Chương 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
5.1.2 Sự độc lập của HĐQT và chi phí đại diện
“Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và độc lập” của một công ty thường được hiểu là những thành viên Hội đồng quản trị không nắm giữ một vị trí
điều hành trong cơng ty, tức là không phải là thành viên trong Ban giám đốc, không phải là cán bộ quản lý khác được HĐQT bổ nhiệm hoặc cổđông lớn của công ty, và là người khơng nhận được những khoản thù lao tài chính lớn hoặc các lợi ích khác từ cơng ty (dựa trên cẩm nang quản trị công ty của IFC năm 2010).
Luật doanh nghiệp năm 2005 không quy định cụ thểđịnh nghĩa và điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trịđộc lập. Tuy nhiên theo mục d, khoản 1, điều 1 của Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 13/03/2007, quy định về Quy chế quản trị công ty áp dụng đối với các công ty niêm yết thì thành viên hội đồng quản trị độc lập được định nghĩa cũng tương tự như trên. Tuy nhiên Quy chế không nêu rõ định nghĩa cụ thể cổđông lớn.
Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị tham gia độc lập và không điều hành tương quan dương với hiệu suất sử dụng tài sản có ý nghĩa thống kê, ủng hộ giả thuyết H2. Theo nhận xét của Bà Baroness Hogg – Chủ tịch
Hội đồng báo cáo Tài chính của Vương Quốc Anh: “Sựđa dạng giúp mang lại các quan điểm đa chiều trong quá trình cân nhắc ra quyết định, tránh sự giống nhau về
thái độ và giúp các công ty hiểu khách hàng và lực lượng lao động của mình hơn”, chính sự hiện diện của các thành viên độc lập sẽ mang lại hiệu quả tích cực đến hoạt
động của hội đồng quản trị nói riêng và của cả cơng ty nói chung. Họ mang đến các kỹ năng chuyên môn, ý tưởng, các mối quan hệ mới cho cơng ty, có thể là đối trọng, làm giảm rủi ro “tư duy nhóm”, tăng cường tính phản biện, và giám sát của hội
đồng quản trị trong công việc điều hành hàng ngày của các cán bộ quản lý trong công ty.
Ở Việt Nam việc xác định mối liên hệ làm ăn hay gia đình của cá nhân thành viên hội đồng quản trị với công ty là rất khó khăn vì hầu như các cơng ty khơng báo cáo công khai thơng tin này. Ngồi ra, ở Việt Nam thông thường thành viên hội
đồng quản trị bên cạnh sở hữu cổ phần cá nhân của chính mình, họ cịn đại diện cho phần vốn góp của các cổđơng khác. Do đó, ở mơi trường Việt Nam thật sự khá khó xác định thành viên hội đồng quản trịđộc lập.
Mặc dù vậy nhưng việc tồn tại mối tương quan dương có thể cho thấy dấu hiệu về tính hiệu quả và cần thiết của sự hiện diện cả 2 nhóm thành viên (độc lập và
điều hành) trong hội đồng quản trị.
Lưu ý hiện nay luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể và đầy đủ về tính “độc lập” của thành viên hội đồng quản trị theo các thông lệ tốt, nên nhiều doanh nghiệp chưa phân biệt thành viên độc lập và thành viên không điều hành. Đây cũng là ý tưởng cho các nghiên cứu xa hơn về vấn đề thành viên độc lập không điều hành hay điều hành trong thành phần của hội đồng quản trị.