THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm trong ngành thực phẩm (Trang 64 - 67)

6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:

4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để loại bỏ hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra khi thực hiện phương pháp hồi quy FEM và REM tác giả sử dụng ước lượng FGLS, tất cả đều đưa đến một kết quả chung là cấu trúc vốn tác động âm (nghịch biến) đến giá trị doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê cao (mức ý nghĩa là 1%). Điều này hoàn toàn là hợp lý đối với các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vì doanh nghiệp vay nợ càng cao thì khả năng phá sản của doanh nghiệp càng lớn, rủi ro về mặt tài chính càng nhiều dẫn đến giá trị doanh nghiệp được thị trường đánh giá càng thấp hơn so với những doanh nghiệp ít vay nợ, tiềm ẩn rủi ro và khả năng phá sản thấp; kết luận này được hỗ trợ bởi lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking order).

Hồi quy bằng FGLS làm thay đổi kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn cũng như các biến kiểm soát đến giá trị doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu từ mơ hình FGLS cho thấy, khi cấu trúc vốn được đo lường bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TD) hay theo quan điểm thẩm định giá tỷ lệ tổng nợ điều chỉnh trên tổng tài sản điều chỉnh (TDA) thì đều có tác động nghịch biến đến giá trị doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1%, cả khi đo lường theo quan điểm giá trị sổ sách (ROE và ROA). Kết luận này được hỗ trợ bởi lý thuyết trật tự phân hạng và phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Dawar (2014), Abor (2005), Ahmad (2012) và Zeitun & Tian (2007).

Biến SIZE đại diện cho quy mô doanh nghiệp, theo bảng 4.10 ta thấy biến SIZE có tác động nghịch biến đến giá trị doanh nghiệp trong tất cả 4 mơ hình có nghĩa là quy mơ doanh nghiệp càng tăng thì giá trị doanh nghiệp càng giảm với mức ý nghĩa 1%. Kết luận này trái ngược với các nghiên cứu của Daward (2014), Abor (2005), Sheikh & Wang (2013), Zeitun & Tian (2007), Obradovich & Gill (2012).

Biến TANG đại diện cho tài sản hữu hình có tác động nghịch biến đến giá trị doanh nghiệp là ROA với cấu trúc vốn là TD (mơ hình 2) nhưng lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, trong 3 mơ hình cịn lại (mơ hình 1; 3; 4) biến TANG lại có tác động đồng biến. Nhìn chung, với sự khác biệt về giá trị đại diện cấu trúc vốn đối với giá trị doanh nghiệp, kết quả tác động của biến TANG là khác nhau.

Biến LIQ thể hiện khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, đối với từng mơ hình hồi quy thì biến LIQ có tác động khác nhau đến giá trị doanh nghiệp. Trong mơ hình hồi quy FGLS biến LIQ có tác động đồng biến với giá trị doanh nghiệp được đại diện bằng 2 biến ROA và ROE (theo giá trị sổ sách) trong tất cả các mơ hình, nhưng tác động này khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái ngược với hồi quy FEM khi có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Mặt khác, trong mơ hình hồi quy REM, khi giá trị doanh nghiệp được đại diện bằng ROA ở mức ý nghĩa thống kê 5% (mơ hình 2) thì biến LIQ có tác động đồng biến với giá trị doanh nghiệp. Kết quả về tác động của biến LIQ đối với giá trị doanh nghiệp cũng khác biệt so với nghiên cứu của Dawar (2014) và Chowdhury & Chowdhury (2010). Có sự khác biệt này là do các doanh nghiệp Việt Nam đa số là vay nợ ngắn hạn và bắt đầu tiến hành đảo nợ khi các khoản nợ này đến hạn trả, vì thế giá trị nợ ngắn hạn trong tính khả năng thanh khoản (LIQ) lớn, dẫn đến sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây.

Biến SGROW đại diện cho tốc độ tăng trưởng doanh thu, trong hồi quy FGLS, biến SGROW có tác động đồng biến đối với giá trị doanh nghiệp trong tất cả các mơ hình nhưng tác động này khơng có ý nghĩa thống kê. Kết luận này phù hợp với các nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Ismail & cộng sự (2014), Lin & Chang (2011), Ahmad (2012) và Cuong & Canh (2012).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả của đề tài nghiên cứu. Các kết quả kiểm định và hồi quy được trích xuất từ phần mềm STATA, đánh giá kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Kiểm định Hausman cho 4 mơ hình nghiên cứu ta thấy có sự khác biệt đó là có 2 mơ hình (mơ hình 1 và 2 chọn mơ hình FEM) và 2 mơ hình (mơ hình 3 và 4 chọn mơ hình REM) là lựa chọn tối ưu. Kết quả hồi quy theo FEM cho thấy với ROE là đại diện cho giá trị doanh nghiệp, cấu trúc vốn có tác động nghịch biến đến giá trị doanh nghiệp. Với ROA làm biến đại diện cho giá trị doanh nghiệp thì cấu trúc vốn cũng có tác động nghịch biến đến giá trị doanh nghiệp. Hồi quy FEM và REM đều xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, vì vậy để đảm bảo tính tin cậy và hiệu quả của mơ hình, tác giả sử dụng hồi quy FGLS. Kết quả FGLS cho thấy với cả 4 mơ hình cấu trúc vốn đều có tác động nghịch biến đến giá trị doanh nghiệp với mức ý nghĩa cao.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm trong ngành thực phẩm (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)