Lựa chọn phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp thích hợp cho mục đích thế chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp định giá tài sản cho mục đích thế chấp thông qua phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần b o o nước thủ đức (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG IV : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Lựa chọn phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp thích hợp cho mục đích thế chấp

mục đích thế chấp

Qua q trình nghiên cứu, tác giả trình bày ba phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp cho mục đích thế chấp và cuối cùng lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mục đích thế chấp. Mỗi phương pháp ứng với các tham số tài chính khác nhau và

Đối với phương pháp tài sản, phương pháp này không sử dụng các tham số tài chính như các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp khác mà chỉ điều chỉnh giá trị tài sản trên báo cáo tài chính theo giá trị thị trường

Xét về ưu nhược điểm của phương pháp tài sản, đây là một trong những phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp đơn giản và dễ sử dụng tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm. Việc định giá chủ yếu dựa trên giá trị rời rạc của các tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản của doanh nghiệp mang tính hệ thống cao, gắn liền với nhau như một thể thống nhất nên không thể định giá tài sản một cách rời rạc như phương pháp tài sản và giá trị của từng tài sản riêng biệt không chắc chắn sẽ bằng giá trị của tổng thể doanh nghiệp. Hơn nữa, phương pháp này thiếu đi sự dự báo về các dòng thu nhập trong tương lai và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người thẩm định giá. Do đó, phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản là không phù hợp cho mục đích thế chấp đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể được sử dụng nhằm kiểm tra và đối chiếu kết quả của phương pháp khác.

Đối với phương pháp thu nhập, phương pháp này sử dụng hai tham số tài chính chủ yếu là dịng tiền tự do FCFF và tỷ suất chiết khấu theo chi phí sử dụng vốn bình qn WACC. Đối với dịng tiền FCFF, do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, nhà máy xử lý nước sạch sau khi được đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng đã phát huy 100% công suất nên doanh thu của doanh nghiệp không tăng trưởng theo sản lượng mà chỉ theo đơn giá bán nước nên khi chiết khấu dịng tiền khơng đề cập đến tốc độ tăng trưởng của dịng tiền. Ngồi ra, tác giả sử dụng dữ liệu lịch sử từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ước lượng sự biến động của các yếu tố cấu thành nên FCFF và bám sát các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, tham số FCFF được ước lượng hồn tồn có cơ sở và đáng tin cậy. Đối với tham số tỷ suất chiết khấu WACC, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và chi phí sử dụng

nợ là hai biến số chính. Trong đó, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu được tính theo mơ hình CAPM với hệ số Beta được xác định thông qua hệ số Beta khơng địn bẩy của Cơng ty TDW từ đó chuyển đổi thành hệ số Beta của Công ty B.O.O theo tỷ số D/E. Chi phí sử dụng nợ bình qn được xác định tại thời điểm cuối năm 2013. Như vậy, nguồn thông tin để xác định tham số WACC cũng hoàn toàn đáng tin cậy.

Xét về ưu nhược điểm, phương pháp thu nhập có cơng thức tính tốn rõ ràng, khoa học; có độ chính xác tương đối cao khi có những số liệu chính xác; thể hiện rõ ràng kỳ vọng hợp lý về lợi nhuận đầu tư phù hợp cho công tác quản lý nguồn thu của dự án cũng như phù hợp cho các nhà đầu tư có mong muốn sở hữu doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp thu nhập còn tồn tại một số nhược điểm. Thứ nhất, phương pháp này đặt niềm tin quá nặng vào các số liệu lịch sử, dòng tiền ròng và tỷ suất chiết khấu thay đổi theo thời gian, gây khó khăn cho việc tính tốn sự thay đổi mức sinh lợi trong trung và dài hạn. Đối với đối tượng nghiên cứu là Công ty B.O.O chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên thiếu số liệu lịch sử để xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần (theo mơ hình CAPM) nên phải sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua hệ số Beta của Cơng ty TDW. Thứ hai, phương pháp này có nhiều giả định phức tạp dễ rơi vào chủ quan về kỳ vọng quá lớn các dòng thu nhập của doanh nghiệp hoặc ngược lại dẫn đến giá trị doanh nghiệp được ước tính khơng chính xác.

Đối với phương pháp APV, phương pháp này bao gồm 3 thành phần chính là giá trị doanh nghiệp khơng có địn bẫy nợ vay; lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí phá sản với các tham số tài chính như dịng tiền tự do FCFF, tỷ suất chiết khấu là chi phí vốn cổ phần khơng địn bẫy, lá chắn thuế với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay. Với dịng tiền FCFF, tác giả sử dụng thơng tin từ phương pháp thu nhập và áp dụng cho phương pháp APV và tỷ suất chiết khấu là chi phí vốn cổ phần khơng địn bẫy của Công ty TDW. Thứ hai, lợi ích từ lá chắn thuế được xác định từ dữ liệu lịch

sử, lịch trả nợ hàng tháng và lãi suất vay vốn thực tế. Lợi ích của lá chắn thuế khơng được duy trì vĩnh viễn do thời hạn vay vốn chấm dứt vào năm 2017 và từ đó doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Thứ ba, đối với chi phí phá sản, do đặc điểm công ty hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nên chi phí phá sản gần như bằng khơng (đã phân tích cụ thể như trên). Như vậy, tất cả các tham số tài chính của phương pháp APV đều được phân tích dựa trên các thơng tin thực tế đáng tin cậy.

Xét về ưu nhược điểm, phương pháp APV khá tương đồng với phương pháp thu nhập trong đó phương pháp APV tách riêng chi phí phá sản ra thành một bộ phận riêng giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan hơn về giá trị doanh nghiệp, lượng hóa được rủi ro phá sản mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng như lợi ích từ lá chắn thuế mang lại. Điều này giúp ngân hàng đánh giá được rủi ro từ đó đưa ra quyết định tài trợ vốn cho dự án hoặc tiếp tục cho vay hay khơng.

Tóm lại, từ ưu nhược điểm của ba phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp, tác giả quyết định lựa chọn phương pháp APV vì phương pháp này mang lại lợi ích nhiều mặt cho ngân hàng giúp xác định được dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai, đánh giá được rủi ro phá sản doanh nghiệp … Như vậy, giá trị Công ty Cổ phần B.O.O Nước Thủ Đức theo phương pháp APV là 1.616.748.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp định giá tài sản cho mục đích thế chấp thông qua phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần b o o nước thủ đức (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)