4.3 Đánh giá ngành LHD Việt Nam
4.3.2 Điều kiện các nhân tố đầu vào
- Nguồn nguyên liệu đầu vào
Theo EIA, 2014, trữ lượng dầu khí ở Việt Nam so với các nước khu vực Châu Á và Châu Đại Dương khá tiềm năng và đứng số 1 ở Đông Nam Á với trữ lượng dầu khoảng 4,4 tỷ
thùng, chiếm 9,5% trữ lượng dầu ở Châu Á và trữ lượng khí đốt khoảng 24,7 tỷ m3 khí, chiếm 5% trữ lượng khu vực này. Đây là điểm thuận lợi cho việc phát triển ngành LHD Việt Nam so với các nước khác vốn hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, trữ lượng các mỏ dầu, khí ở Việt Nam ở dạng tiềm năng bởi thực tế hiện tại xu hướng khai thác dầu đang có xu hướng giảm dần mặc dù đã phát hiện được một số mỏ dầu ở miền Trung thay thế dần cho mỏ Bạch Hổ nhưng nguy cơ xung đột ở Biển Đông làm cho việc khai thác, đi vào vận hành các mỏ này khó khăn. Đối với khí tự nhiên và đồng hành, các mỏ ở khu vực Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu đã được đưa vào bờ nhưng lượng khí khơng đủ đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy điện khí và sản xuất phân đạm. Các nguyên liệu đầu vào quan trọng của Nhà máy sơ sợi Đình Vũ, nhựa PVC chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore với giá thành cao nên khó có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập có giá thấp hơn.
- Nguồn nhân lực
Theo Tổng cục thống kê, 2014, đến 1/7/2014, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên trong độ tuổi lao động. Về thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam như đã phân tích ở trên vẫn thuộc dạng thấp so với các nước Châu Á (xem thêm hình 11)
Về lương và thu nhập (chi phí lương/tấn sản phẩm/người):
Theo PVN, 2014, ước tính thu nhập của người lao động trong lĩnh vực LHD khoảng 1000 USD/tháng gấp 10 lần thu nhập bình quân của cả nước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thu nhập của các chuyên gia nước ngoài trong khu vực ước đang làm việc tại Việt Nam (3.000 -5.000 USD/tháng) hoặc thu nhập của các nước khác như: 5.000 – 7.000 USD/tháng tại Trung Quốc; 7.000 -12.000 USD/tháng tại Thái Lan, Malaysia; 10.000 - 15.000 USD/tháng tại Hàn Quốc, Singapore và 15.000-20.000 USD/tháng tại Nhật Bản.
Về năng suất lao động (doanh thu/người)
Dựa theo số liệu ước tính theo lao động của các nhà máy và cơng ty LHD cùng công suất và qui mô cho thấy : Số lao động của Nhà máy Việt Nam thường cao hơn từ 1,5-2 lần so với khu vực vì vậy năng suất lao động lao động Việt Nam thấp hơn khoảng 2 -3 lần so với
khu vực. Như vậy, xét về góc độ chi phí lao động thì các nhà máy LHD sử dụng nhân lực Việt Nam sẽ tiết giảm được khoảng 1,5 lần. Tuy nhiên, cơ cấu chi phí lao động trong tổng chi phí của các nhà máy và cơng ty LHD khơng lớn (chỉ chiếm khoảng 1-2%) vì vậy tác động về chi phí lao động lên chính sách đối với các dự án LHD không bị chi phối và ảnh hưởng nhiều.
Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực
Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực ở khâu trước của ngành dầu khí Việt Nam được đánh giá khá tốt và tiệm cận với trình độ các nước. Tuy nhiên, ở khâu LHD thì trình độ và chất lượng nguồn nhân lực vẫn hạn chế do ngành LHD còn non trẻ, vẫn phải th nhân lực nước ngồi có trình độ cao để khai thác, vận hành các nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến ở các nước Châu Âu, khối các nước G7 như dự án LHD Nghi Sơn chẳng hạn.
- Quy mô các NMLHD
Quy mô ngành LHD thể hiện ở số lượng các NMLHD và cơng suất của các nhà máy đó. Hiện tại, Việt Nam có NMLHD Dung Quất và các cơ sơ sản xuất, chế biến các sản phẩm LHD nhưng công suất nhỏ so với các nước Châu Á. Trong tương lai, khi các dự án LHD đi vào hoạt động thì số lượng và quy mơ của ngành LHD trong nước sẽ được cải thiện hơn trước. Bảng sau cho thấy, hiện tại trong lĩnh vực LHD thì cơng suất của NMLHD Việt Nam cao hơn so với Philippines, PNG và thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Bảng 4.4: Năng lực LHD các nƣớc Châu Á và Châu Đại Dƣơng giai đoạn 2008-2015
Quốc gia Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Úc 734 734 734 734 734 734 734 734 TQ 7.812 8.635 8.795 9.045 9.345 9.595 9.895 10.145 Ấn Độ 2.992 3.574 3.650 3.800 3.800 3.800 4.100 4.100 Indonesia 1.068 1.106 1.106 1.406 1.406 1.406 1.556 1.856 Nhật Bản 4.650 4.621 4.621 4.621 4.500 4.350 4.350 3.950 Malaysia 515 524 550 550 550 550 720 720 Pakistan 286 286 286 400 400 400 650 650 PNG 33 33 33 33 33 33 33 33
Quốc gia Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Singapore 1.385 1.385 1.385 1.385 1.385 1.385 1.400 1.400 Hàn Quốc 2.712 2.712 2.712 2.712 2.850 2.850 2.850 2.850 Đài Loan 1.197 1.197 1.197 1.197 1.197 1.309 1.309 1.309 Thái Lan 1.175 1.240 1.240 1.240 1.240 1.240 1.240 1.240 Việt Nam - 140 140 140 140 140 340 540
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BMI, 2014.
