Tóm tắt kết quả kiểm định của giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ e banking tại vietinbank (Trang 69 - 72)

Giả

thuyết Nội dung

Kết quả kiểm định

H1 Hiệu quả mong đợi có tác động dương (+) đến ý

định sử dụng dịch vụ E-banking Ủng hộ H1

H2 Nỗ lực mong đợi có tác động dương (+) đến ý định

sử dụng dịch vụ E-banking Bác bỏ H2

H3 Ảnh hưởng xã hội có tác động dương (+) đến ý định

sử dụng dịch vụ E-banking Ủng hộ H3

H4 Hình ảnh ngân hàng có tác động dương (+) đến ý

định sử dụng dịch vụ E-banking Ủng hộ H4

H5 Rủi ro giao dịch có tác động âm (-) đến ý định sử

dụng dịch vụ E-banking Ủng hộ H5

H6 Khả năng tương thích có tác động dương (+) đến ý

định sử dụng dịch vụ E-banking Ủng hộ H6

Vì vậy, phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của khách hàng và 4 biến độc lập được xây dựng như sau:

EI = 1.039 + 0.154*PE + 0.092*SI + 0.363*BI-0.196*PR + 0.368*C + ε

Trong đó:

EI: Ý định sử dụng dịch vụ E-banking PE: Hiệu quả mong đợi

C: Khả năng tương thích

Từ phương trình trên cho thấy Ý định sử dụng dịch vụ E-banking của khách hàng có liên quan đến các yếu tố Hiệu quả mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Hình ảnh ngân hàng, Rủi ro giao dịch và Khả năng tương thích.

Với hệ số β chuẩn hóa là 0.368, cao nhất so với hệ số Beta chuẩn hóa của các

biến cịn lại nên yếu tố Khả năng tương thích có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng dịch vụ E-banking của khách hàng.

4.11. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính

Mục đích của việc nghiên cứu định tính là tìm sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ E-banking giữa các nhóm, phân biệt dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học, bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả chi tiết được trình bày ở Phụ lục 6.

4.11.1. Sự khác biệt theo giới tính

Các giả thuyết sự khác biệt theo giới tính:

- Giả thuyết H0: Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng theo giới tính

- Giả thuyết H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng theo giới tính

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0.660 > 0.05, có thể nói phương sai đánh giá về ý định sử dụng dịch vụ E-banking tại Vietinbank giữa nam và nữ khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0.225 > 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H1. Vì vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định sử dụng dịch vụ E-banking giữa nam và nữ.

4.11.2. Sự khác biệt theo độ tuổi

Các giả thuyết sự khác biệt theo độ tuổi:

- Giả thuyết H0: Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng theo độ tuổi

- Giả thuyết H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng theo độ tuổi

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0.391 > 0.05, có thể nói phương sai đánh giá về ý định sử dụng dịch vụ E-banking tại Vietinbank giữa các độ tuổi khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0.054> 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H1. Vì vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các độ tuổi về ý định sử dụng dịch vụ E-banking.

4.11.3. Sự khác biệt giữa những người có thu nhập khác nhau

Các giả thuyết sự khác biệt theo thu nhập:

- Giả thuyết H0: Khơng có sự khác biệt về ý định sử dụng theo thu nhập

- Giả thuyết H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng theo thu nhập

Theo kết quả Test of Homogeneity of Variances, với mức ý nghĩa sig = 0.361> 0.05, có thể nói phương sai đánh giá về ý định sử dụng dịch vụ E-banking tại Vietinbank giữa các mức thu nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig = 0.077> 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H1. Vì vậy, có thể kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người có thu nhập khác nhau về ý định sử dụng dịch vụ E-banking.

Mơ hình nghiên cứu tổng quát

Dựa trên những kết quả phân tích nhân tố, hồi quy tuyến tính bội, bài nghiên cứu đã xác định được mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ E-banking tại Vietinbank, và mơ hình này được trình bày như hình 4.3:

Hiệu quả mong đợi

Hình 4.3: Mơ hình nghiên cứu tổng qt 4.12. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ phương trình hồi quy, chúng ta có thể thấy 5 nhân tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch không nhiều từ 0.092 đến 0.368 do tất cả đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ E- banking của khách hàng và việc nhận định mức độ quan trọng của các nhân tố chỉ dao động trong một khoảng cách rất ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ e banking tại vietinbank (Trang 69 - 72)