Bảng 3.1 : Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch TPHCM giai đoạn 2013 – 2015 – 2020
7. Kết cấu của đề tài
3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM đến năm 2020
3.4.6. Nhóm giải pháp về Chính sách đãi ngộ
Hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính để người lao động gắn bó với tổ chức, là kim chỉ nam của ban lãnh đạo. Chính sách đãi ngộ cần chú trọng cả về vật chất và khuyến khích về tinh thần. Chính sách đãi ngộ nhân sự tốt thì đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng cao và họ thấy được niềm vui, đam mê trong cơng việc. Từ đó tác động tạo động lực kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất. Chính sách đãi ngộ là điều kiện đủ để nâng cao chất
lượng và góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cho doanh nghiệp du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
- Xây dựng một cơ chế thi tuyển có liên quan tới cơng việc cần tuyển chọn vừa đảm bảo được tính mở, cơng bằng cho tất cả mọi người vừa đảm bảo tìm kiếm được những người phù hợp với yêu cầu công việc.
- Cải cách tiền lương: Tiền lương là yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động, thúc đẩy quá trình lao động, sáng tạo của con người. Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức hiện nay cịn lạc hậu, khơng khuyến khích được người làm việc có chất lượng, hiệu quả. Do đó, phải cải cách tiền lương cơng chức theo hướng: Tiền lương của công chức cần được trả bằng nhau cho các công việc như nhau và được thực hiện trong các điều kiện giống nhau; tương xứng với tiền công của khu vực ngồi nhà nước với những người cùng trình độ năng lực. Lương là một bộ phận chính trong thu nhập, lương người mới vào nghề cũng cần đảm bảo có thể đủ sống bằng lương. Ngoài lương cứng, phần lương mềm thưởng theo năng suất, hiệu quả công việc và mức độ hồn thành nhiệm vụ. Từ đó mới tạo động lực làm việc cho mọi người để đạt được mức lương cao nhất cũng như tạo nguồn để tăng lương thích đáng cho cán bộ, cơng chức.
- Tiếp tục thực hiện việc khoán quỹ lương theo biên chế để tinh giản bộ máy hành chính nhưng vẫn đảm bảo công việc được thực hiện tốt, đồng thời nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức.
- Định kì tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để trau dồi kĩ năng của cán bộ. Tăng cường ngân sách Nhà nước cho việc cử cán bộ, cơng chức đi học ở các nước có nền du lịch phát triển. Với những cán bộ mới tuyển dụng cần có những chính sách đề cử hay tạo điều kiện để họ được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.
- Tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, quy định rõ công việc, nhiệm vụ của từng người, tránh phân cơng cơng việc chồng chéo và có những chính sách nhằm khuyến khích những cá nhân làm việc xuất sắc.
- Cải cách công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua một cách thực chất, khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Việc khen thưởng phải được thực hiện kịp thời khi một cá nhân nào làm việc xuất sắc và xử lý kỷ luật nghiêm minh với những trường hợp vi phạm. Tránh cào bằng thi đua hay khen thưởng chủ yếu là lãnh đạo.
- Tạo điều kiện về nhà ở cho cán bộ, cơng chức bằng các hình thức mua nhà ở xã hội, vay ưu đãi từ quỹ Hỗ trợ Phát triển nhà ở TP để cán bộ cơng chức có chỗ ở ổn định, yên tâm, cống hiến hết mình cho cơng việc. Việc làm này cần được thực hiện công bằng cho cán bộ công chức ở tất cả các cấp, các ngành.
Đối với doanh nghiệp
- Xây dựng, tuyển chọn lao động theo tiêu chuẩn nghề du lịch, áp dụng chuẩn tiếng Anh vào quy trình tuyển dụng, đánh giá nhân viên để tuyển chọn được những nhân viên đáp ứng được yêu cầu cơng việc, bố trí và phân cơng lao động thích hợp.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá nhân viên rõ ràng để làm cơ sở trả lương và khen thưởng xứng đáng, có chính sách thăng tiến đề bạt nhân viên.
+ Xây dựng chế độ tiền lương cần căn cứ vào hiệu quả công việc, thâm niên. Đối với doanh nghiệp vui chơi giải trí trả lương, thưởng theo kết quả đánh giá thi đua. Doanh nghiệp lữ hành thì nên đánh giá dựa trên kết quả làm việc cá nhân. Trong ngành du lịch, thái độ và các đặc điểm cá nhân như hiếu khách, lịch sự, hịa nhã, thân thiện có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, do đó cần đưa các tiêu chí này trong đánh giá nhân viên.
