Kiểm định sự khác biệt biến định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 129)

Bảng 4 .7 Kết quả kiểm dịnh giả thiết

4.7 Kiểm định sự khác biệt biến định tính

Mục đích của việc nghiên cứu các yếu tố định tính là tìm sự khác biệt về hành vi sử dụng BCTC giữa các nhóm thuộc tính của đối tượng nghiên cứu về số năm

đầu tư, đặc điểm nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, trình độ, chun môn. Đối

với kiểm định sự khác biệt 2 giới tính, nghiên cứu sử dụng phép kiểm định giả

thuyết về sự khác biệt của 2 trung bình tổng thể (Independent Sample T Test). Còn các yếu tố cịn lại là độ tuổi, trình độ chun mơn, số năm thực hiện có từ 3 nhóm mẫu trở lên nghiên cứu áp dụng phương pháp ANOVA. Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5% (Hoàng trọng & Mộng Ngọc, 2005, tr.115). Kết quả được trình

-Kết quả kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng BCTC giữa phái

nam và phái nữ:

Kiểm định Levene’s test được tiến hành với giả thuyết H0 là phương sai của 2 tổng thể bằng nhau. Kết quả kiểm định giá trị sig =0,219>0,05 cho thấy phương sai của 2 giới tính khơng khác nhau. Vì vậy, trong kết quả kiểm định Independent Sample Test giả định phương sai bằng nhau (Equal variance assumed có sig

>0,05 (sig =0, 833). Do đó, khơng có sự khác biệt giữa phái nam và phái nữ đối với hành vi sử dụng BCTC. Điều nay có thể được giải thích do số lượng mẫu

khảo sát nhỏ, chọn theo phương pháp phi xác suất nên có phần hạn chế trong kết quả kiểm định yếu tố về giới tính.

-Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo độ tuổi

Theo phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig=0,029 <0,05 : Đủ điều kiện từ chối giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: có ít nhất 1 cặp trung bình khác nhau nhưng chưa biết cặp trung bình nào. Để xác định sự khác biệt ở nhóm nào, Ta

tiến hành tiếp kiểm định hậu ANOVA. Giá trị sig trong kiểm định Levene >0,05 nên ta chọn kiểm định Boneferroni hoặc Tukey. Kết quả phân tích sâu Post hoc cho thấy sig =0,04 có sự khác biệt giữa hành vi của nhóm tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 so với nhóm tuổi trên 46 đến 55; sig= 0,01 có sự khác biệt giữa nhóm trên 31

đến 45 so với nhóm 56 tuổi trở lên. Điều này có thể giải thích vì mức độ trưởng

thành về tâm lý nhận thức, kinh nghiệm trong việc đầu tư cũng như mục tiêu ưu

tiên của nhà đầu tư ở từng độ tuổi là khác nhau, ví dụ ở độ tuổi dưới 55 thì mục

tiêu sinh lợi đồng thời với chấp nhận rủi ro cao hơn độ tuổi từ 55 trở lên khi mà tài chính đã đi vào ổn định, mục tiêu an tồn vốn như mơt khoản thu nhâp hưu trí

được ưu tiên hơn.

-Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo trình độ

Theo phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig=0,000 <0,05 : Đủ điều kiện từ chối giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: có ít nhất 1 cặp trung bình khác nhau nhưng chưa biết cặp trung bình nào. Để xác định sự khác biệt ở nhóm nào, Ta

tiến hành tiếp kiểm định hậu ANOVA. Giá trị sig trong kiểm định Levene=0.431 >0,05 nên ta chọn kiểm định Boneferroni hoặc Tukey. Kết quả phân tích sâu Post hoc cho thấy sig= 0,02 có sự khác biệt giữa nhóm của trung học phổ thơng hoặc thấp hơn so với nhóm đại học. Điều cho thấy hành vi của đối tượng của có trình

độ khác với đối tượng trình độ ở mức thấp.

-Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo chuyên môn

Theo phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig=0,001 <0,05 : Kết quả phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt giữa hành vi giữa ba nhóm: Có chun mơn về kinh tế; Có chun mơn về tài chính, kế toán và Lĩnh vực khác. Điều này cũng cho thấy sự phù hợp so với cảm nhận chủ quan về sự khác biệt về hành vi sử dụng của các đối tượng chuyên môn trong việc sử dụng thông tin kế toán.

Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo số năm thực hiện đầu tư

Theo phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig=0,018 <0,05 : Đủ điều kiện từ chối giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: có ít nhất 1 cặp trung bình khác nhau nhưng chưa biết cặp trung bình nào. Để xác định sự khác biệt ở nhóm nào, Ta

tiến hành tiếp kiểm định hậu ANOVA. Giá trị sig trong kiểm định Levene=0.001 <0,05 nên ta chọn kiểm định Tamhane’s hoặc Dunnett. Kết quả phân tích sâu

Post hoc cho thấy sig =0,032 có sự khác biệt giữa hành vi của nhóm nhà đầu tư

dưới 3 năm so với nhóm nhà đầu tư 5 năm trở lên. Điều này có thể được giải

thích do tâm lý, kinh nghiệm tham gia đầu tư trên thị trường, mức độ hiểu biết về thông tin và kỹ năng sử dụng BCTC khác nhau giữa những nhà mới tham gia vào thị trường so với những nhà đâu tư kỳ cựu chi phối đến hành vi sử dụng BCTC.

Tóm lại, chương 4 đã thống kê mô tả đặc trưng của các nhà đầu tư tham gia

khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nghiên cứu cũng thực hiện phân

tích nhân tố, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích tương quan và hồi quy. Kết quả phân tích nhân tố đã loại bỏ biến quan sát không phù hợp và rút ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng BCTC. Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố cảm nhận sự hữu ích tác động lớn nhất đến hành vi sử dụng BCTC, kế đến là

nhân tố Kiến thức và kỹ năng, tiếp theo là yếu tố mơi trường, tiếp đó là yếu tố rào cản thông tin, và cuối cùng là yếu tố kinh nghiệm. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về hành vi sử dụng BCTC giữa phái nam và phái nữ đối; có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, trình độ, chuyên môn và số năm thực hiện đầu tư.

CHƯƠNG V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả phân tích của chương 4, chương 5 sẽ trình bày kết luận cũng như

đưa ra các kiến nghị, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận và đóng góp của đề tài 5.1.1 Kết luận

Mơ hình đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến Hành vi sử dụng thông tin trên

BCTC của nhà đầu tư bao gồm: Cảm nhận của NĐT về sự hữu ích của BCTC, Kiến thức và kỹ năng về BCTC, Rào cản môi trường trong việc sử dụng BCTC, Môi trường xã hội về việc sử dụng BCTC, Kinh nghiệm (thói quen) sử dụng BCTC với 32 biến quan sát.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, biến HI8 (tơi

xét thấy sử dụng BCTC giúp hạn chế rủi ro đầu tư) bị loại do hệ số tải nhỏ hơn

0,5.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định hành vi sử dụng BCTC ảnh

hưởng bởi 5 nhân tố theo thứ tự từ mạnh đến yếu đó là Cảm nhận sự hữu ích tác

động lớn nhất đến hành vi sử dụng BCTC, Kiến thức và kỹ năng, môi trường xã

hội, rào cản thông tin, và cuối cùng là yếu tố kinh nghiệm. Trong mỗi nhóm yếu tố, có các yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhất như sau:

- Nhóm yếu tố cảm nhận sự hữu ích:

HI2: Tơi tin rằng BCTC cung cấp các thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định

đầu tư

- Nhóm yếu tố rào cản thơng tin:

RC4: Theo tôi, những thông tin từ thị trường chứng khốn, báo chí…thì kịp thời hơn BCTC

- Nhóm yếu tố kiến thức và kỹ năng:

- Nhóm yếu tố về mơi trường xã hội:

