Các biến trong mơ hình và nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của quan hệ ngân hàng đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết (Trang 37 - 48)

STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Phương pháp tính

1 Lợi nhuận trên

tổng tài sản ROA

Báo cáo tài chính

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

2

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE Báo cáo tài

chính

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn cổ phần 3 Số lượng mối quan hệ ngân hàng BankNumber Thuyết minh báo cáo tài chính

Tính tổng tất cả các ngân hàng cho doanh nghiệp vay trong năm báo cáo tài chính, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Các tổ chức tài chính khác như cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính … khơng được tính vào số liệu. 4 Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu. ShortRelation Thuyết minh báo cáo tài chính.

- ShortRelation = 1 nếu tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của ngành; - ShortRelation = 0 nếu ngược lại. - Chỉ lấy số nợ vay ngắn hạn ngân hàng để tính. Loại bỏ nợ vay ngắn hạn của cá nhân và các tổ chức tài chính khác. 5 Tỷ lệ nợ vay dài hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu LongRelation Thuyết minh báo cáo tài chính.

- LongtRelation = 1 nếu tỷ lệ Nợ vay dài hạn trên vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay dài hạn trên Vốn chủ sở hữu trung bình của ngành ;

ngược lại.

- Chỉ lấy số nợ vay dài hạn ngân hàng để tính. Loại bỏ nợ vay dài hạn của cá nhân và các tổ chức tài chính khác.

6 Quy mô của

công ty Size

Báo cáo tài

chính - Size = Tổng tài sản

7 Tuổi đời của

doanh nghiệp Age

Thuyết minh báo cáo tài chính

- Age = Thời gian tính tốn – Thời gian thành lập

8

Cấu trúc tài

sản Tang Báo cáo tài

chính

Tang = Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản

9 Tăng trưởng

doanh thu Growth

Báo cáo tài chính

Growth = (Doanh thu năm hiện tại – Doanh thu năm trước)/Doanh thu năm trước

10 Sở hữu nhà

nước State Tổng cục thống kê

- State = 1 nếu tỷ lệ vốn Nhà nước chiếm 51% trở lên;

- State = 0 nếu ngược lại.

11 Phân loại

ngành kinh tế Ind Bản cáo bạch

- Ind = 1 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Nơng – Lâm – Ngư nghiệp;

- Ind =2 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ;

- Ind = 3 nếu doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Cơng nghiệp – Xây dựng;

3.3 Mơ hình nghiên cứu

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nhấn mạnh rằng hiệu quả tài chính có ý nghĩa sống cịn đối với cơng tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Điều này không những giúp cho các

doanh nghiệp xác định được cơ cấu vốn hợp lý mà còn giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thông qua một số nghiên cứu thực nghiệm được giới thiệu ở phần tổng quan các thực nghiệm, chúng ta có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động bởi hai nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố quan hệ ngân hàng và nhóm yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp. Luận văn sẽ áp dụng kết hợp mơ hình của Garriga (2006) và mơ hình của Castelli và cộng sự (2006) đồng thời thay đổi một số biến số cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhóm yếu tố quan hệ ngân hàng thể hiện rõ nhất ở ba yếu tố: Số lượng mối quan hệ, Lượng tín dụng được cung cấp và Độ dài của mối quan hệ (Shen và Wang, 2004). Các mơ hình thực nghiệm giới thiệu phía trên sử dụng một trong hai yếu tố hoặc cả hai là số lượng mối quan hệ và độ dài mối quan hệ. Trong khi các kết luận về số lượng mối quan hệ tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã trở nên rõ ràng thì yếu tố độ dài của mối quan hệ chưa thể hiện tác động rõ ràng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Trong điều kiện thống kê hiện nay tại Việt Nam thì yếu tố độ dài mối quan hệ là không thể thu thập được trên các báo cáo tài chính. Về mặt lý thuyết, yếu tố “lượng tín dụng cung cấp” thể hiện mức độ mạnh yếu của mối quan hệ tín dụng. Nếu một doanh nghiệp được cung cấp tín dụng nhiều hơn thì doanh nghiệp đó có mối quan hệ tín dụng mạnh hơn với ngân hàng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào nghiên cứu tác động của yếu tố “lượng tín dụng cung cấp” thể hiện mức độ quan hệ mạnh yếu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Luận văn này sẽ sử dụng yếu tố “lượng tín dụng cung cấp” để ước lượng vào mơ hình tuy nhiên sẽ điều chỉnh như sau: sử dụng tổng số tiền vay ngắn và dài hạn chia cho vốn cổ phần của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này lớn hơn mức trung bình chung của tất cả các doanh nghiệp cùng ngành được niêm yết tại

Việt Nam thì sẽ được coi là có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng mạnh hơn so với trung bình chung của các doanh nghiệp và được ký hiệu là 1, ngược lại là có mối quan hệ yếu và được ký hiệu là 0. Như vậy đây là một biến giả phân loại mức độ quan hệ mạnh yếu thơng qua lượng tín dụng được cung cấp.

Nhóm yếu tố các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: kích cỡ doanh nghiệp, tuổi đời doanh nghiệp, tài sản hữu hình và cơ hội tăng trưởng.

Luận văn sử dụng mô hình nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng số lượng mối quan hệ (số lượng nguồn cung tín dụng) và mức độ mạnh yếu của mối quan hệ tín dụng ngắn hạn cũng như là dài hạn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu thực hiện hồi quy dựa theo mơ hình GMM (Generalized Method of Moments) để kiểm nghiệm mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến hiệu quả sinh lợi các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

Đầu tiên, bài nghiên cứu có khuynh hướng sử dụng phương pháp dữ liệu

bảng tĩnh để ước tính mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các biến giải thích. Phân tích dữ liệu bảng có mức độ tin cậy lớn hơn dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Vì dữ liệu bảng cho phép kiểm soát sự khác nhau không quan sát được giữa các doanh nghiệp (phong cách quản lý) và kiểm sốt các biến khơng quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian.

Mô hình Pool là mô hình hồi quy dữ liệu bảng đơn giản nhất, nghĩa là không kể đến các kích thước khơng gian và thời gian của dữ liệu bảng và chỉ ước lượng hồi quy bình phương bé nhất (OLS) với giả thuyết: Tất cả những đơn vị chéo có cùng điều kiện và rủi ro tương tự như nhau. Nghĩa là, các hệ số độ dốc của 8 biến đều giống hệt nhau đối với cả 50 doanh nghiệp và giá trị tung độ gốc của 50 doanh nghiệp là giống nhau. Đây là những giả định rất hạn chế. Vì thế, hồi quy kết hợp (Pool) có thể làm biến dạng mối quan hệ thực chất giữa biến độc lập và biến giải thích.

Dưới giả định, những doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh tỷ suất sinh lợi mục tiêu hoặc tối ưu mà khơng phải chịu chi phí điều chỉnh, mơ hình dữ liệu bảng tĩnh có thể tiến hành cho phân tích này. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp không thể chuyển đổi ngay tỷ suất sinh lợi theo mong muốn và giảm thiểu hiện tượng nội sinh, mô hình động nên được sử dụng. Bond (2002) tranh luận rằng những tác động riêng rẽ là ngẫu nhiên và do đó chúng ln ln tương quan với biến ROE, ROA. Kết quả của OLS bị sai lệch về giá trị α bởi vì hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc có độ trễ và sai số được bao gồm trong (λ + εi ). Để giải quyết vấn đề này, Arellano và Bond (1991) đề

nghị phương pháp GMM (Generalized Method of Moments), sử dụng những cơng cụ liên quan với biến phụ thuộc có độ trễ nhưng khơng có sai số. GMM sử dụng tất cả thời gian có sẵn trong trực giao giữa ROE và sai số.

Bài nghiên cứu sử dụng những lợi thế của mơ hình tổng qt moments

(GMM), bởi vì nó có thể giải quyết nội sinh tiềm năng, phương sai thay đổi, tự tương quan. Mô hình này đã được sử dụng một vài nghiên cứu gần đây như Mura và cộng sự (2008), Ozkan (2003), Shah (2011), bởi tính hiệu quả và độ chính xác của nó.

Mơ hình nghiên cứu được đưa ra như sau:

Profiti = β0 + β1LnBankNumber + β2ShortRelation + β3LongRelation + β4LnSize + β5LnAge + β6Tang + β7Growth + β8State + Σ β9+i Indi + εi

Trong đó:

 Biến phụ thuộc: Profit, lần lượt được thay thế bằng ROA và ROE;  Biến độc lập chính:

- BankNumber: Số lượng mối quan hệ với ngân hàng. Biến số này có mối quan hệ của hàm bậc một tới biến phụ thuộc.

- ShortRelation: Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu. Biến này được xác định như sau, nếu tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay ngắn hạn chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của ngành thì bằng 1, nếu ngược lại thì bằng 0;

- LongRelation: Tỷ lệ nợ vay dài hạn ngân hàng trên vốn chủ sở hữu. Biến này được xác định như sau, nếu tỷ lệ Nợ vay dài hạn chia cho Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn tỷ lệ Nợ vay dài hạn chia cho Vốn chủ sở hữu trung bình của ngành thì bằng 1, nếu ngược lại thì bằng 0;

 Các biến kiểm sốt:

- Size: Quy mơ của doanh nghiệp. Biến này được đo lường bằng tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được kỳ vọng là tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp do chi phí phá sản giảm cùng với quy mô của doanh nghiệp;

- Age: Tuổi đời của doanh nghiệp. Tuổi đời cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên do doanh nghiệp đã có các trải nghiệm thị trường và có nền tảng vững chắc về thị trường, kỳ vọng dấu (+). Nhưng nếu tuổi đời càng cao thì tính trì trệ càng lớn, khả năng mở rộng thị trường càng giảm do vậy sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, kỳ vọng dấu ( -);