+ Chế độ khen thưởng cần đáp ứng hai yêu cầu: công nhận và thưởng cho nhân viên đạt thành tích cao hoặc thói quen tốt của người lao động, chủ yếu là dựa trên thành tích vì nếu nhân viên đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp đề ra trước, họ sẽ được thưởng. Thưởng theo danh hiệu thi đua cuối năm cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo Quy chế thi đua khen thưởng do Cơng ty ban hành. Ngồi những phần thưởng về vật chất cần sử dụng cách khích lệ tinh thần. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp
thời, công khai. Những cá nhân được khách hàng khen ngợi cũng cần được khen thưởng kịp thời để nêu gương cho người khác. Hiệu quả mang lại đơi khi cịn hơn cả phần thưởng vật chất vì người lao động thấy được sự công nhận của cấp trên về những nỗ lực của họ.
- Các doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động. Khen thưởng kịp thời để động viên nhân viên và các nhân viên khác học hỏi. Trong ngành du lịch, chỉ cần một sai sót của một cá nhân nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến tòan bộ chất lượng sản phẩm du lịch và sự hài lịng của du khách. Do đó, đối với những nhân viên vi phạm kỷ luật cần nghiêm khắc xử lý để họ tránh lặp lại vi phạm và đủ sức răn đe các nhân viên khác.
- Do đặc thù của nghề, mỗi cơ sở sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực cho mình trong ngắn và dài hạn gắn với chiến lược kinh doanh, chú trọng vào kỹ năng nghề, sát với nhu cầu công việc.
- Trong ngành Du lịch, độ tuổi những người lao động trực tiếp thường ở mức trung bình thấp, thời gian lao động tích cực ngắn, do đó các doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo lại để ln chuyển cơng việc cho người lao động, chuyển lên bộ phận tiếp thị, quản lý…
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần (quà tặng cưới hỏi, ốm đau, các ngày lễ, tết); tăng cường tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên cơng ty…
3.4.7. Nhóm giải pháp nâng cao đạo đức, tác phong làm việc
Thực tế hiện nay tại Thành phố, đội ngũ làm công tác du lịch được đánh giá năng động, nhiệt tình, vui vẻ, tơn trọng, mến khách. Thái độ, phong cách văn minh, lịch thiệp, niềm nở, hiếu khách, nhiệt tình tận tâm, u nghề, ln ân cần gần gũi giúp đỡ khách; có thái độ tự tơn tự hào dân tộc trong đón tiếp phục vụ du khách. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên cũng cần nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục để đội ngũ lao động nhận thức sâu sắc về vai trò của mỗi người đến kết quả dịch vụ du lịch cũng như để mỗi cá nhân tự nhận thấy bản thân phải không ngừng trau dồi đạo đức, tác phong nghề nghiệp. - Tổ chức các cuộc thi tôn vinh hướng dẫn viên, thuyết minh viên, đầu bếp giỏi... để họ có ý thức rèn luyện nâng cao năng lực, phẩm chất, lòng yêu nghề.
- Tổ chức các lớp về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, … nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động du lịch.
- Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng: phát phiếu khảo sát độ hài lịng của khách hàng. Từ đó, khen thưởng kịp thời những cá nhân được khách hàng khen ngợi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được tham gia học nâng cao trình độ chính trị để họ có một bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu và quán triệt những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đến du khách được hiệu quả, chính xác, tránh hiểu sai lệch về đất nước và con người Việt Nam.
- Quán triệt về quan điểm chỉ đạo về tăng cường nội dung công tác giáo dục tư tưởng chính trị, lịng u nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống có giá trị cho sinh viên vào trong chương trình giảng dạy của nhà trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác giáo dục. Tập huấn cho giáo viên về phương pháp tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục chính trị tưởng, đạo đức lối sống và kỹ năng sống với các môn học khác.
- Tăng cường các hoạt động sinh hoạt Đồn, hội, câu lạc bộ, đội, nhóm dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn sẽ giúp sinh viên hình thành kỹ năng sống và sự mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Phát huy vai trị của tổ chức Đồn Thanh niên, tập hợp, thu hút sinh viên vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới, các danh lam thắng cảnh của đất nước…
- Đối với cán bộ làm công tác quản lý về du lịch, cần tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân... Thực hiện thường xuyên tự phê bình và phê bình, nói thẳng, nói thật ưu, khuyết điểm giúp đồng nghiệp phát huy, sửa chữa, nâng cao phẩm chất đạo đức người cán bộ công chức.
