B Wald Sig. eB Boardsize 0,257 4,319 0,038 1,293 Duality -0,174 0,340 0,560 0,840 Outside -0,016 4,608 0,032 0,984 Family 0,396 6,027 0,014 1,486 Expertise -0,856 45,597 0,000 0,425 Outtenure 0,929 83,092 0,000 2,532 Gowth -0,033 0,022 0,883 0,968 Debts 1,478 3,996 0,046 4,386 Size 0,040 0,135 0,713 1,041 Constant -4.207 2.566 0.109 0.015
(Nguồn: Số liệu đã xử lý của tác giả, 2015)
Phân tích hồi quy cho kết quả tương tự với phân tích tương quan và kiểm định Independent t-test, Mann-whitney khi cho rằng các biến Expertise, Outtenure
Family và Debts có ảnh hưởng lớn có ý nghĩa thống kê với Misstatement (sig. lần lượt là 0,000; 0,000; 0,014 và 0,046. Tuy nhiên, phân tích hồi quy cịn phát hiện thêm được 2 biến độc lập có ảnh hưởng đến Misstatement là Outside và Board size (sig =0,032 và 0,038).
Nhận xét các biến có ý nghĩa cho thấy, sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị không điều hành (outside) và thành viên hội đồng quản trị có chun mơn tài chính (expertise) làm giảm xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán (B<0). Nhưng các yếu tố quy mô Hội đồng quản trị (boardsize), số lượng thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family), nhiệm kỳ trung bình của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (outtenure) và tỉ số nợ (debt) lại làm tăng xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính (B>0). Kỳ vọng tương quan của các biến này phù hợp với giả thuyết đã đưa ra.
Trong khi cột Sig cho ta mức ý nghĩa của các biến, cột B cho ta giá trị của phương trình hồi quy Logistic, hay nói cách khác là hệ số tương ứng với từng biến độc lập. Từ hai cột giá trị trên, phương trình hồi quy được viết lại như sau:
𝐿𝑛𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=1)
𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=0) = −4,207+ 0,257Board siz**e + -0,016Outside** +
0,396Family**+ 0,929Out tenure* + -0,174Duality ns + -0,856Expertise* + -
0,033Growth ns + 1,478Debts**+ 0,040Size ns (1)
Chú thích: * Mức ý nghĩa 1%; ** Mức ý nghĩa 5%, ns Khơng có ý nghĩa.
Phù hợp với giả thuyết H1, biến quy mơ Hội đồng quản trị (boardsize) có mức ý nghĩa sig<0,05 và B>0 cho thấy số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị càng lớn càng làm tăng xác suất xảy ra sai sót cho số liệu trên báo cáo tài chính. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yermack (1996), Yermack, Eisenberg et al. (1998), Abbott et al. (2004), Huỳnh Thị Ánh Tuyết(2013),… Điều này được giải thích bởi lý do Hội đồng quản trị càng nhiều thành viên, sẽ hoạt động ít hiệu quả vì vấn đề phối hợp và vấn đề quy trình gây nên giám sát yếu kém, mặt khác quy mô Hội đồng quản trị nhỏ có hiệu quả bởi vì giữa các thành viên có thể giao tiếp tốt hơn, cũng như dễ dàng để quản lý.
Đối với biến tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (outside), kết quả phù hợp với giả thuyết H2, rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm các thành viên Hội đồng quản trị khơng điều hành càng cao thì càng ít có khả năng dẫn đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Việc cơng nhận giả thuyết H2 đồng nghĩa với viêc kết quả này tương đồng với các kết quả của Klein (2002), Beasley, Agrawal và Chadha (2005), Uzun et al. (2004), Gul và Leung (2004),… tức cho rằng tỷ lệ phần trăm các thành viên không điều hành ảnh hưởng nghịch đến hành vi gian lận. Mối quan hệ này được giải thích bởi nhiều lý do như: những thành viên Hội đồng quản trị không điều hành đặt danh tiếng của họ là quan trọng nhất nên họ rất tập trung vào việc bảo vệ và nâng cao danh tiếng của mình bằng cơng việc kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc các hành vi sai sót, gian lận.
Mức ý nghĩa của biến Family-Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc là sig=0,014<0,05 đồng nghĩa việc công nhận giả thuyết H3 là đúng, hay cơng nhận các doanh nghiệp càng có nhiều thành viên có quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị càng có nhiều khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Kết quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu của Ghazali và Weetman (2006), Haniffa và Cooke (2002) Matousi (2011),… Lý do có thể giải thích bằng việc các thành viên trong gia đình sẽ cùng đồn kết trong Hội đồng quản trị và thực hiện nhiều quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của ban điều hành cơng ty, dẫn đến việc sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.