- Tang: Là biến số thể hiện cấu trúc của tài sản. Biến này được đo lường bằng tổng giá trị tài sản cố định hữu hình chia cho Tổng tài sản. Tỷ trọng tổng giá trị tài sản cố định hữu hình càng lớn trong tổng tài sản thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp càng cao. Kỳ vọng dấu (+);

- Growth: Biến số tăng trưởng của doanh nghiệp. Đối với các nền kinh tế có thị trường chứng khốn phát triển thì biến số tăng trưởng được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản), tuy nhiên theo Budia và cộng sự (2000) thì đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi có thị trường chứng khốn cịn kém phát triển thì phải sử dụng tốc độ tăng

trưởng doanh thu để đo lường biến số này. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, kỳ vọng dấu (+);

- State: Biến số thể hiện sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp là một đặc điểm riêng của các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sở hữu nhà nước là biến giả, biến này có giá trị là 1 nếu là doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp năm 2005 (có tỷ lệ vốn nhà nước chiếm từ 51% trở lên), ngược lại thì có giá trị là 0. Biến này được kỳ vọng dấu dương;

- Indi : Biến phân loại ngành. Các ngành được phân loại theo “Tiêu chí phân ngành kinh tế” (Tổng cục thống kê). Các doanh nghiệp được phân loại thành 3

nhóm ngành:

Ind1: Nơng-Lâm - Ngư nghiệp, Ind2: Thương mại - Dịch vụ, Ind3: Công nghiệp - Xây dựng.

Bảng 3: Dự báo mối quan hệ giữa các biến độc lập và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

STT Biến Đại diện Quan hệ

mong đợi

1 BankNumber Số lượng mối quan hệ với ngân hàng +/-

2 ShortRelation Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn ngân hàng/vốn chủ sở hữu

-

3 LongRelation Tỷ lệ nợ dài hạn ngân hàng/vốn chủ sở hữu

+

4 Size Qui mô công ty +

5 Age Tuổi đời của doanh nghiệp +/-

7 Growth Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp

+

8 State Tỷ lệ sở hữu nhà nước +

9 Ind Nhóm ngành +/-

Trong đó: (+) Cùng chiều, (-) ngược chiều

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu là 50 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012. Với phương pháp này, luận văn sử dụng mơ hình hồi quy để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra. Trong đó biến số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là biến phụ thuộc được đo lường bởi các chỉ số ROE và ROA, các biến số độc lập đóng vai trị là biến kiểm soát bao gồm: (i) tốc độ tăng trưởng, (ii) tuổi đời doanh nghiệp, (iii) kích cỡ doanh nghiệp, (iv) cấu trúc tài sản và (v) loại hình sở hữu doanh nghiệp. Biến số độc lập chính là biến số đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Luận văn sử dụng đại lượng số lượng mối quan hệ với ngân hàng (Castelli, 2006) và đại lượng số tiền vay (Shen và Wang, 2005) để tìm hiểu mối quan hệ mạnh yếu này và từ đó tìm hiểu tác động của mối quan hệ này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập được ở mô hình nghiên cứu là dữ liệu bảng (panel data) nên phương pháp dữ liệu bảng chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên ít hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Động lực sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam: niêm yết ở Việt Nam:

Hiện nay, để đi vào hoạt động, các doanh nghiệp không thể thiếu được nguồn lực vốn. Nó phản ánh tình hình tài chính đầu vào của các doanh nghiệp niêm yết và các doanh nghiệp nói chung - cho thấy được độ mạnh, độ uy tín của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, việc huy động vốn là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, hầu hết đa số các doanh nghiệp đều muốn mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh kể cả về lượng lẫn về chất nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, cạnh tranh với sự thay đổi khốc liệt của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh sự biến đổi của thị trường diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế, sự thay đổi của doanh nghiệp càng có biên độ cao. Rủi ro xảy ra ngày một lớn hơn. Vốn chính là nguồn lực nịng cốt để duy trì sự cân bằng ổn định của các doanh nghiệp. Xét về các hình thức vay vốn, có khá nhiều hình thức để huy động vốn như phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, thực hiện vay tín chấp, vay tín dụng, vay vốn ở các ngân hàng...v.v.. Xét tới từng hình thức, mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì thế, tùy vào tình hình doanh nghiệp lúc đó như thế nào mà họ chọn hình thức vay vốn, huy động vốn cho phù hợp, đảm bảo an toàn nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi chọn hình thức huy động vốn vay, doanh nghiệp cần hiểu ưu và nhược điểm của từng kênh huy động vốn vay. Ưu điểm của huy động vốn vay như sau:

Tài trợ hoạt động doanh nghiệp thông qua huy động vốn vay cho phép chủ doanh nghiệp nắm quyền kiểm sốt tồn bộ hoạt động doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có quyền tự đưa ra tất cả quyết định mà không phải báo cáo cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư. Và chủ doanh nghiệp sẽ sở hữu toàn bộ lợi nhuận

của doanh nghiệp.

Lãi suất doanh nghiệp phải trả trên khoản vay được xem là chi phí hợp lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của quan hệ ngân hàng đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)