Tóm tắt Chương 3
Trên cơ sở thực trạng nguồn nguồn nhân lực ngành du lịch được phân tích ở Chương 2 cùng những quan điểm, mục tiêu, định hướng, dự báo phát triển nguồn nhân lực du lịch, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, bao gồm:
- Nhóm giải pháp bổ sung, hồn thiện cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch về tiêu chuẩn nghề, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị; tăng cường quản lý nhà nước, phân công, phân cấp rõ ràng, bổ sung cán bộ chuyên trách về phát triển nguồn nhân lực du lịch...
- Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo: đổi mới chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường; chú trọng đào tạo theo nhu cầu DN... .
- Nhóm giải pháp liên kết, hợp tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm các nước có ngành du lịch phát triển để phát triển nhân lực.
- Nhóm giải pháp huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực: tăng cường ngân sách Nhà nước, huy động xã hội hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Nhóm giải pháp về Chính sách đãi ngộ: xây dựng mức lương, thưởng khoa học, hợp lý; kịp thời có chế độ khen thưởng, tơn vinh những cá nhân, tập thể xuất sắc, kỉ luật những cá nhân vi phạm quy định của cơ quan, doanh nghiệp, hỗ trợ về nhà ở cho người lao động…
- Nhóm giải pháp phát triển thể lực: khuyến khích tập thể dục, thể thao, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe của người lao động…
- Nhóm giải pháp nâng cao đạo đức và tác phong làm việc: tăng cường tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của mỗi người lao động trong ngành; tổ chức các lớp về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống…
KIẾN NGHỊ
Để các giải pháp có thể thực hiện được, Luận văn xin kiến nghị với các Bộ, ngành trung ương và các địa phương liên quan một số vấn đề:
Kiến nghị Bộ GD & ĐT phối hợp với Bộ VH, TT & DL:
+ Xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong ngành Du lịch làm cơ sở cho xây dựng chương trình học. Quy định chương trình, giáo trình trong các cơ sở giáo dục và đào tạo du lịch.
+ Ban hành văn bản tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ cho các cơ sở đào tạo trong nước với nhau và với các cơ sở đào tạo nước ngoài về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. Từ đó các đơn vị có cơ sở gặp gỡ, liên kết, phối hợp trao đổi, học tập kinh nghiệm trong đào tạo du lịch.
+ Xem xét và kiến nghị với Bộ GD & ĐT trong việc thống nhất tên gọi văn bằng Đại học, Cao đẳng du lịch. Có cơ chế đặc biệt đối với các trường hợp liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học ngành du lịch, tạo điều kiện cho người học nghề được học tập, phát triển.
- Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ VH, TT & DL quảng bá du lịch, tuyên truyền để thay đổi cách nhìn của xã hội đối với người học nghề và có chính sách khuyến khích học nghề.
- Kiến nghị Bộ VH, TT & DL đề xuất với Chính phủ tăng ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, góp phần quan trọng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.
- Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố:
+ Đề xuất với Bộ Nội vụ tăng cường cán bộ chuyên trách làm công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
+ Tạo điều kiện cho các cán bộ công chức của Sở tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chun mơn ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước.
+ Hỗ trợ thêm kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng và các đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành du lịch.
+ Có chính sách giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi về qui hoạch đất đai cho các cơ sở đào tạo du lịch để các cơ sở này an tâm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP
+ Kêu gọi các dự án hỗ trợ từ nước ngoài, khai thác các nguồn hỗ trợ quốc tế cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.
+ Thông tin cho các trường đào tạo du lịch các vấn đề và sự kiện du lịch để các cơ sở này kịp thời nắm bắt và phổ biến cho sinh viên.
+ Tạo điều kiện cho các trường cùng tham gia các đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch.
+ Hỗ trợ quảng bá và xây dựng hình ảnh đẹp về các ngành đào tạo của du lịch.
KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực du lịch. Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM hiện nay không những thiếu về số lượng mà còn thiếu và yếu về trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ. Do đó, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của TPHCM.
Luận văn đã trình bày hệ thống lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực ngành du lịch và tìm