đƣa ra những chính sách hỗ trợ, điều chỉnh, can thiệp kịp thời xây dựng một thƣơng hiệu mạnh hay tránh
cho ngƣời tiêu dùng có cái nhìn khơng tốt về thƣơng hiệu bia hiện đang quản lý, và thu hút thêm lƣợng khách hàng mới và giữ chân các khách hàng cũ thông qua việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.
Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng các doanh nghiệp bia cần phải xem xét đến các yếu tố nổi bật thuộc giá trị thƣơng hiệu nhƣ lòng trung thành thƣơng hiệu, khả năng nhận diện thƣơng hiệu của khách hàng… từ đó hình thành nên những dự án marketing cũng nhƣ chiến lƣợc cụ thể cho từng đối tƣợng khách hàng tại từng thời điểm đến cụ thể.
Trong đó, Lịng trung thành của khách hàng đối với thƣơng hiệu đƣợc hiểu nhƣ hành vi tiêu dùng lặp đi lặp lại một cách thƣờng xuyên, ổn định. Một khách hàng dự định sẽ tiếp tục mua sắm sản phẩm thuộc thƣơng hiệu bia trong thời gian tới, trong quyết định lựa chọn hãng bia thì đƣợc gọi là ngƣời có lòng trung thành thƣơng hiệu. Khách hàng trung thành thƣờng ít khi chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vì lý do giá cả, và khách hàng trung thành thƣờng mua thƣờng xuyên hơn so với khách hàng không có lịng trung thành. Hoạt động chiêu thị, quảng bá, khuyến mãi có thể làm gia tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn của từng công ty, sản phẩm bia cũng khơng phải ngoại lệ, có thể dùng các hoạt động này để lơi kéo khách hàng về phía mình. Mặc dù vậy, khơng nên đánh đồng việc gia tăng mua sắm, tiêu dùng của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với việc nâng cao đƣợc lòng trung thành của khách hàng. Các nhà quản trị cần lƣu ý tầm quan trọng của việc tiêu dùng lặp đi lặp lại và sự thỏa mãn của khách hàng khi mua sắm và sử dụng sản phẩm. Khách hàng trung thành với thƣơng hiệu ít khi mua hàng chỉ vì tác động của chiêu thị. Chiêu thị có thể củng cố hành vi hiện có của các khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, đa phần việc mua lặp lại đƣợc hình thành trên cơ sở quan điểm và thái độ lâu dài. Loại hành vi mua lặp lại là điều mà các thƣơng hiệu bia hƣớng đến. Lòng trung thành thƣơng hiệu mang đến nhiều giá trị thặng dƣ, lợi ích quan trọng đối với doanh nghiệp, nhƣ thị phần cao hơn và khách hàng mới đƣợc khách hàng cũ giới thiệu, truyền miệng nhiều hơn,… hỗ trợ cho việc mở rộng thƣơng hiệu, giảm chi phí marketing và làm tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng. Muốn xây dựng lòng trung thành thƣơng hiệu, các doanh nghiệp bia phải chú trọng nghiên cứu thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách hàng: nhƣ thái độ của họ đối với các dòng sản phẩm của doanh nghiệp, mức độ hài lòng cũng nhƣ ý định mua sắm lặp lại của ngƣời tiêu dùng…
Tuy nhiên, do khả năng nhận diện, ghi nhớ thƣơng hiệu tác động tốt đến xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng. Các doanh nghiệp bia trên thị trƣờng Quảng Ngãi cần tiếp tục xây dựng và phát triển các chƣơng trình marketing nhằm làm tăng mức độ nhận biết của ngƣời tiêu dùng thông qua các hoạt động chiêu thị nhƣ: quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ cho các chƣơng trình truyền hình,…Bên cạnh đó, thơng qua việc phát triển ngày một nhanh của truyền thơng và mạng xã hội, Dung Quất có thể tận dụng các hoạt động bên ngồi truyền thơng đại chúng gây tốn kém nhƣ truyền hình, báo chí, để đầu tƣ vào các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội hơn nhƣ từ thiện, tài trợ cho sự kiện xã hội, văn hóa, thể thao, nhân đạo,…để có thể nâng cao sự nhận biết của ngƣời tiêu dùng với thƣơng hiệu của mình.
Có một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng phần đông ngƣời uống bia không thể phân biệt sự khác nhau giữa vị bia thuộc các thƣơng hiệu bia khác nhau trong lúc bị bịt mắt nếm thử bia (nhƣ nghiên cứu “Sự ảnh hƣởng của nhận biết thƣơng hiệu bia tới mùi vị cảm nhận” của Ralph I. Allison và Kenneth P. Uhl). Có thể nói chính vì sự khó phân biệt đó làm cho ảnh hƣởng của chất lƣợng cảm nhận về các thƣơng hiệu bia đến xu hƣớng tiêu dùng không mạnh nhƣ sự tác động của lòng trung thành hoặc nhận biết thƣơng hiệu đến xu hƣớng tiêu dùng bia. Mặc dù vậy, ảnh hƣởng của hƣơng vị, màu sắc khi uống và cảm nhận sau khi uống đối với riêng từng thƣơng hiệu là không thể phủ nhận. Đặc biệt là khi mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, mức độ nhận thức về chất lƣợng cũng nhƣ tác hại của các sản phẩm kém chất lƣợng đến sức khỏe ngày một tốt hơn, đã làm cho thị hiếu, thói quen tiêu dùng dần thay đổi, đặc biệt đối với hầu hết các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng nhƣ bia rƣợu, nƣớc giải khát… Do đó, để bắt kịp với xu thế thời đại, duy trì và phát triển vị thế trong nhận thức của ngƣời tiêu dùng, tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu bền cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp bia cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, cải tiến cơng nghệ, dây chuyền máy móc, trình độ của đội ngũ kỹ thuật để cải thiện chất lƣợng các dòng sản phẩm bia tung ra thị trƣờng.