3.1.1 Tình hình đất đai
Theo báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mơi trường, tổng diện tích đất trên cả nước tính đến ngày 01/01/2013 là 33 triệu ha trong đó tổng diện tích đất nơng nghiệp là 26,3 triệu ha, chiếm 79,67% tổng diện tích đất đai cả nước. Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp là 10,2 triệu ha (30,90%), đất lâm nghiệp là 15,4 triệu ha (46,67%), đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,7 triệu ha, đất làm muối chiếm gần 0,02 triệu ha và đất nông nghiệp khác gần 0,03 triệu ha.
So với năm 2008, tổng diện tích đất nơng nghiệp đã tăng 6 %, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp tăng 9%, đất lâm nghiệp lại giảm đi 4%, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác thay đổi không đáng kể.
3.1.2 Tình hình lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013 của tổng cục thống kê cho thấy trong tổng số 89,7 triệu người dân Việt Nam thì có 60,8 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 2/3 tổng dân số). Thời gian qua, mặc dù đã có sự di chuyển mạnh mẽ về dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp song trong tổng số 53,2 triệu lao động (năm 2013) vẫn cịn tới gần
Trong đó, số lao động đang làm việc là 36,7 triệu lao động. Lao động đã qua đào tạo làm việc ở nông thôn chỉ chiếm 11,2% so với tổng lao động cả nước. Lao động có trình độ trung cấp là 4,3% và trình độ đại học chỉ chiếm 2,2%. Lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8% tổng lao động cả nước.
Trình độ chuyên mơn của lao động nơng thơn nhìn chung vẫn cịn rất thấp trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, mặc dù đã có những tiến bộ so với các năm trước. Vì vậy, ở khu vực nơng thơn diễn ra tình trạng dư thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động chuyên môn và lao động trong ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Do đó, khả năng chuyển đổi ngành nghề từ khu vực nông – lâm - thủy sản sang khu vực công nghiệp và dịch vụ cịn chậm và khơng đều giữa các vùng, các địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu và vùng dân tộc thiểu số.
3.1.3 Hạ tầng cơ sở
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai chương trình xây dựng mới và nâng cấp kết cấu hạ tầng nơng thơn. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng nơng thơn Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực (Tổng Cục Thống kê, 2012). Hệ thống giao thông đến cấp thôn được chú trọng phát triển mạnh với 89,6% số thơn có đường mà ơ tơ có thể đi đến. Tỷ lệ xã có đường trục thơn được nhựa hố hoặc bê tơng hố đạt tỷ lệ 67,7%. Tuy nhiên, vẫn còn 19% xã vùng cao và 40,4% xã miền núi có đường ngõ xóm được nhựa, bê tơng hóa.
Chợ ở nơng thơn đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế hàng hoá. Năm 2011 cả nước có gần 58% số xã có chợ. Tuy nhiên, chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng cịn rất thấp, chỉ có 3,5% số chợ nơng thơn đạt tiêu chuẩn.
Hệ thống tín dụng nhân dân nơng thơn cũng đang phát triển, tạo thuận lợi cho dân cư tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống. Năm 2011 có 10,5 % xã có chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn và 17,6% xã có quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, chỉ có 7% xã ở vùng trung du và miền núi Bắc bộ có ngân hàng thương mại và 5% xã ở Tây Ngun có quỹ tiết kiệm.
3.1.4 Tình hình kinh tế nông thôn
Với nguồn lực đất đai và lao động dồi dào, tuy vậy nông nghiệp và nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát triển. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,8% tổng lao động cả nước nhưng chỉ đóng góp giá trị tổng sản phẩm là 18,4% giá trị tổng sản phẩm cả nước.
Năng suất lao động trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp là 27,3 triệu đồng/người so với tổng năng suất lao động bình quân 68,7 triệu đồng/người và là thấp nhất trong tất cả các ngành kinh tế.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của quốc gia là 2.000.000VND/tháng thì thu nhập bình qn ở khu vực nơng thơn chỉ là 1.579.000 VND /tháng còn thu nhập bình quân của khu vực thành thị tới 2.989.000 VND/tháng. Chi tiêu bình quân đầu người năm 2012 của quốc gia là 1.603.000 VND /tháng thì chi tiêu bình quân ở khu vực nông thôn chỉ là 1.315..000 đồng/tháng trong khi con số này ở khu vực đô thị là 2.288.000VND/tháng.
Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn năm 2013 là 12,7% trong khi tỷ lệ này ở thành thị là 3,7% và trong cả nước là 9,8%. Nghèo đói tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các vùng khó khăn như miền núi, hải đảo. Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm ở nông thôn cao gấp 10 lần so với ở thành thị. Hơn 90% người nghèo ở Việt Nam sinh sống ở khu vực nông thôn cho thấy mức độ quan trọng của phát triển nơng thơn vì người nghèo (Tổng Cục Thống kê, 2013).
Hiện nay, hầu hết dân nghèo ở nông thôn Việt Nam tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Do các hoạt động sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc gần như hồn tồn vào thời tiết nên với tác động của việc biến đổi khí hậu tồn cầu, thu nhập của nơng dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất bấp bênh. Thêm vào đó, giá cả sản phẩm làm ra của người nông dân phụ thuộc vào sức ép từ biến động của thị trường tự do quốc tế đối với các nước đang phát triển, khiến tình trạng “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra.
Để ổn định thu nhập, bảo đảm cuộc sống, nhiều hộ gia đình nơng thơn buộc phải tìm kiếm phương tiện khác để thêm vào thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp. Đa dạng hóa thu nhập nơng thôn thông qua các hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương đóng vai trị quan trọng.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hộ nơng thơn có nhiều tiến bộ. Số liệu tổng điều tra cho thấy từ năm 2006 đến năm 2011, cơ cấu ngành nghề của hộ nơng thơn có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông lâm thủy sản và tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ cơng nghiệp xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng hộ nông nghiệp năm 2011 là 62,2% so với 71,1% của năm 2006 và 80,9% của năm 2001. Tỷ trọng hai nhóm hộ cơng nghiệp và dịch vụ từ 2006 đến 2011 đã tăng thêm 8,3%.
Xu hướng hoạt động đa dạng ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng. Trong tổng số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động thì lao động thuần nông chiếm 46%; lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 32,1% và lao động phi nơng nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 21,9% (Tổng Cục Thống kê, 2012).