Khung khái niệm cho nghiên cứu này được rút ra từ khung sinh kế bền vững (SLF). Các hộ gia đình sử dụng năm loại tài sản sinh kế bao gồm vật chất, tự nhiên, tài chính, con người và vốn xã hội mà họ có thể sử dụng để tham gia vào các hoạt động nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp hoặc cả hai (Scoones, 1998; Anthony Bebbington, 1999; và Ellis, 2000).
Khả năng đa dạng hóa rất phụ thuộc vào các loại tài sản sinh kế (Ashley và Carney,1998; Scoones, 1998). Các nghiên cứu của Reardon và cộng sự (1998); De Janvry và Sadoulet (2001) và Lanjouw (2001) cho thấy các nhân tố quyết định việc tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nơng thơn bao gồm tài sản hộ gia đình (số lượng và chất lượng) và sự tiếp cận đối với hàng hóa và dịch vụ cơng cộng. Theo Ellis (2000), nguyên nhân và hậu quả của việc đa dạng hóa phụ
thuộc vào vị trí, tài sản, thu nhập, cơ hội và quan hệ xã hội. Vì vậy, khơng phải tất cả các hộ gia đình có cơ hội như nhau để tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Schwarze và Zeller, 2005).
Theo các nghiên cứu của Reardon (1998); Ellis (2000); Ashley và Carney (1998), vốn con người (cả về số lượng và chất lượng) là một nhân tố quyết định quan trọng đối với việc tạo ra thu nhập phi nông nghiệp ở hầu hết tất cả các nghiên cứu đa dạng hoá thu nhập. Số người ở độ tuổi lao động trong hộ có tác động tích cực đến đa dạng hóa. Hộ càng có nhiều lao động thì khả năng tham gia các hoạt động tạo thu nhập cũng tăng lên (Ersado, 2003; Idowu, 2011).
Nghiên cứu của Ahmed và Fausat (2012) ở Nigeria cho thấy độ tuổi, trình độ
học vấn của chủ hộ có tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập. Tuổi của chủ
hộ có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập (Ahmed và Fausat, 2012). Chủ hộ càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm cũng như nhiều mối quan hệ nên hộ có thể tham gia nhiều hoạt động tạo thu nhập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ersado (2005), tuổi của chủ hộ lại có tác động tiêu cực, do chủ hộ càng lớn tuổi thì sự năng động càng kém nên khơng tích cực đa dạng hóa thu nhập.
Bên cạnh đó, chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có nhiều kiến thức để giúp hộ hoạt động trong nhiều lĩnh vực tạo thu nhập.Các kết quả từ các nghiên cứu về hành vi đa dạng hóa ở châu Phi (Barrett, Reardon và Webb, 2001; Lanjouw và cộng sự, 2001; Idowu và cộng sự, 2011; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014) cũng đã chỉ ra rằng nhân tố giáo dục quyết định đến việc đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập. Nghiên cứu của Sarah (2010) cho thấy hoàn thành giáo dục trung học hoặc đại học ảnh hưởng quan trọng đến mức độ đa dạng hóa thu nhập. Mức độ giáo dục cao hơn giữa các thành viên gia đình như hồn thành trung học hoặc giáo dục đại học đã có một tác động tích cực và đáng kể về mức độ đa dạng hóa thu nhập giữa các hộ nông dân nông thôn. Lý giải cho vấn đề này là vì giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực và cung cấp các kỹ năng cần thiết cho phép sự xâm nhập vào thị trường lao động có lợi hơn đặc biệt là cho các hoạt động phi nông nghiệp như
phi nông nghiệp lao động tiền lương hoặc tự tạo việc làm. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa các nhân tố tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng lao động
và trình độ học vấn của lao động vào mơ hình phân tích. Nhân tố tuổi có kỳ vọng
dấu âm và dương, trình độ học vấn và số lượng lao động kỳ vọng dấu dương.
Các nghiên cứu của Ersado (2003) và Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) cho rằng các tài sản vật chất mà hộ gia đình nắm giữ có tác động đến đa
dạng hóa thu nhập. Trong khi nghiên cứu của Ersado đo lường bằng tài sản trên đầu người cho kết quả tác động tích cực thì nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh đo lường bằng biến giả (có hay khơng) cho kết qua tiêu cực. Có thể là do các tài sản vật chất tùy thuộc vào tính chất của tài sản mà có thể hỗ trợ cho hộ gia đình tham gia các hoạt động tạo thu nhập đa dạng hay chỉ tham gia vào một vài hoạt động riêng biệt. Vì vậy, trong nghiên cứu, tác giả chỉ chọn các tài sản có tính chất đại diện và có thể tham gia vào tất cả các hoạt động tạo thu nhập là xe và điện thoại, với kỳ vọng dấu vừa âm vừa dương.
