6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:
3.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
FV = f (TD, SIZE, TANG, LIQ, SGROW) (3.1) và FV = f (TDA, SIZE, TANG, LIQ, SGROW) (3.2) Trong đó:
FV (Firm Value): Giá trị doanh nghiệp (GTDN), được đo lường bằng ROA,
ROE với: ROA : Suất sinh lợi trên tổng tài sản.
ROE : Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. TD (Total Debit) : Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản.
TDA (Total Debit Adjusted) : Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản có điều chỉnh SIZE : Quy mô doanh nghiệp
TANG (Tangibility) : Tài sản hữu hình LIQ (Liquidity) : Khả năng thanh khoản SGROW (Sales Grow) : Tốc độ tăng doanh thu.
Do đó, mơ hình (3.1) được viết lại như sau:
Mơ hình 1:
ROEit = β0 + β1 TDit + β2 SIZEit+ β3 TANGit + β4 LIQit + β5 SGROWit + uit
Mơ hình 2:
ROAit = β0 + β1 TDit + β2 SIZEit+ β3 TANGit + β4 LIQit + β5 SGROWit + uit
và mơ hình (3.2) được viết lại như sau:
Mơ hình 3:
ROEit = β0 + β1 TDAit + β2 SIZEit+ β3 TANGit + β4 LIQit + β5 SGROWit + uit
Mơ hình 4:
ROAit = β0 + β1 TDAit + β2 SIZEit+ β3 TANGit + β4 LIQit + β5 SGROWit + uit
Lý giải cho việc lựa chọn các biến được trình bày như sau:
Biến phụ thuộc:
Giá trị doanh nghiệp hay hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả thì giá trị của doanh nghiệp đó được đánh giá cao trên thị trường và ngược lại các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả sẽ bị thị trường đánh giá thấp về mặt giá trị. Thông thường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các chỉ số sau:
(1) Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Có nghĩa là chỉ số này cho biết bình quân một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì sau một thời gian hoạt động, sản xuất kinh doanh chủ sở hữu thu lại được bao nhiêu đồng lời. Cách xác định như sau:
𝑹𝑶𝑬 = 𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế (3.3)
Chỉ tiêu này được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến vì tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với quy mô khác nhau, hoặc giữa các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau, hoặc giữa nhiều hoạt động đầu tư khác nhau như lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ…chính vì thế nó sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định tài trợ một cách tương đối chính xác. Và đây cũng là một trong những chỉ tiêu được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng đo lường giá trị doanh nghiệp được thể hiện trong bài nghiên cứu của Dawar, V. (2014) và Ahmad.Z.,Abdullah, N. M. H. & Roslan, S. (2012). Biến ROE được xem là giá trị đại diện cho giá trị doanh nghiệp theo hướng tiếp cận kế toán và tác giả cũng sử dụng biến này làm biến đại diện cho giá trị doanh nghiệp trong mơ hình nghiên cứu của đề tài.
(2) Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất này cũng được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh với mỗi đồng vốn được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là thước đo có thể tránh được những bóp méo có thể xảy ra do các chiến lược tài chính của các nhà quản lý doanh nghiệp tạo ra giống như chỉ số ROE. Đồng thời, hệ số ROA có tính đến số lượng tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Hệ số này xác định cơng ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận rịng đủ lớn trên tài sản của chính doanh nghiệp mình.
𝑹𝑶𝑨 = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 (3.4)
Đây cũng là một trong những chỉ tiêu được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng đo lường giá trị doanh nghiệp. Biến ROA được xem là giá trị đại diện cho giá trị doanh nghiệp theo hướng tiếp cận kế toán và tác giả cũng sử dụng biến này làm biến đại diện cho giá trị doanh nghiệp trong mơ hình nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, trong
này để đưa ra những xét đốn cho tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Biến độc lập:
(1) Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TD)
Tỷ lệ nợ đại diện cho cấu trúc vốn có thể được đo lường thông qua nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ. Trong đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng tỷ lệ tổng nợ (Total Debt – TD) để đại diện cho cấu trúc vốn trong nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp trong ngành thực phẩm tại Việt Nam. Biến TD được đo lường bằng tỷ số giữa giá trị sổ sách tổng nợ (DBV) với giá trị sổ sách của tổng tài sản (TABV).
(2) Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có điều chỉnh (TDA)
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có điều chỉnh được tác giả đưa vào mơ hình dựa trên nền tảng kiến thức thẩm định giá doanh nghiệp theo phương pháp chi phí vốn (COC) hay phương pháp chiết khấu dịng tiền (DCF). Theo đó, TDA được điều chỉnh bằng tỷ số giữa giá trị sổ sách của tổng nợ điều chỉnh (D’BV) với giá trị sổ sách của tổng tài sản điều chỉnh (TA’BV):
𝑻𝑫𝑨 = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ đ𝒊ề𝒖 𝒄𝒉ỉ𝒏𝒉
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 đ𝐢ề𝐮 𝐜𝐡ỉ𝐧𝐡
- Giá trị sổ sách của tổng nợ điều chỉnh (D’BV) khơng tính tốn tồn bộ khoản mục “ Nợ phải trả” mà chỉ xem xét 2 khoản mục: “Vay và nợ ngắn hạn” và “Vay và nợ dài hạn”.
- Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu điều chỉnh (E’BV) không xem xét đến “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”, “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”; Quỹ dự phịng tài chính”; “Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu”, “Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp” và “Nguồn kinh phí và quỹ khác”.
- Giá trị sổ sách của tổng tài sản điều chỉnh (TA’BV) được tính theo cơng thức: TA’BV = D’BV + E’BV.
Một trong những yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp là biến SIZE. Theo kết quả của một số nghiên cứu trước đây, biến SIZE là một trong những các biến có tác động gây nhiễu làm ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình, do đó, tác giả sử dụng biến SIZE làm biến độc lập cho mơ hình khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp. Trong việc đo lường biến SIZE thì có hai quan điểm được đưa ra đó là: biến SIZE có thể được đo lường qua “Ln” giá trị sổ sách của tổng tài sản (Ln(TABV)) hoặc bằng “Ln” của giá trị sổ sách doanh thu của doanh nghiệp. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đo lường SIZE bằng Ln giá trị sổ sách của tổng tài sản (Ln(TABV)).
(4) Tài sản hữu hình (TANG)
Biến TANG (Tangibility) là biến đại diện cho ảnh hưởng của tài sản hữu hình đến giá trị doanh nghiệp. Trong đề tài này, tác giả tiến hành đo lường biến TANG dựa theo quan điểm của Zeitun & Tian (2007) và Dawar (2014), tất nhiên là có sự điều chỉnh theo sự khác biệt tại thị trường Việt Nam. Biến TANG được đo lường bằng tỷ số giữa giá trị sổ sách tài sản cố định hữu hình (Tangibility Fixed Assets – TFABV) với giá trị sổ sách của tổng tài sản (TABV).
(5) Khả năng thanh khoản (LIQ)
LIQ (Liquidity) là biến đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, tác giả tính LIQ theo tỷ số thanh khoản nhanh, tức là bằng tỷ số giữa hiệu giá trị sổ sách tài sản ngắn hạn (Short term Assets – STABV) và giá trị sổ sách hàng tồn kho (Inventory – IBV) với giá trị sổ sách nợ ngắn hạn (Short term Debt – STDBV) (Dawar, 2014).
(6) Tốc độ tăng doanh thu (SGROW)
Một trong những nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu cũng như học giả trên thế giới sử dụng trong các mơ hình nghiên cứu nhằm xem xét tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp là biến SGROW (Sales grow). Tác giả sử dụng biến SGROW làm biến độc lập trong mơ hình và đo lường bằng tỷ số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay (St) trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước (St-1).
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, tác giả tiến hành tổng hợp mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Đồng thời bảng 3.1 cũng trình bày cách thức đo lường các biến độc lập trong mơ hình và kỳ vọng kết quả nghiên cứu từ đề tài này. Bên cạnh đó, bảng 3.1 chỉ đề cập đến tương quan giữa các biến độc lập (TD, SIZE, SGROW, TANG, LIQ) và biến phụ thuộc (ROE, ROA) trong mơ hình nghiên cứu của đề tài.
Bảng 3.1 Hệ thống các biến trong mơ hình từ các nghiên cứu thực nghiệm Biến độc
lập
Biến phụ thuộc
Đo lường CƠ SỞ KỲ VỌNG VỀ DẤU
Kỳ vọng dấu
TD ROA DBV/ TABV Dawar (2014) (-)
Abor (2005)
ROE Ahmad (2012) (-)/(0)
Zeitun & Tian (2007)
SIZE ROA Ln(TABV) Dawar (2014) (-)/ (+)/ (0) Abor (2005)
Sheikh & Wang (2013)
ROE Zeitun & Tian
(2007)
(-)/ (+)/ (0)
Obradovich & Gill (2012)
TANG ROA TFABV/ TABV Zeitun & Tian (2007)
(0)
ROE Sheikh & Wang
(2013)
LIQ ROA (STABV – IBV) / STDBV
Dawar (2014) (-)/ (+)/ (0)
ROE Chowdhury &
Chowdhury (2010)
(+)
SGROW ROA (St – St-1) / St-1 Zeitun & Tian (2007)
(0)
ROE Ismail và cộng sự
(2014)
(+)/ (0)
Lin & Chang (2011)
Ahmad (2012)
Cuong & Canh (2012)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Chú thích:
DBV là giá trị sổ sách nợ phải trả, TABV là giá trị sổ sách của tổng tài sản, TFABV là giá trị sổ sách tài sản cố định hữu hình, STABV là giá trị sổ sách tài sản ngắn hạn, IBV là giá tri sổ sách hàng tồn kho, STDBV là giá trị sổ sách nợ ngắn hạn, St-1 là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước và St là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay. (-) là tác động nghịch biến, (+) là tác động đồng biến, (0) là tác động khơng có ý nghĩa thống kê.