Ngoài ra, khi xem xét về quy mơ của các dự án LHD trong tương lai thì quy mơ của các NMLHD ở Việt Nam cũng thấp hơn so với một số dự án LHD các nước trong khu vực Đông Nam Á (tham khảo thêm phụ lục 9 và phụ lục 10)
- Cơ sở hạ tầng ngành LHD
Ở Việt Nam, ngành LHD phân biệt rõ bởi yếu tố vùng miền, cụ thể là ngành LHD ở khu vực miền Nam, miền Bắc và miền Trung. CSHT của ngành LHD ở Việt Nam chịu sự chi phối lớn bởi điều kiện phát triển kinh tế, nền tảng phát triển của ngành LHD tương đối ở từng vùng miền và chính sách đầu tư, yếu tố chính trị chi phối trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Về tổng thể, CSHT ở miền Trung chủ yếu tập trung tại cụm ngành LHD Dung Quất nhưng chưa đồng bộ và đang trong giai đoạn đầu tư, phát triển. Riêng CSHT ngành LHD ở miền Bắc hầu như chưa có và nằm rải rác ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, CSHT khu vực Miền Nam có điều kiện để phát triển LHD như cảng biển, nguồn nguyên liệu …tại Vũng Tàu tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhà máy LHD đủ lớn để tạo nên cụm ngành LHD. So với các nước Châu Á, hệ thống CSHT ngành LHD Việt Nam còn hạn chế, chậm phát triển.
- Khả năng tài chính
Khả năng tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như doanh thu, lợi nhuận của các đơn vị ngành LHD. Về doanh thu, do quy mô và công suất của các NMLHD nhỏ nên doanh thu của các đơn vị thấp. Phụ lục 11 cho thấy, ngay cả với PVN là công ty mẹ của các đơn vị LHD có doanh thu thấp hơn nhiều so với các tập đoàn khác trong khu vực như Petronas (Malaysia), PTT (Thái Lan) hay Pertamina (Indonesia). Về lợi nhuận của PVN chủ yếu
đến từ khâu thượng nguồn (chủ yếu là khai thác dầu khí xuất khẩu) trong khi đó lợi nhuận từ khâu sau (khâu LHD) cịn thấp, thậm chí một số dự án như Nhà máy sơ sợi Đình Vũ có có tình trạng lợi nhuận âm nhiều năm. Do đó, có thể thấy tiềm lực tài chính của ngành LHD chưa đủ sức cạnh tranh với các nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á.
- Chi phí tài chính
Theo số liệu lãi suất vay ngoại tệ của Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực khoảng từ 1-3% (lãi suất bù rủi ro), như vậy với khoản vay đầu tư ban đầu lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh kém hơn các nước trong khu vực do chi phí vốn vay tài chính.
- Pháp luật
Do xuất phát điểm của ngành dầu khí nói chung và ngành LHD nói riêng thấp và có thời gian hình thành sau các nước nên pháp luật điều chỉnh ngành dầu khí chậm hơn so với các nước. Mặt khác, do trải qua thời gian dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (thời kỳ “Đổi Mới”) từ năm 1986 và phải đến tận đầu thập nhiên 1990 thì ngành dầu khí mới chính thức phát triển mạnh với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực LHD cho thấy nhiều quy định được ban hành (có tồn tại) nhưng thực tế áp dụng chưa nghiêm (tính thực thi thấp). Đây khơng chỉ là hạn chế chung của pháp luật dầu khí mà là thực trạng chung của hệ thống pháp luật nước ta.
- Chi phí đầu vào khác
Chi phí tiêu hao năng lượng
Số liệu tại phụ lục 12 cho thấy, chi phí tiêu hao năng lượng của PVN cao hơn so với khu vực Châu Á khoảng 10% đối với nhà máy lọc dầu và tương đương đối với các nhà máy Đạm, trong khi chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ đáng kể trong các chi phí của các nhà máy LHD (khoảng 10%), do vậy Việt Nam chưa có lợi thế so sánh so với các nước ở châu Á đối với lọc dầu.
Chi phí quản lý và vận hành (O&M)
Theo PVN, 2014, chi phí O&M của PVN cao hơn các nước Châu Á khoảng 10 -20 % đối với nhà máy lọc dầu do hiệu suất năng lượng thấp, chi phí bảo trì cao hơn khoảng 5-10%. Tuy nhiên, đối với nhà máy HD (các nhà máy đạm) thì ở mức tương đương hoặc cao hơn khoảng 5-10% do chi phí vật tư dự phịng và dịch vụ bảo dưỡng cao hơn.
Chi phí bảo lãnh vốn vay
Do đặc thù của ngành dầu khí có quy mơ đầu tư lớn nên các dự án dầu khí nói chung và dự án LHD nói riêng phải chịu thêm các khoản chi phí khác như chi phí bảo lãnh (từ PVN hoặc các bộ ngành), từ đó, làm tăng thêm chi phí đầu tư cho các dự án ngành LHD.