Các nghiên cứu của Lanjouw và cộng sự (2001) tại Tanzania cho thấy một truy cập vật lý tốt hơn để thị trường tăng thu nhập phi nơng nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Schwarze and Zeller (2005) ở Indonesia cũng cho thấy khoảng cách tới đường có tác động tiêu cực đến đa dạng hóa. Nghiên cứu của Sarah (2010) cho thấy rằng giao thông vận tải thuận lợi làm tăng đáng kể mức độ đa dạng hóa thu
nhập. Điều này có thể là vì giao thơng vận tải thuận lợi thì các hộ nơng dân có thể dễ dàng có cơ hội tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập khác ngoài nơi ở của mình. Giao thơng vận tải thuận lợi cũng có thể bao hàm sự gần gũi với các khu đô thị khác hoặc thị trấn gần đó là trung tâm cho các hoạt động phi nơng nghiệp. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả đưa khoảng cách từ nhà đến đường nhựa vào mơ hình với kỳ vọng tác động tiêu cực đến đa dạng hóa thu nhập.
Tín dụng và tài khoản tiết kiệm cũng liên quan đến quá trình đa dạng hóa.
Tuy nhiên, nó có thể gây ra những tác động trái ngược nhau. Trong nghiên cứu của Reardon (1998) và Sarah (2010) cho rằng hạn chế về vốn tài chính có thể “đẩy” các
hộ nghèo vào các hoạt động làm công ăn lương để kiếm tiền. Mặt khác, hạn chế về vốn tài chính cũng làm giảm khả năng đầu tư của các hộ nông thôn vào các hoạt động phi nông nghiệp. Trong nghiên cứu của Schwarze and Zeller (2005) thì lại chỉ ra rằng khả năng tham gia vào thị trường tài chính chính thức có một tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập. Trong nghiên cứu này, kỳ vọng của tín dụng và tiết kiệm đối với đa dạng hóa thu nhập có thể mang dấu âm hoặc dương.
Các nhân tố xã hội như giới tính, địa vị xã hội, mạng lưới, các hiệp hội cũng rất quan trọng trong việc hình thành quá trình đa dạng hóa (Ellis, 2000). Tổ chức xã hội và văn hóa có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tài sản vốn của hộ gia đình đối với các giới tính khác nhau (Ellis, 2000; Gladwin et al, 2001; Dolan, 2002). Điều này có thể dẫn đến các mức độ khác nhau của sự tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa và sự phân phối khơng đồng đều về lợi ích của họ giữa hai giới. Nghiên cứu của Schwarze and Zeller (2005) cũng cho thấy rằng vốn xã hội có một tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập trong các hộ gia đình ở nơng thôn Indonesia. Để đo lường vốn xã hội, tác giả đưa nhân tố bao gồm giới tính, dân tộc
của chủ hộ và sự tham gia các tổ chức như Đảng CSVN, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân vào mơ hình với kỳ vọng các nhân tố này sẽ tác động
tích cực đến đa dạng hóa thu nhập.
Diện tích đất nơng nghiệp mà hộ nông dân nắm giữ cũng có ý nghĩa trong việc xác định mức độ đa dạng hóa thu nhập. Trong một số nghiên cứu của Reardon (1998) đã cho thấy diện tích đất lớn sẽ làm tăng sự tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. Nghiên cứu của Sarah (2010) ở Senegal and Kenya ủng hộ quan điểm này khi cho rằng các hộ nơng dân có diện tích đất nơng nghiệp nắm giữ lớn có nhiều khả năng có nguồn thu nhập ít đa dạng, cho thấy như vậy hộ gia đình đã tập trung hơn vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Barrett, Reardon và Webb (2001) lại chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình nơng thơn và kích thước của diện tích đất mà hộ nơng thơn nắm giữ. Trong nghiên cứu của Idowu và cộng sự (2011) cho thấy
định đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp. Trong nghiên cứu, tác giả đưa sự thay đổi của diện tích đất vào mơ hình với kỳ vọng tác động tích cực lẫn tiêu cực.