MT6: Tơi cảm thấy có áp lực phải sử dụng BCTC vì lời khuyên và hành động sử dụng BCTC của những người khác

- Nhóm yếu tố về kinh nghiệm:

Ngồi ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về hành vi sử dụng BCTC giữa phái nam và phái nữ đối; có sự khác biệt giữa hành vi sử

dụng BCTC của nhóm tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 30 so với nhóm tuổi trên 46 đến 55 và nhóm trên 31 đến 45 so với nhóm 56 tuổi trở lên; có sự khác biệt giữa hành vi của nhóm trung học phổ thơng hoặc thấp hơn so với nhóm đại học; nhóm đại học so với nhóm trung cấp cao đẳng; có sự khác biệt giữa hành vi giữa ba nhóm chun mơn về kinh tế; chun mơn về tài chính kế tốn và Lĩnh vực khác; có sự khác biệt giữa hành vi của nhóm nhà đầu tư dưới 3 năm so với nhóm nhà đầu tư 5 năm trở lên.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, cần lưu ý khi đưa ra các kiến nghị trong

việc định hướng hành vi nhà đầu tư.

5.1.2 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu sử dụng nền tảng lý thuyết từ các nghiên cứu trước về hành vi trong trong kế toán và các ếu tố ảnh hưởng đến hành vi. Đóng góp của đề tài là

kết hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu đã xây dựng mơ hình và kiểm định thực tiễn mơ hình ở thị trường chứng khoán TP. HCM.

5.2 Hàm ý từ kết quả nghiên cứu và Kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, để cải thiện hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư, khuyến khích NĐT sử dụng BCTC, nâng cao hiệu quả sử dụng BCTC, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư về thông tin kế toán và chất lượng BCTC cần lưu ý đến các yếu tố: Cảm nhận sự hữu ích BCTC, Kiến thức kỹ năng sử dụng BCTC,

- Đối với nhóm yếu tố cảm nhận sự hữu ích, đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng

lớn nhất đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư. Kết quả cho thấy, yếu tố

HI2: “Tôi tin rằng BCTC cung cấp các thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định

đầu tư” có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Do vậy, nên chú ý tạo giá trị cảm nhận

tích cực đến nhà đầu tư về tính hữu ích quan trọng và cần thiết về thông tin trên BCTC. Đối với nhóm yếu tố rào cản thông tin: yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là

RC4: “Theo tôi, những thông tin từ thị trường chứng khốn, báo chí…thì kịp thời hơn BCTC”. Dựa trên những ý kiến của nhà đầu tư thông qua câu hỏi mở, điều mà nhà đầu tư mong muốn trong việc đánh giá tính hữu ích đó là thơng tin minh bạch, đáng tin cậy và kịp thời, so sánh được với các doanh nghiệp khác các thời điểm tại cùng một doanh nghiệp. Để làm được điều này cần có sự nỗ lực từ nhiều

phía. Tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:

+ Bộ tài chính: Cần hồn thiện Hệ thống chuẩn mực kế tốn phù hợp với thơng lệ quốc tế và tình hình thực tiễn, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Việc so sánh gặp nhiều khó khăn bởi có nhiều phương pháp kế toán khác nhau được chấp thuận trong nhiều năm (CON2, đoạn 112). Vì vậy, cần hướng

dẫn các doanh nghiệp niêm yết thống nhất về phương pháp hạch tốn. Cần hồn thiện hệ thống BCTC trên các phương diện: Trình bày thơng tin tổng quát và chi tiết đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy và so sánh được, vì hiện nay các BCTC có báo cáo thơng tin tổng qt, có báo cáo thơng tin chi tiết nhưng chưa đáp ứng

được yêu cầu so sánh, phân tích như thuyết minh BCTC, báo cáo kết quả HĐKD,

nên bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu vì đây là thơng tin cần thiết để đánh giá

nguồn lực tự có của các DN, thơng tin mà các nhà đầu tư luôn quan tâm.

