Ngân hàng có quyết định cho vay vốn bằng cách thế chấp quyền thu tiền nước hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp định giá tài sản cho mục đích thế chấp thông qua phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần b o o nước thủ đức (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG IV : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.2 Ngân hàng có quyết định cho vay vốn bằng cách thế chấp quyền thu tiền nước hay không?

tiền nước hay không?

Sau khi xác định được giá trị doanh nghiệp, câu hỏi nghiên cứu thứ ba được đặt ra “Ngân hàng có quyết định cho vay vốn bằng cách thế chấp quyền thu tiền nước hay không?”

Xét rằng, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng cách chiết khấu các dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Dòng tiền vào duy nhất của doanh nghiệp là dòng tiền thu được từ việc bán nước sạch nên việc ngân hàng cấp tín dụng bằng cách thế

Theo quy định của pháp luật, tại Điều 22, Khoản 1 của Nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 cho rằng “Bên có quyền địi nợ được thế chấp một phần hoặc tồn bộ quyền địi nợ, bao gồm cả quyền địi nợ hình thành trong tương lai mà khơng cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ”. Như vậy, pháp luật cho phép doanh nghiệp được quyền thế chấp quyền đòi nợ cho ngân hàng để huy động vốn.

Yếu tố pháp lý đã được đảm bảo nhưng ngân hàng cần phải xác định rủi ro của việc thế chấp quyền đòi nợ của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu, giao kết bán nước sạch của Công ty Cổ phần B.O.O Nước Thủ Đức cho Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn TNHH MTV (SAWACO) được thực hiện theo Hợp đồng mua bán sỉ nước sạch số 001/BOO-HĐMBNS ngày 21/9/2005. Đây là doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn và quản lý tập trung tất cả các nguồn nước sạch trên địa bàn thành phố nên rủi ro hủy giao dịch mua bán với Công ty B.O.O là rất thấp, chưa kể cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng nước sạch hiện nay của người dân thành phố rất lớn cùng với dân số không ngừng gia tăng, nguồn cung nước sạch chưa đáp ứng được hết nhu cầu to lớn của người dân.

Tóm lại, yếu tố pháp lý, yếu tố rủi ro của việc thế chấp quyền thu tiền nước hoàn toàn hợp lý và đáp ứng đủ các điều kiện để vay vốn tại ngân hàng. Câu hỏi nghiên cứu thứ ba được giải quyết và ngân hàng có thể cho vay vốn bằng cách thế chấp quyền thu tiền nước, từ đó mang lại lợi ích nhiều mặt cho các bên.

Thứ nhất, mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Trong giai đoạn thẩm định, thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp ngân hàng xác định số vốn chấp thuận cho vay tính theo tỷ lệ trên giá trị tài sản thế chấp. Tùy theo khẩu vị rủi ro cũng như quy định của từng ngân hàng mà tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp cao hay thấp.

Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động, việc tái thẩm định giá trị doanh nghiệp nhằm đánh giá lại giá trị nhận thế chấp còn đủ đảm bảo cho dư nợ vay hay không cũng như xác định nguồn thu nhập trong tương lai có thay đổi hay khơng nhằm đảm bảo dịng tiền trả nợ cho ngân hàng. Tóm lại, thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong q trình cấp tín dụng.

Thứ hai, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, việc xác định được giá trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp ước lượng được số vốn mình có thể vay theo tỷ lệ giá trị tài sản thế chấp từ đó chủ động được nguồn vốn tự có tham gia vào dự án. Hơn nữa, các phương pháp thẩm định như phương pháp thu nhập hay APV sẽ giúp doanh nghiệp ước lượng được dòng tiền của dự án trong tương lai giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn trong trả nợ hoặc đầu tư sinh lời ở một lĩnh vực khác.

Thứ ba, mang lại lợi ích cho xã hội.

Các dự án mang tính đặc thù cao như hệ thống cấp điện, cấp nước, cầu đường, trường học… tính thanh khoản của các tài sản thế chấp thường không cao, các hệ thống vận hành được liên kết như một thể thống nhất không thể tách rời. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có được một loại tài sản đặc biệt và đây là một công cụ để doanh nghiệp có thể tiếp xúc được nguồn vốn vay của ngân hàng. Đối với một số doanh nghiệp, họ khơng có tài sản khác có tính thanh khoản cao để bù đắp cho tài sản thế chấp thì các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp định hình được các dịng tiền của doanh nghiệp trong tương lai như phương pháp thu nhập, phương pháp APV giúp ngân hàng tính tốn được giá trị thực của doanh nghiệp và dễ dàng có cơ sở để cấp tín dụng. Các doanh nghiệp dễ dàng huy động được nguồn vốn để thực hiện các dự án mang tính an sinh xã hội và tính cộng đồng cao. Dịng vốn tín dụng đổ vào các dự án này được khơi thông tạo tiền đề phát triển đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG IV

Chương này ứng dụng phương pháp tài sản, phương pháp thu nhập và phương pháp APV để thẩm định giá Công ty Cổ phần B.O.O Nước Thủ Đức. Sau khi thu được kết quả từ ba phương pháp, tác giá nêu lên các tham số tài chính cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phù hợp nhất cho mục tiêu thế chấp. Qua đó, tác giả đánh giá khả năng sử dụng quyền thu tiền nước làm tài sản thế chấp để vay vốn tại ngân hàng của doanh nghiệp mục tiêu, cụ thể về tính pháp lý và mức độ an toàn của việc sử dụng loại tài sản này. Từ đó, cách thực hiện này giúp mang lại lợi ích cho ngân hàng, doanh nghiệp và xã hội.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp định giá tài sản cho mục đích thế chấp thông qua phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp trường hợp công ty cổ phần b o o nước thủ đức (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)