Các yếu tố chiến lược và cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cụm ngành lọc hóa dầu việt nam (Trang 48 - 50)

4.3 Đánh giá ngành LHD Việt Nam

4.3.4 Các yếu tố chiến lược và cạnh tranh

- Chính sách mở cửa, hội nhập

Chính sách mở cửa của Việt Nam được khởi xướng và thực thi từ năm 1986 dưới tên gọi “Đổi Mới” và đã đem lại nhiều thành tựu về kinh tế xã hội xét dưới nhiều lĩnh vực. Chính sách hội nhập thực sự bắt đầu từ năm 1995 với những dấu ấn quan trọng như đàm phán ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2000); tham gia vào các hiệp định song phương với ASEAN và khu vực mậu dịch tự do – AFTA (1992) và các nước khác (ASEAN+); trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, thách thức nhưng việc cam kết hội nhập của Việt Nam với thế giới là nhất quán và điều này được xem là nhân tố tích cực trong việc tạo ra những cơ hội thúc đẩy sự phát cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực LHD.

- Áp lực cạnh tranh

Trong nước, đối với sản phẩm lọc dầu hiện nay yếu tố cạnh tranh thấp do xuất hiện hiện độc quyền nhóm trong kinh doanh phân phối (16 đầu mối nhập khẩu xăng dầu) tuy nhiên trong thời gian tới xuất hiện các nhà đầu tư nước ngồi tại Nghi Sơn, Vũng Rơ, Nhơn Hội …mức độ cạnh tranh sẽ tăng cao. Đối với sản phẩm HD yếu tố cạnh tranh trên thị trường

đang ở mức độ cao do chính sách mở cửa nhập khẩu, chủ yếu là cạnh tranh từ các nhà phân phối lớn trên thế giới do chúng ta chưa sản xuất được nhiều ngoại trừ phân urea.

- Nhiều mặt hàng, sản phẩm thuộc ngành LHD chịu sự điều tiết, kiểm sốt của Nhà nước nên tính cạnh tranh chưa cao

Ngành dầu khí là ngành khá đặc biệt và chịu sự chi phối, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước thông qua sự quản lý, điều tiết, quy định của các bộ ngành, có thể thấy rõ điều này qua một số ví dụ tiêu biểu sau:

Ngành SXKD khí hóa lỏng (LPG) chịu sự quản lý, giám sát của các bộ ngành như: tài chính, cơng thương, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật…Các bộ này giám sát chất lượng, lưu trữ, cơ sở vật chất. Đó là chưa kể tới vai trị quản lý khác của các bộ: công an, môi trường, lao động & xã hội. Việc kinh doanh LPG phải được sự chấp thuận của tất cả các bộ trước khi được phép hoạt động trên thị trường (theo Nghị định 107/NĐ-CP ngày 22/08/2009).

Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Chính phủ quy định và kiểm sốt chặt chẽ giá xăng dầu. Mặc dù từ năm 2009, Chính phủ đã ngừng trợ cấp giá xăng dầu và quy định quản lý giá bán lẻ xăng dầu theo giá thế giới như sau: Áp dụng tăng giá bán lẻ xăng dầu khi: (i) giá khí thế giới tăng ít hơn 7%, các doanh nghiệp trong nước được tăng giá nội địa tương ứng; (ii) Nếu mức tăng từ 7%-12%, doanh nghiệp có thể tăng thêm 60% mức tăng vào giá nội địa, 40% còn lại sẽ được Chính phủ trợ giá; (iii) Trường hợp tăng hơn 12%, nhà nước sẽ quyết định tăng giá nội địa.

- Là ngành kinh doanh có điều kiện

Đa số các doanh nghiệp muốn được hoạt động SXKD trong lĩnh vực LHD phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành). Chẳng hạn như, trong lĩnh vực SXKD phân bón, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013; Việc đầu tư xây dựng một trạm xăng ở Việt Nam là quá trình rất phức tạp và địi hỏi nhiều thời gian vì phải được phê duyệt từ phía Nhà nước. Ngồi thủ tục hành chính phức tạp, có ba cấp độ khác nhau của trạm xăng và mỗi loại đỏi hỏi diện tích đất khác nhau

theo quy định của Chính phủ (trạm cấp 1 địi hỏi diện tích 5.600 m2 và phải bao gồm một nhà nghỉ và bãi đậu xe; trạm cấp 2 yêu cầu diện tích tối thiểu 3000 m3 trong khi trạm cấp 3 yêu cầu diện tích tối thiểu 900m2).

- Nâng cấp, mở rộng quy mô một số NMLHD hiện hữu và đầu tư xây mới các NMLHD trong tương lai gần

Theo kế hoạch của PVN và dự báo của BMI, 2011, với việc đầu tư vào các NMLHD mới và nâng cấp mở rộng các NMLHD hiện tại thì năng lực của các NMLHD trong nước sẽ được cải thiện đáng kể. Dự báo từ 2018 đến 2020, năng lực chế biến của các NMLHD ở Việt Nam đạt khoảng 840.000 tấn/năm, vượt năng lực chế biến một số nước khu vực Châu Á và Châu Đại Dương như như Malaysia, Philippines, Pakistan, Úc (tham khảo phụ lục….). Điều này tạo thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm LHD nội địa và XK một số sản phẩm dư thừa và có năng lực cạnh tranh so với các nước khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cụm ngành lọc hóa dầu việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)