Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các thành phần của thuế đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp các địa phương ở việt nam (Trang 27 - 31)

1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến thuế và tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Young Lee & Roger Gordon (2005) Nghiên cứu dự đoán thuế thu nhập doanh

nghiệp càng cao sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khi khảo sát 70 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 1997, mơ hình được sử dụng gồm phương pháp OLS và phương pháp hiệu ứng tác động cố định với dữ liệu bảng sử dụng cho bài nghiên cứu. Trong khi các loại thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng có tương quan khơng rõ ràng thì thuế thu nhập doanh nghiệp lại có tương quan mạnh. Việc cắt giảm 10% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người khoảng 1.1%.

Richard Kneller, Michael F.Bleaney, Norman Gemmell (1999) kiểm tra liệu có những bằng chứng phù hợp với các dự đốn của mơ hình tăng trưởng nội sinh mà

cơ cấu thuế và chi tiêu cơng có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ổn đinh. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng gồm 22 quốc gia OECD trong giai doạn 1970 -1995. Với mơ hình hiệu ứng tác động cố định, tác giả thấy rằng (1) thuế bóp méo (thuế đánh trến lương và nhân lực, thuế đánh trên tài sản, thuế đánh trên thu nhập và lợi nhuận) làm giảm tăng trưởng kinh tế, trong khi thuế khơng bóp méo (Thuế đối với hàng hóa dịch vụ nội địa) thì khơng; và (2) chi tiêu chính phủ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng, trong khi chi phi sản xuất không.

Schwellnus và Arnold (2008) và Vartia (2008) đã nghiên cứu và kiểm tra ảnh

hưởng của các loại thuế đánh vào tăng trưởng dài hạn dựa trên dữ liệu thu thập từ 14 nước OECD Châu Âu từ năm 1970 – 2005 và số liệu từ 21 ngành công nghiệp ở 16 quốc gia OECD, Kết quả đưa ra rằng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đặc biệt ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Widmalm (2001) sử dụng dữ liệu bảng để khảo sát 23 nước trong khối OECD

từ năm 1965 – 1990 với phương pháp hồi quy 2SLS để xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế. Các kết quả phân tích cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế khi có sự gia tăng trong thuế thu nhập lũy tiến. Thuế thu nhập thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với thuế tiêu dùng.

Xing (2011) đã tiến hành phân tích thực nghiệm 17 nước trong khối OECD

giai đoạn năm 1970 – 2004 với phương pháp ước lượng PMG đã đưa ra kết luận rằng: Việc giảm thuế thu nhập, giảm thuế tiêu thụ và tăng thuế tài sản làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thuế thu nhập cá nhân có tác động tốt hơn thuế thu nhập doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh tế.

Santiago và Yoo (2012) đã nghiên cứu mở rộng thêm với việc khảo sát 69 nước

trong giai đoạn từ 1970 – 2009 và phân loại 69 nước đó theo thu nhập: nước có thu nhập cao, trung bình hoặc thâp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế được đẩy mạnh khi: các khoản thuế thu nhập được giảm và thuế tài sản tăng lên, các khoản thuế thu nhập được giảm và thuế tiêu dùng tăng. Các khoản đóng góp an sinh xã hội và thuế thu nhập cá nhân làm cản trở đến tăng trưởng. Tất cả các kết quả trên được

áp dụng cho các nước có thu nhập cao và các nước có thu nhập trung bình, khơng áp dụng cho các nước có thu nhập thấp.

Miller và Russek (1993; 1997) đã tiến hành ước lượng bằng phương pháp sử

dụng mơ hình tác cố định với dữ liệu bảng của 39 nước, chia thành ba nhóm: các nước phát triển, các nước đang phát triển, và tất cả các nước (các nước phát triển và các nước đang phát triển). Thời gian ước lượng là từ năm 1975 đến năm 1984. Kết quả là: Trong trường hợp của tất cả các nước, có một mối tương quan tích cực tồn tại giữa doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp với tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa thuế tiêu thụ trong nước với tăng trưởng kinh tế. Trường hợp đối với các nước đang phát triển: có một tương quan tích cực giữa doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp với tăng trưởng kinh tế nhưng thuế thu nhập cá nhân lại có tác động tiêu cực.

Angelopoulos và cộng sự (2006) cũng sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu cho

23 nước ở OECD trong khoảng thơi gian từ 1970-2000. Ơng và cộng sự của mình đã sử dụng phương pháp hồi quy tác động cố định nhằm làm rõ sự tương quan tiêu cực giữa thuế thu nhập lao động và tăng trưởng kinh tế nhưng lại có sự tương quan tích cực giữa thuế thu nhập vốn và thuế tiêu dùng đến tăng trưởng kinh tế.

The European Commission (2006) nghiên cứu về mối quan hệ của thuế trực

thu và thuế gián thu đến tăng trưởng kinh tế. Họ đều sử dụng dữ liệu từ các nước OECD giai đoạn 1975-2000 cho phân tích của mình với mơ hình tác động cố định. Ủy ban Châu Âu (2006) đã chứng minh rằng có một mối tương quan tích cực giữa tỷ lệ thuế gián thu trên thuế trực thu đến tăng trưởng kinh tế.

Hakim và Bujang (2011) nghiên cứu dữ liệu của 120 quốc gia để xem xét mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các khoản thu thuế. Kết quả đã cho thấy sự tác động ý nghĩa khi có sự thay đổi trong chính sách thuế của chính phủ dẫn đến sự thay đổi trong GDP. Theo tác giả việc tăng 1% thuế sẽ làm giảm từ 2-3% GDP.

Gale và potter (2002) Họ ước tính trằng việc cắt giảm thuế năm 2001 ảnh

hưởng rất ít hoặc khơng có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong 10 năm tiếp theo.

Họ cũng tìm ra rằng ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách cao và sự suy giảm tiết kiệm quốc gia sẽ lớn hơn những tác động tích cực của việc giảm thuế suất biên.

Lucas Bretschger (2010) đã tìm thấy những tác động tỷ lệ nghịch của thuế đến

tăng trưởng của 12 quốc gia thuộc nhóm OECD. Bởi vì thuế là một loại chi phí nên khi thuế tăng, đồng nghĩa với chi phí doanh nghiệp tăng thêm làm thu nhập doanh nghiệp giảm đi. Các doanh nghiệp từ đó sẽ khơng có nhu cầu sản xuất kinh doanh nhiều nữa.

Gerhard Glomm, B. Ravikumar (1998) với dữ diệu thu thập từ Mỹ, kết quả

nghiên cứu tác giả tìm được rằng thay đổi đồng thời trong các loại thuế và chi tiêu cho giáo dục có tác động khiêm tốn đối với tăng trưởng kinh tế.

Mercedes and Mehrez (2004) đã kiểm tra ảnh hưởng của quy mơ chính phủ,

cơ cấu thuế, cơ cấu chi tiêu của chính phủ có tác động hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân và việc làm hay không. Qua kiểm định dựa trên dữ liệu bảng từ 28 nước OECD, giai đoạn từ năm 1970-2001 với phương pháp hồi quy tác động cố định, tác giả đã kết luận rằng: Quy mơ của chính phủ tương quan ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư tư nhân; Thuế gián thu có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân và việc làm.

Plosser (1992) đã nghiên cứu tính tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP bình

quân đầu người của các nước trong khối OECD. Ơng đã tìm ra và chia sẻ rằng lợi nhuận từ thuế đem lại trong GDP tương quan âm với tốc độ tăng trưởng của GDP giai đoạn năm 1960-1989 của các nước OECD này. Có mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng và thuế suất trung bình, ảnh hưởng của thuế khơng được chấp nhận nếu khơng có sự xem xét các ảnh hưởng của các biến giải thích khác.

William G. Gale and Andrew A. Samwick (2014) nghiên cứu những tác động

của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế, trong đó tập trung vào hai vấn đề : Giảm thuế thu nhập cá nhân và cải cách thuế thu nhập. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Đối với việc giảm thuế có hai hiệu ứng: hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Hai hiệu ứng này có tác động trái ngược nhau lên hoạt động kinh tế. Hiệu ứng

thay thế góp phần gia tăng, cịn hiệu ứng thu nhập lại giảm đi. Nếu giảm thuế mà tăng chi tiêu thì chính phủ sẽ càng ngày càng vay mượn nhiều hơn, dẫn đến nguồn vốn bị giảm đáng kể, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng dài hạn của quốc gia. Đối với việc cải cách thuế (giảm thuế và mở rộng cơ sở thu thuế) sẽ tăng mức thuế hiện hữu, do vậy đi ngược với việc cải cách giảm thuế.

Claudio J.Katz, Vincent A. Mahler & Michael G.Franz (1983) khảo sát 22

quốc gia phát triển có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa để xem thuế có tác động đến tăng trưởng bằng cách tiến hành đánh giá tác động của thuế bằng nhiều cơ chế, cuối cùng đưa ra kết luận rằng thuế làm giảm tiết kiệm nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Koester and Kormendi (1989) đã sử dụng nguồn dữ liệu từ IMF của 63 nước

để xây dựng phương pháp phân tích mức thuế suất trung bình và mức thuế suất cận biên. Biến thuế suất trung bình được xây dựng bằng cách sử dụng doanh thu/GDP và biến tỷ lệ thuế suất. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng có rất ít bằng chứng về tác động của 2 loại thuế trên đến tốc độ tăng trưởng.

Effendi và Soemandi (2003) đã sử dụng dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước

ngoài và tăng trưởng kinh tế của Indonesia, chuỗi dữ liệu thời gian được lấy từ giai đoạn 1987-2000 tạo ra mơ hình nghiên cứu với 26 tỉnh thành ở Indonesia với các biến nghiên cứu gồm GDP, FDI, Lao động, Xuất nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu rút

ra kết luận lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Borensztein và cộng sự (1998) đã đưa ra một mơ hình tăng trưởng nội sinh để

đo lường ảnh hưởng của sự phổ biến công nghệ của FDI tới tăng trưởng kinh tế trong 69 quốc gia đang phát triển trong hai giai đoạn 1970-1979 và 1980-1989. Với các biến được đưa vào mơ hình như GDP, FDI, Lao động thì kết quả của nghiên cứu đưa ra có ảnh hưởng tích cực của FDI và lao động đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các thành phần của thuế đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp các địa phương ở việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)