Giả thuyết H4 được chấp nhận khi mức ý nghĩa sig của biến Outtenure nhỏ hơn 0,05. Kết quả này khẳng định rằng một nhiệm kỳ càng dài của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành càng làm tăng khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Một lý do có thể giải thích cho khẳng định này liên quan đến giả thuyết thân thiện với người quản lý. Khi một thành viên trong Hội đồng quản trị làm việc quá lâu trong Hội đồng, người đó sẽ có mối quan hệ thân thiết với ban Giám đốc, và họ sẽ lãng quên nhiệm vụ kiểm sốt, xử lý sai sót, gian lận của ban Giám đốc, làm cho báo cáo tài chính tăng khả năng sai sót.
Mức ý nghĩa của biến Duality là sig= 0,560 >0,05 đồng nghĩa với giả thuyết H5 khơng có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Do đó, giả thuyết Sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị làm tăng khả năng sai
sót số liệu trên báo cáo tài chính của chúng tôi bị từ chối. Kết quả này phù hợp với Uzun et al (2004), Abdullah (2010)-những người đã khơng tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa giữa sự kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành và sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Mặc dù sự kiêm nhiệm giữa chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khơng minh bạch thơng tin và tình trạng thơng tin bất cân xứng tại các bên hữu quan nhưng chúng ta cần nhìn lại quy đinh tại Việt Nam về sự kiêm nhiệm hai chức vụ này. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 28/03/2007 đến hết ngày 16/09/2012 và Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/09/2012 đều quy định đối với các công ty đại chúng, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đơng thường niên. Do đó con số 38% doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm giữa hai chức vụ này đã qua sự chọn lựa, cân nhắc, quyết định của các cổ đông tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Như vậy, sự kiêm nhiệm đã được phê chuẩn cẩn thận làm giảm khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, đồng thời làm giả thuyết H5 không được chấp nhận được.
Giả thuyết H6-Hội đồng quản trị càng có nhiều thành viên có chun mơn tài chính thì khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính càng thấp-được chấp nhận với sig=0,000<0,05 và B=-0,856<0. Hội đồng quản trị có tri thức và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm tính hiệu quả của chức năng giám sát hội đồng quản trị. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Carcello et al. (2002), Chtourou et al. (2001), Xie et al. (2003), Agrawal và Chadha (2005),… Nguyên nhân cho kết quả này có thể giải thích bằng việc các thành viên với kiến thức kế tốn, tài chính cao sẽ thực hiện hoạt động kiểm sốt tốt hơn. Ngồi ra, nếu các thành viên Hội đồng biết kiến thức về tài chính, họ có thể hiểu và giải quyết các vấn đề báo cáo tài chính.
Đối với ba biến kiểm sốt đưa vào, các kết quả cho thấy một sự khác biệt đáng kể giữa các cơng ty có và khơng có sai sót số liệu trước và sau kiểm tốn đối với tỷ
thích rằng nợ quá nhiều, vấn đề tài chính gặp khó khăn gây cho doanh nghiệp nhiều áp lực, có thể dẫn đến việc phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hai biến kiểm sốt cịn lại là tốc độ phát triển và quy mơ doanh nghiệp khơng có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, ngồi các đặc tính Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, vẫn cịn có các yếu tố ngoại lai ảnh hưởng tới sự sai sót này. Đồng thời sự ảnh hưởng có ý nghĩa của biến tỷ lệ nợ tài sản cũng chứng minh sự hợp lý của việc đưa các biến kiểm soát vào.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến
𝐿𝑛𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=1)𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=0) = −4,207+ 0,257Board size** + -0,016Outside** + 0,396Family**+ 0,929Out tenure* + -0,174Duality ns + -0,856Expertise* + -
0,033Growth ns + 1,478Debts**+ 0,040Size ns (1)
Ta có:
𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=1)
𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=0) =O0 (Hệ số Odds)
LnO0=-4,207 + 0,257Board siz**e + -0,016Outside** + 0,396Family**+ 0,929Out tenure* + -0,174Duality ns + -0,856Expertise* + -0,033Growth ns +
1,478Debts**+ 0,040Size ns (2)
Phương trình (2) trình bày cho ta biết mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Biến phụ thuộc được tính theo thang đo của hàm logit. Các hệ số cho ta biết sự tăng (giảm) của log Odds biến phụ thuộc là bao nhiêu khi tăng (giảm) 1 đơn vị của biến độc lập khi các biến độc lập khác giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên do các hệ số của biến độc lập được tính theo đơn vị Log Odds , cho nên để dễ giải thích, phần này tác giả sẽ chuyển đổi đơn vị Log Odds sang hệ sô Odds-Odds ratio (OR), được biểu hiện tại cột eB tại bảng 4.4.
Sau khi chuyển đổi ta có phương trình dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc khi các biến độc lập khác không đổi như sau:
𝑃1 = 𝑃0× 𝑒
𝐵
1 − 𝑃0(1 − 𝑒𝐵)
-eB là hệ số Odds của biến độc lập
-P1 là xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính nếu biến độc lập đang xét tăng 1 đơn vị và các biến độc lập khác không đổi.
Phần tiếp theo tác giả giả định xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính ban đầu P0 là 10% để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến xác suất xảy ra sai sót của biến phụ thuộc.
Quy mơ Hội đồng quản trị
Với P0=0,1, eB=1,293, ta có:
𝑃1 = 𝑃0× 𝑒𝐵
1 − 𝑃0(1 − 𝑒𝐵)=
0,1 × 1,293
1 − 0,1(1 − 1,293) = 12,56%
Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu doanh nghiệp đó tăng thêm 1 thành viên trong Hội đồng quản trị và giữ nguyên các yếu tố cịn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 12,56%.
Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị
Với P0=0,1, eB=0,984, ta có:
𝑃1 = 𝑃0× 𝑒𝐵
1 − 𝑃0(1 − 𝑒𝐵) =
0,1 × 0,984
1 − 0,1(1 − 0,984)= 9,86%
Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành của doanh nghiệp đó tăng thêm % và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 9,86%.
Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc
Với P0=0,1, eB=1,486, ta có: 𝑃1 = 𝑃0× 𝑒 𝐵 1 − 𝑃0(1 − 𝑒𝐵)= 0,1 × 1,486 1 − 0,1(1 − 1,486) = 14,17%
Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu doanh nghiệp đó tăng thêm 1 thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành Với P0=0,1, eB=2,532, ta có: 𝑃1 = 𝑃0× 𝑒𝐵 1 − 𝑃0(1 − 𝑒𝐵)= 0,1 × 2,532 1 − 0,1(1 − 2,532) = 21,96%
Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu nhiệm kỳ trung bình của các thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị tăng thêm 1năm và giữ nguyên các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 21,96%.
Thành viên Hội đồng quản trị có chun mơn kế tốn, tài chính
Với P0=0,1, eB=0,425, ta có:
𝑃1 = 𝑃0× 𝑒𝐵
1 − 𝑃0(1 − 𝑒𝐵) =
0,1 × 0,425
1 − 0,1(1 − 0,425)= 4,51%
Như vậy, giả sử xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp ban đầu P0 là 10%, nếu doanh nghiệp đó tăng thêm 1 thành viên trong Hội đồng quản trị có chun mơn kế tốn, tài chính và giữ ngun các yếu tố còn lại, xác suất xảy ra sai sót số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó là 4,51%.
Từ những kết quả phân tích trên ta thấy, ta có thể sắp xếp mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc theo thứ tự giảm dần như sau: Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure), Thành viên Hội đồng quản trị có chun mơn kế tốn, tài chính (Expertise), Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family), Quy mô Hội đồng quản trị (Boardsize), Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị (Outside).
Mức độ dự báo tính chính xác của mơ hình
Sau khi phân tích hồi quy, tác giả đã xây dựng được mơ hình (1) như sau:
𝐿𝑛𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=1)
𝑃(𝑀𝑖𝑠𝑠𝑡𝑎𝑡𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡=0) = −4,207+ 0,257Board size** + -0,016Outside** + 0,396Family**+ 0,929Out tenure* + -0,174Duality ns + -0,856Expertise* + - 0,033Growth ns + 1,478Debts**+ 0,040Size ns
Chú thích: * Mức ý nghĩa 1%; ** Mức ý nghĩa 5%, ns Khơng có ý nghĩa.
Kết quả phân tích hồi quy tại bảng 4.7 cho ta thấy mức độ dự báo chính xác của mơ hình: Trong 216 (177 +39) doanh nghiệp nằm trong nhóm đối ứng, mơ hình dự báo chính xác 177 doanh nghiệp, tỷ lệ dự báo đúng là 81,9%. Trong 216 (42 +
174) doanh nghiệp có báo cáo tài chính sai sót, mơ hình dự báo chính xác 174 doanh nghiệp, tỷ lệ đúng là 80,6%. Như vậy tỷ lệ dự báo đúng của tồn bộ mơ hình là 81,2%.