Chương 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
5.1.5 Sở hữu của nhà quản lý và chi phí đại diện
Kết quả hồi quy còn cho thấy tỷ lệ sở hữu nội bộ càng cao thì hiệu suất sử
dụng tài sản càng cao hay chi phí đại diện càng thấp và có ý nghĩa về mặt thống kê, tức ủng hộ giả thuyết H5, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ang và các cộng sự
(1999), Singh & Davidson (2002) tìm thấy tương quan dương có ý nghĩa thống kê, kết quả của bài nghiên cứu trái ngược với kết quả nghiên cứu của Singh và Davidson (2003) đã tìm thấy tỷ lệ sở hữu nội bộ tương quan nghịch với hiệu suất sử
dụng tài sản (nhưng khi đo bằng chỉ tiêu chi phí thì kết quả lại khơng có ý nghĩa). Tập dữ liệu tổng thể của luận văn thì sở hữu nội bộ có tỷ lệ trung bình đến 43.63%, trong khi đó theo tập dữ liệu tổng thể của Singh & Davidson (2002) thì tỷ
lệ sở hữu nội bộ trung bình là 15.62%. Theo như kết quả của McConnell & Servaes (1990, 1995), họ sử dụng phương trình hồi quy bậc hai để đo lường mối tương quan giữa mức độ sở hữu của nhà quản lý và giá trị của công ty (đo lường bằng Tobin’s
Q), kết quả của họ cho thấy rằng tồn tại mối tương quan dương khi mức độ sở hữu cổ phần của nhà quản lý từ 40% - 50%, và tương quan âm khi mức độ sở hữu lớn hơn.
Như vậy, trong nghiên cứu này đã chỉ ra được mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nội bộ và hiệu suất sử dụng tài sản. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu trên một mẫu lớn hơn để xem xét đến là hiệu ứng “ngăn chặn” (entrenchment) và “hội tụ lợi ích” của tỷ lệ sở hữu nội bộ lên chi phí đại diện. Khi sở hữu của nhà quản lý càng cao, họ càng ra các quyết định thận trọng, “hội tụ lợi ích” (alignment of interests) với nhóm cổ đơng khác, dẫn đến chi phí đại diện sẽ giảm, hay là gia tăng sở hữu của nhà quản lý sẽ làm cho họ chủ quan khi nắm quyền kiểm sốt cơng ty, dẫn đến chi phí đại diện tăng. Do vậy, với tập dữ liệu lớn hơn, khoảng thời gian dài hơn, các nghiên cứu tiếp theo nên kiểm tra vấn đề này bằng phương trình hồi quy phi tuyến.