1.3 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng
1.3.1.1 Ngân hàng tại Ấn Độ
Theo Miguel Delfiner, Claudua Lippi & Cristina Pailhe (2006), ngân hàng Trung ương đã chuẩn bị hướng dẫn bao gồm những đề xuất của tổ chức tài chính qua các các buổi hội thảo, các cuộc họp với ban quản lý ngân hàng từ tháng 4/1999. Mục
đích của nó là hướng dẫn các tổ chức tài chính thiếu hệ thống Quản lý tài sản nợ có (ALM: Asset – liability management). Những ngân hàng chấp nhận những hệ thống phức tạp này có thể tiếp tục sử dụng nó, tuy nhiên cũng cần kiểm tra lại những hệ thống đó có nằm trong hướng dẫn của Ngân hàng Trung ương hay khơng. Ban đầu các tổ chức tài chính phải đảm bảo bảo hiểm 60% tài sản và các khoản nợ của họ. Đối với 40% cịn lại thì họ phải dựa trên các ước lượng. Sau đó, các ngân hàng cần phải thiết lập mục tiêu là bảo đảm được cho 100% tài sản và các khoản nợ từ tháng 4/2000. Một khi các ngân hàng đạt được mục tiêu này thì họ sẽ có vị thế để đạt được những kỹ thuật phức tạp hơn như phân tích khoảng cách kỳ hạn, sự mơ phỏng, giá trị có rủi ro cho rủi ro lãi suất.
Các tổ chức tài chính phải thiết lập ban quản lý tài sản nội bộ để kiểm soát việc thực hiện hệ thống ALM và xem xét hoạt động định kỳ. Ngoài ra, hội đồng này cũng cần chuẩn bị báo cáo về cơ cấu thanh khoản để đánh giá cấu trúc dòng tiền mặt ra vào định kỳ nửa tháng một lần. Các nhà quản lý cấp cao sẽ là người quyết định các mức độ đáo hạn khác nhau.
Quy định về hệ thống ALM cho các ngân hàng: ALM không những cung cấp một nền tảng để đo lường, giám sát, quản lý thanh khoản, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tài sản cho các ngân hàng mà những yếu tố này cần được kết hợp thành chiến lược kinh doanh. Chiến lược này gồm có đánh giá các loại rủi ro, danh mục tài sản nợ có thay thế. ALM được thiết lập dựa trên nền tảng quản lý xác định các chính sách rủi ro và giới hạn cho phép. Về phương pháp, quy định này ám chỉ đến rủi ro thanh khoản và lãi suất. Quy định ALM chỉ bao gồm các giao dịch ngân hàng bằng đồng nội tệ.
Về quản trị rủi ro thanh khoản:
Việc quản lý ngân hàng không chỉ đo lường trạng thái thanh khoản mà còn phải được kiểm tra sự phát triển theo nhiều giả định khác nhau. Công cụ chuẩn để đo lường và quản lý các nhu cầu tài trợ vốn là để sử dụng các kỳ hạn xen kẽ kết hợp với sự tính tốn lợi nhuận tích lũy và thua lỗ tại các kỳ đáo hạn xác định. Chuỗi thời gian được phân phối từ qua đêm đến 14 ngày, 15 ngày đến 28 ngày, 29 ngày đến 3 tháng; trên 3 tháng và trên 5 tháng, và kéo dài hơn 5 tháng.
Các khoản đầu tư chứng khốn được cho là khơng có tính thanh khoản bởi vì khơng có thị trường thứ cấp, tuy nhiên cần phải được biểu thị ra trong chuỗi thời gian theo kỳ hạn còn lại. Một số tổ chức tín dụng có thể nắm giữ chứng khốn được xác định là 1 - 14 ngày, 15 - 28 ngày và 29 - 90 ngày.
Trong mỗi khoảng thời gian có thể có tính bất cân xứng tùy thuộc vào dịng tiền mặt. Tính bất cân xứng của thời gian lên tới 1 năm là thích hợp bởi vì chúng cho thấy những dấu hiệu để sớm tránh những vấn đề về thanh khoản. Tính bất cân xứng của các kỳ hạn ngắn 1 - 14 ngày và 15 - 28 ngày là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính cần phải giám sát sự bất cấn xứng của tất cả các khoảng thời gian, thiết lập các giới hạn thận trọng trong ngân hàng được ban quản lý thông qua. Độ bất cân xứng trong thời gian 1- 14 ngày và 15 - 28 ngày không được nhiều hơn 20% dòng tiền mặt trong những khoảng thời gian này (giới hạn thận trọng). Trong trường hợp này các ngân hàng phải đưa ra kế hoạch đề xuất để tài trợ cho phần còn thiếu và phục hồi lại các giới hạn thận trọng đáng lưu ý. Để các tổ chức có thể giám sát thanh khoản ngắn hạn trong thời gian từ 1 - 90 ngày, các ngân hàng cần phải ước lượng lịch sử thanh khoản ngắn hạn theo các kế hoạch kinh doanh.
Quy định ALM cũng mô tả các phương pháp để đo lường các khoản tiền gửi trong tài khoản tiết kiệm và trong tài khoản thanh toán và các khoản tiền gửi này được đo lường từng phần theo tính dễ biến đổi và theo tính lõi. Các phần dễ biến đổi nằm trong khoảng 1 - 14 ngày, nhóm lõi thì từ 1 - 3 năm. Đối với tiền gửi kỳ hạn thì được thay đổi dựa trên kỳ hạn cho các khoản tiền gửi cá nhân. Còn đối với các khoản bán bn thì cần phải chú ý đến kỳ đáo hạn.