Đa dạng hóa đề cập đến việc mở rộng phạm vi hoạt động nơng thơn bên ngồi trang trại và được xem là một q trình thích ứng năng động tạo ra thơng qua áp lực và cơ hội (Ellis, 2000). Đa dạng hóa là một xu hướng có tính phổ biến trong nơng nghiệp xuất phát từ yêu cầu của việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất và giảm thiểu rủi ro gây ra bởi các cú sốc từ môi trường sản xuất và thị trường nơng nghiệp (Barrett, Reardon và Webb, 2001). Có hai động cơ để hộ gia đình thực hiện chiến lược đa dạng hóa: (1) thực hiện đa dạng hóa cho mục tiêu tích lũy, được hỗ trợ từ những thuận lợi về môi trường kinh tế, xã hội chủ yếu là do "nhân tố kéo -
pull factors"; (2) thực hiện đa dạng hóa để quản lý rủi ro, đối phó với các cú sốc,
thốt khỏi tình trạng trì trệ hoặc suy giảm của nền nơng nghiệp, thúc đẩy bởi "nhân tố đẩy - push factors". (Barrett et al 2005; Barrett, Reardon và Webb năm 2001;
Sarah, 2010; Idowu, 2011).
Nhóm đầu tiên bao gồm những "nhân tố kéo". Đó là cơ hội để đa dạng hóa nguồn thu nhập liên quan đến nông nghiệp thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng, gần khu vực đô thị, lợi thế của việc tiếp cận thị trường … (Sarah, 2010). Biến tiếp cận thị trường liên quan đến vận chuyển, tiếp cận, và khả năng bán sản phẩm nông nghiệp trong thị trường là nhân tố quyết định tích cực và quan trọng của đa dạng hóa thu nhập. Nơng dân có thể dễ dàng tiếp cận thị trường, vì thế tạo cơ hội để tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Barrett và cộng sự, 2001). Trong bài nghiên cứu, tác giả đưa vào các biến đo lường khoảng cách đến nơi tiêu thụ, khoảng cách đến đến đơn vị hành chính, trường học, bệnh viện và nhân tố địa phương
để đo lường các cơ hội tạo nên nhân tố kéo. Kỳ vọng các nhân tố này tác động tiêu cực đến đa dạng hóa thu nhập.
Nhóm thứ hai bao gồm những "nhân tố đẩy" như là giảm thiểu rủi ro, đáp ứng nhân tố giảm dần lợi nhuận trong việc sử dụng nguồn lực nhất định. Những nhân tố đẩy có thể đến từ áp lực dân số, hạn chế về đất đai, công nghệ, kỹ năng, hệ thống tài
chính khơng đầy đủ hoặc yếu, sự biến đổi của khí hậu …Vì thế, hộ gia đình phải chọn một danh mục đa dạng các hoạt động nhằm ổn định dòng thu nhập và tiêu dùng. Chiến lược đa dạng hóa được thúc đẩy bởi các nhân tố đẩy thường được xem như hình thức đa dạng hóa bị động. Các nghiên cứu của De Janvry (2001); Schwarze và Zeller (2005) cũng chỉ ra rằng thu nhập đa dạng hóa có tương quan với sự tăng khả năng đối phó với những cú sốc, làm giảm khả năng dễ bị tổn thương. Đa dạng hóa là một cách đảm bảo các hộ gia đình nơng thơn mình chống lại xảy ra những cú sốc như vậy. Vì vậy, trong mơ hình này, tác giả đưa vào biến đo nhân tố đẩy là thiệt hại của các cú sốc nghiêm trọng ảnh hưởng đến hộ gia đình và sự thay đổi diện tích nhà ở. Những nhân tố này kỳ vọng gây tác động tích cực đến đa
dạng hóa thu nhập.
Hình 3.1 mơ tả khung phân tích của nghiên cứu với bảy nhóm nhân tố tác động là vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn tự nhiên, nhân tố đẩy và nhân tố kéo.
Hình 3.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập Vốn con người Tuổi của chủ hộ Học vấn của chủ hộ Số lao động trong hộ Trình độ học vấn của hộ Vốn vật chất
Xe, điện thoại Khoảng cách tới đường nhựa
Vốn tài chính Tiết kiệm Tín dụng Vốn xã hội Giới tính của chủ hộ Dân tộc của chủ hộ Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội Vốn tự nhiên Diện tích đất Nhân tố đẩy Thiệt hại từ các cú sốc Diện tích nhà ở Nhân tố kéo Khoảng cách đến nơi bán sản phẩm Khoảng cách đến ủy ban,
bệnh viện, trường học Chính sách địa phương
ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP