Bài nghiên cứu này nghiên cứu về tác động các thành phần của thuế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004-2013 tập trung chủ yếu xem xét ảnh hưởng
của các loại thuế đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tác động của thuế như thế nào đến tăng trưởng khi thêm vào các biến về đầu tư tư nhân, lạm phát, lực lượng lao động vào mơ hình nghiên cứu.
Dựa vào kết quả hồi quy theo phương pháp FEM và GMM, đề tài tác động của các thành phần của thuế đến tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2004-2013 đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố về thuế Thu nhập cá nhân, Thuế giá trị gia tăng. Các hệ số mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, Thuế Thu nhập Doanh Nghiệp, Thuế Xuất Nhập Khẩu khơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương.
Thứ ba, các yếu tố Lực lượng lao động, Chỉ số giá tiêu dùng, Đầu tư tư nhân đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Ký hiệu Đơn vị tính Kỳ vọng dấu Kết quả Ý nghĩa thống kê
LogGDPit-1 Tỷ đồng + - *** LogTNDNit Triệu đồng + + LogGTGTit Triệu đồng + + ** LogTNCNit Triệu đồng + + *** LogXNKit Triệu đồng + - LogLLDit nghìn người + + *** LogCPIit % + + *** LogDTTNit Tỷ đồng + + ***
(Ghi chú: **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5% và 1%)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 giới thiệu về dữ liệu nghiên cứu và tổng hợp kết quả nghiên cứu dựa trên các mơ hình kiểm định của biến độc lập với biến phụ thuộc. Từ đó, đánh giá tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế thông qua thảo luận kết quả nghiên cứu.
Từ các bước nghiên cứu, kết quả đưa ra cho thấy thuế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Để nghiên cứu kỹ hơn về thuế và tăng trưởng, bài nghiên cứu dựa vào phương pháp GMM đưa ra hai mơ hình nghiên cứu trước khi đưa vào mơ hình các biến kiểm soát và sau khi đưa vào biến kiểm sốt. Kết quả cho thấy một số loại thuế có tác động tích cực đến tăng trưởng, tuy nhiên một số khác như Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp và Thuế Xuất Nhập Khẩu thì lại chưa tìm ra mối liên hệ cụ thế. Kết quả nghiên cứu của chương 3 sẽ là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách cũng như một số hạn chế thiếu sót hạn chế của đề tài nghiên cứu mà chương 4 tiếp theo sẽ đề cập.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA THUẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM