Lý thuyết tài chính hành vi (the behavior finance theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm trong ngành thực phẩm (Trang 26 - 27)

6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ GIÁ TRỊ

2.1.2.6 Lý thuyết tài chính hành vi (the behavior finance theory)

Lý thuyết tài chính hành vi là một trong những lý thuyết nghiên cứu hành vi và nhận thức của con người trong việc đưa ra quyết định của mình khi thực hiện một hành vi tài chính và những giới hạn của một thị trường hiệu quả. Lý thuyết này ra đời trong khoảng tháng 3 năm 2000 bởi nhà nghiên cứu kinh tế Robert Shiller với tác phẩm nổi tiếng “Irrational Exuberance”, cuốn sách đưa ra một số luận cứ chứng minh rằng thị trường chứng khốn bị định giá cao vào thời điểm đó. Những luận cứ của Robert Shiller đã sớm được chứng minh ngay sau khi cuốn sách được xuất bản. Và đến năm 2002, lý thuyết này được nghiên cứu thêm bởi hai nhà nghiên cứu Daniel Kahneman (Noble kinh tế 2002), Amos Tversky, Richard H.Thaler, Vernon L.Smith (Nobel kinh tế 2002). Tiếp theo sau đó là một số nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra một số nhận định của riêng mình về hành vi tài chính của con người như các nghiên cứu của “Dr. Doom” năm 2007 về cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu năm 2007-2010; Paul Krugman với tác phẩm “The Myst of Asia’s Miracle” năm 1996 dự báo trước cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á năm 1997. Phương pháp nghiên cứu của trường phái này dựa trên các mơ hình kết hợp giữa tâm lý học với các mơ hình về dự tính duy lý của kinh tế học cổ điển. Những nhà tâm lý học nghiên cứu về nhận thức con người đã đưa ra những mơ hình về cách cư xử suy nghĩ của con người có thể làm cho các quyết định tài chính của họ sai lầm. Một số mơ hình nhận thức điển hình mà các nhà nghiên cứu đưa ra đó là: Sự quá tự tin (Overconfidence), sự phản ứng quá mức với thơng tin mới (Overreaction), sự trói buộc các tiêu chuẩn để tham chiếu (Anchoring), sự tính tốn khơng hợp lý của các nhà đầu tư (Mental Accounting), tính đại diện (Representativeness), chủ nghĩa bảo thủ (Conservatism), Sự sai lầm của con bạc (Gambler’s fallacy) và tâm lý bầy đàn cũng được thể hiện ở yếu tố này, do đó chính những điều này dẫn đến những

quyết định sai lầm trong hành vi tài chính của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư và các nhà quản lý không thấy được tâm lý của họ luôn bị thay đổi, bị tác động bởi rất nhiều yếu tố của thị trường, từ đó việc ra quyết định của mình khơng mang tính khách quan, mà mang tính duy lý, chủ quan, bảo thủ, bầy đàn do ảnh hưởng của đám đơng.

Tóm lại, lý thuyết này nghiên cứu hai vấn đề chính của tài chính hành vi là tâm lý học về nhận thức (con người suy nghĩ như thế nào) và những giới hạn của kinh doanh chênh lệch giá (khi nào thị trường sẽ không hiệu quả). [17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm trong ngành thực phẩm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)