+ Uỷ ban chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán: Thực hiện yêu cầu công bố thông tin kịp thời và chất lượng đối với các công ty niêm yết. Tăng cường

kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý rõ ràng với những trường hợp vi phạm. Cải tiến quy trình cơng nghệ trong việc tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin để

+ Về phía doanh nghiệp: Gia tăng tính độc lập của ban kiểm soát trong các

doanh nghiệp niêm yết. Xây dựng văn hố giải trình và minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tạo lập niềm tin đối với nhà đầu tư về chất lượng thông tin trên BCTC.

+ Đơn vị kiểm tốn độc lập BCTC: Có q nhiều vấn đề nảy trong q ttrình soạn lập, cung cấp thơng tin cho người sử dụng (như mâu thuẫn về lợi ích, khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin, quy trình thơng tin kế tốn phức tạp, khả năng kiểm tra thấp) khiến cho thơng tin kế tốn trở nên thiếu độ tin cậy, không khách quan chứa đựng nhiều ruỉ ro về sai sót, gian lận. Do vậy, cần nâng cao tính độc

lập, trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của bên thứ ba.

- Nhóm yếu tố kiến thức và kỹ năng: Cần lưu ý đến yếu tố KT2: “Việc đọc, hiểu BCTC đối với tơi là dễ dàng”, tính có thể hiểu cần được chú ý trong việc

ban hành quy định và hướng dẫn thực hiện thơng tin phải được trình bày theo

cách thức sao cho những người có trình độ nhận thức tương đối về kinh doanh, hoạt động kinh tế, kế toán và những người để tâm nghiên cứu thơng tin có thể dễ dàng hiểu được.

- Nhóm yếu tố về mơi trường xã hội: cần lưu ý đến yếu tố MT6: “Tôi cảm

thấy có áp lực phải sử dụng BCTC vì lời khun và hành động sử dụng BCTC

của những người khác”. Mơi trường xã hội cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư. Vì vậy cần nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư về những lợi ích từ việc sử dụng BCTC qua các kệnh truyền thông, các chuyên

đề, hội thảo,…

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, số lượng mẫu nghiên cứu chỉ có 247, đối tượng được khảo sát là nhà đầu tư cá nhân được chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện do đó đối tượng khảo sát chưa được đa dạng hố đây là sự hạn chế so với một nghiên cứu định lượng.

Thứ hai, Hành vi sử dụng BCTC của nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng đề tài mới chỉ tập trung vào 5 nhân tố đó là Cảm nhận của NĐT về sự hữu ích của BCTC, Kiến thức và kỹ năng về BCTC, Rào cản môi trường trong việc sử dụng BCTC, Môi trường xã hội về việc sử dụng BCTC, Kinh nghiệm (thói quen) sử dụng BCTC. Kết quả mơ hình chỉ giải thích được 57,1% hành vi sử dụng của nhà đầu tư.

Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng cơng cụ phân tích hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tuy nhiên, hạn chế của phép phân tích này là khơng cho thấy được mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.

Cuối cùng là các kiến nghị mà nghiên cứu đưa ra chỉ mang tính hàm ý từ kết quả nghiên cứu, chưa cụ thể và chưa được đánh giá những trở ngại, cũng như chưa được xem xét đến chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại khi áp dụng vào thực tế.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nâng số lượng mẫu khảo sát và đa dạng hoá đối tượng khảo sát, chọn mẫu theo phương pháp xác suất và sử dụng mơ hình SEM để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập.

công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC). Hà Nội: Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính, 2003. Chuẩn mực kế tốn số 21 – Trình bày BCTC (Ban hành và

công bố theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC). Hà Nội: Bộ Tài chính.

3. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC – Về việc ban hành chế độ kế

tốn doanh nghiệp. Hà Nội: Bộ Tài chính.

4. Bộ Tài chính, 2012. Thơng tư 52/2012/TT-BTC - Hướng dẫn về việc công bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 129)